“Khám sức khỏe” tập đoàn Cao su Việt Nam trước ngày lên sàn

“Khám sức khỏe” tập đoàn Cao su Việt Nam trước ngày lên sàn

Nguyễn Hoàng Yến
Chủ nhật, 28/01/2018 | 07:33
0
Ngày 2/2 tới đây, phiên chào bán cổ phần lần đầu (IPO) của tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) sẽ được tiến hành. Với tiềm lực quỹ đất khủng, tài sản mạnh và kết quả kinh doanh đang phần nào hồi phục, "bom tấn" VRG được kỳ vọng sẽ tạo nên một "vụ nổ" lớn cho thị trường chứng khoán.

Chặn cửa nhà đầu tư chiến lược nước ngoài

Theo thông báo của sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, ngày 2/2 tới đây sẽ diễn ra phiên chào bán cổ phần lần đầu (IPO) của tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG). Theo đó, 475.123.761 cổ phần VRG sẽ được đưa ra đấu giá trong phiên IPO với giá khởi điểm là 13.000 đồng/cổ phần (cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần). Tính theo mức giá khởi điểm, VRG đang được định giá lên tới 52.000 tỷ đồng và dự kiến, cổ đông Nhà nước sẽ thu về gần 6.200 tỷ đồng từ phiên IPO.

Trước đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa, chuyển công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với hình thức cổ phần hóa kết hợp bán phần vốn Nhà nước hiện có và phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Dự kiến sau cổ phần hóa, vốn điều lệ của VRG là 40.000 tỷ đồng, trong đó Nhà nước sở hữu 75%, bán đấu giá công khai 11,88%, bán cho nhà đầu tư chiến lược 11,88%, còn lại bán ưu đãi cho người lao động, tổ chức công đoàn. Cơ quan đại diện chủ sở hữu toàn bộ phần vốn Nhà nước tại Tập đoàn là bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tài chính - Ngân hàng - “Khám sức khỏe” tập đoàn Cao su Việt Nam trước ngày lên sàn

Ngày 2/2 tới đây, tập đoàn Cao su sẽ chính thức IPO.

Đáng chú ý với "bom tấn" VRG là về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược. Cụ thể, bên cạnh những yêu cầu như bảo đảm nhà đầu tư cam kết gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp sau cổ phần hóa, không chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 5 năm thì nhà đầu tư chiến lược phải là nhà đầu tư trong nước, không bán cho nhà đầu tư nước ngoài.

Thêm nữa, yêu cầu đặt ra về mặt tài chính là vốn điều lệ trước năm đăng ký tham gia nhà đầu tư chiến lược tối thiểu phải đạt 5.000 tỷ đồng hoặc doanh nghiệp có năng lực tài chính trung bình có vốn điều lệ tối thiểu đạt 1.000 tỷ đồng, có lợi nhuận sau thuế trong 03 năm liên tiếp và không có lỗ lũy kế, có tối thiểu 03 năm hoạt động trong các ngành nghề phù hợp với ngành nghề sản xuất chính của tập đoàn. 

Lý giải về việc nhà đầu tư chiến lược nước ngoài "không có cửa" trong đợt IPO này, Thứ trưởng bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, có rất nhiều lý do nhưng cơ bản nhất là vì đất đai. Theo ông, VRG có hơn 300.000 ha trong nước, trong đó có những nơi có vị trí rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng an ninh. Đất đai ở đô thị cũng có những vị trí rất đắc địa. Thêm nữa, hơn 100.000 ha của tập đoàn này được Chính phủ Lào và Campuchia cho phép đầu tư. Vì vậy muốn cổ phần hóa đưa thêm nhà đầu tư khác ở nước ngoài cần có sự đồng ý theo thông lệ quốc tế.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, việc tìm nhà đầu tư chiến lược trong nước cho tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam không phải là câu chuyện đơn giản. Bên cạnh những yêu cầu cao về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, lượng tiền bỏ ra để có thể "ôm" gần 12% vốn là một con số quá lớn so với quy mô thị trường trong nước hiện nay. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đang dần thu hút được sự chú ý của nhiều "ông lớn". Hơn nữa, VRG lại sở hữu những thế mạnh mà các nhà đầu tư khó lòng có thể bỏ qua.  

Câu chuyện về đất

Quỹ đất khủng trải dài khắp các vùng miền là lợi thế đặc biệt của VRG. Theo phương án cổ phần hóa VRG do đơn vị tư vấn là công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) công bố hồi tháng 9/2017, đơn vị này đang quản lý 519.900 ha quỹ đất với 501.300 ha đất nông nghiệp và 18.600 ha đất phi nông nghiệp tại hàng chục tỉnh, thành phố trên cả nước và cả tại hai nước láng giềng Lào và Campuchia.

Tài chính - Ngân hàng - “Khám sức khỏe” tập đoàn Cao su Việt Nam trước ngày lên sàn (Hình 2).

Tập đoàn cao su đang có quỹ đất "khủng".

Trong đó, công ty mẹ nắm quỹ đất là 239.500 ha đất nông nghiệp và 4.800 ha đất phi nông nghiệp tại 18 tỉnh, thành phố, trong đó có khoảng 46% tập trung tại khu vực Đông Nam Bộ. 

Theo kế hoạch, sau cổ phần hóa, VRG sẽ quản lý 474.000 ha đất nông nghiệp và 17.850 ha đất phi nông nghiệp, giao lại 27.900 ha cho địa phương. Đến năm 2020, tập đoàn duy trì tổng diện tích cao su khoảng 400.000 ha, bao gồm 285.000 ha trong nước và 115.000 ha ở nước ngoài. Tính riêng trong nước, diện tích cao su VRG quản lý đã chiếm tới 30% tổng diện tích cao su thiên nhiên tại Việt Nam.

Đây hứa hẹn sẽ mang về nguồn thu không nhỏ cho VRG khi gỗ cao su đang trên đà tăng giá do nguồn gỗ tự nhiên khan hiếm trong khi nhu cầu nguyên liệu gỗ dùng chế biến hàng xuất khẩu lại ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, mảng khu công nghiệp được xem là lợi thế trong dài hạn của VRG do đất chuyển đổi từ đất trồng cao su sang. Hiện tập đoàn này chỉ xếp sau Becamex về diện tích đất khu công nghiệp. VRG đang tham gia đầu tư 17 khu công nghiệp, trong đó trực tiếp quản lý, điều hành 13 khu với tổng diện tích 10.000 ha, có thể cho thuê 6.000 ha, đã cho thuê trên 300 ha. Tại các thành phố lớn, VRG cũng có nhiều mảnh đất vàng với vị trí đắc địa. Đơn cử như 3.715m2 tại số 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa hay 1.366m2 tại 177 Hai Bà Trưng và tại một số quận khác như Bình Thạnh, Tân Bình...

Trồi sụt theo giá cao su 

Có thể nói, biến động giá cao su trên thị trường thế giới là rủi ro lớn nhất đối với kết quả kinh doanh của tập đoàn này. Giai đoạn từ năm 2013 - 2015, khi giá cao su thiên nhiên liên tục lao dốc, doanh thu và lợi nhuận của VRG cũng vì thế mà lao đao.

Sang năm 2016, giá cao su phục hồi đã phần nào giúp bức tranh về tình hình kinh doanh của VRG có thêm mảng sáng. Cụ thể, năm 2016, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu tăng 3,2% đạt 15.544 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.270,7 tỷ đồng, tăng tới 38,7% so với năm trước đó.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2017, doanh thu của VRG tăng 46% đạt 8.115 tỷ đồng. Nhờ giá bán đầu ra tăng và khoản lợi nhuận từ thanh lý vườn cây cao su đạt 966,8 tỷ đồng, tăng tới 75% so với cùng kỳ, 6 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận sau thuế của VRG đạt 1.526,7 tỷ đồng, tăng đột biến 178% so với cùng kỳ năm 2016. 

Tính đến cuối tháng 6/2017, tổng tài sản hợp nhất của tập đoàn là 72.086 tỷ đồng. Trong đó có 22,7% là tài sản ngắn hạn và 77,3% là tài sản dài hạn gồm 20.050 tỷ đồng tài sản cố định, 28.358 tỷ đồng chi phí đầu tư dở dang...

Về cơ cấu nguồn vốn, VRG có 26.279 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó có 4.897 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện, chủ yếu là từ cho thuê hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư. Nhìn chung, cơ cấu tài sản của VRG được đánh giá là khá tốt với tỷ lệ vay nợ thấp, khả năng thanh toán ở ngưỡng an toàn.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, VRG dự tính sẽ thoái vốn tại các công ty ngoài ngành. Theo định giá, các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp ngoài ngành như du lịch, thủy điện, bất động sản của đơn vị này có giá trị hơn 1.700 tỷ đồng. Dự kiến sau cổ phần hoá, VRG sẽ giảm 24 công ty do thoái vốn và giữ lại 99 đơn vị. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, sự tinh gọn hơn trong bộ máy cũng như sự minh bạch thông tin sau khi lên sàn sẽ giúp VRG có nhiều thay đổi tích cực.

Với giá cao su ổn định tăng khoảng 30% so với năm 2016, kết quả kinh doanh hợp nhất nửa cuối năm 2017 của VRG được dự báo sẽ khả quan, cả năm có thể hoàn thành vượt mức kế hoạch 19.900 tỷ đồng doanh thu và 3.060 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Giai đoạn năm 2018 - 2020, VRG đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 17,6%/năm, trong đó tăng trưởng từ khai thác, chế biến mủ là động lực chính. Riêng năm 2018, kế hoạch doanh thu được tập đoàn đặt ra là 29.457 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 6.080 tỷ đồng.                     

Cổ phần hóa Cty mẹ Tập đoàn Cao su: Tìm nhà đầu tư chiến lược trong nước

Thứ 4, 27/12/2017 | 06:00
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa phê duyệt Phương án cổ phần hóa và chuyển thành công ty cổ phần Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam với hình thức cổ phần hóa kết hợp bán phần vốn nhà nước hiện có và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Tập đoàn cao su thất thoát vốn thời ông Thung làm lãnh đạo

Thứ 2, 18/12/2017 | 06:45
Giai đoạn 2006 – 2011, Tập đoàn cao su Việt Nam và các đơn vị thành viên đã đầu tư dàn trải, thiếu tính toán khiến tỷ suất lợi nhuận rất thấp, một số khoản đầu tư tiềm ẩn nguy cơ mất vốn với giá trị lớn.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Khối ngoại mạnh tay "xả hàng" hơn 400 tỷ đồng

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:53
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp với giá trị 466 tỷ đồng, những mã bị đẩy bán mạnh là quỹ FUEVFVND, DIG, quỹ FUESSVFL và mạnh tay mua ròng MWG.

VPBank báo lãi quý I/2024 tăng 64% lên gần 4.200 tỷ đồng

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:13
Một trong những nguyên nhân giúp VPBank báo lãi tăng so với cùng kỳ là do tiết giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9,8% so với cùng kỳ.

Ngân hàng Nhà nước huỷ phiên đấu thầu vàng ngày 25/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:50
Lý do Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho việc huỷ đầu thầu vàng ngày 25/4 là chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

ADB đã cam kết mức tài trợ khí hậu kỷ lục trong năm vừa qua

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:11
Năm 2023, ADB đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu giúp châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Agribank Điện Biên: Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp giải bài toán vốn

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Agribank chi nhánh Điện Biên đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế dưới vai trò “bà đỡ” về tài chính trên mảnh đất anh hùng này.
     
Nổi bật trong ngày

Phó Thủ tướng: Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo cung, cầu giá vàng hợp lý

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:57
Liên quan đến giá vàng, nhất là vàng miếng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Agribank Điện Biên: Đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp giải bài toán vốn

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Agribank chi nhánh Điện Biên đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế dưới vai trò “bà đỡ” về tài chính trên mảnh đất anh hùng này.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Lăng kính chứng khoán 25/4: Tránh mua đuổi cổ phiếu bằng mọi giá

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỉ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái của thị trường.