10 rủi ro của thị trường tài chính năm 2013

10 rủi ro của thị trường tài chính năm 2013

Thứ 4, 13/02/2013 | 08:21
0
Năm 2013, giới kinh doanh đặc biệt lo ngại về những rủi ro chính trị có thể tác động mạnh đến thị trường tài chính toàn cầu.

Tổ chức Eurasia Group hàng năm đều công bố danh sách 10 rủi ro hàng đầu mà thế giới phải đối mặt. “Xét về năm 2013, những rủi ro ở khu vực các nước phát triển đang bị đánh giá quá mức. Mặc dù báo chí đưa tin ồn ào nhưng thực sự lo ngại về vách đá tài chính đã bị thổi phồng quá mức, cũng như tình trạng lộn xộn ở khu vực đồng euro, hay kể cả Nhật Bản”, Ian Bremmer, giám đốc của Eurasia Group nói.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta đánh giá thấp những rủi ro đó. Theo Bremmer, có 10 rủi ro hàng đầu của năm 2013:

1. Những thị trường mới nổi

“Các thị trường mới nổi vẫn dễ bị tổn thương và bất ổn hơn so với các nước phát triển. Một số thị trường vẫn là những cơ hội tốt nhờ tốc độ tăng trưởng cao, nhưng kỷ nguyên bùng nổ của các thị trường mới nổi đã hết. Điểm đáng lưu ý trong năm 2013 là các nhà đầu tư phải hiểu rằng những mặt trái của thị trường mỗi nước là rất khác nhau, và với một số thị trường, những rủi ro thậm chí là “không giới hạn” “.

2. Trung Quốc và thông tin

“Những tác động của xã hội thông tin đang ngày càng bùng nổ theo cấp số nhân. Đối với những nước như Mỹ, điều đó là một sự phiến toái, nhưng đối với những nước như Trung Quốc, điều đó thể gây tác động khó lường”.

Bất động sản - 10 rủi ro của thị trường tài chính năm 2013

3. Mùa xuân A rập

“Những căng thẳng ngày càng tăng giữa Iran với Israel và phương Tây đủ để đưa họ là danh mục rủi ro hàng đầu. Nhưng hơn cả Iran, Trung Đông đang phải đối mặt với những căng thẳng leo thang và ngày một lan rộng: chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa cực đoan, xung đột bạo lực giữa các nhóm dân tộc và quốc gia, tổ chức khủng bố....

4. Mỹ

Công cuộc phục hồi kinh tế và chương trình làm việc của Tổng thống Mỹ có nguy cơ với những rủi ro chính trị bất thường. Chúng ta không dự đoán sẽ có một cuộc suy thoái mới hay thay đổi về chính trị, nhưng những bất ổn chính sách về thuế tập đoàn và những tác động của chính sách “bên miệng hố chiến tranh” đang làm chậm đà tăng trưởng của nước Mỹ.

5. Nhóm JIBs : Nhật Bản, Israel và Anh

Những nước này được xếp vào cùng một nhóm bởi 3 lý do: 1. Quan hệ của họ với Mỹ không quan trọng, hay được coi là trọng tâm như trước kia. 2. Họ đứng ngoài những thay đổi lớn về địa chính trị đang được thực hiện, và có ít khả năng đóng vai trò kiến thiến trong những thay đổi đó. 3. Sự cứng nhắc ở trong nước (về chính trị, xã hội, lịch sử...) khiến họ rất khó giải quyết được hiệu quả những thách thức xuất phát từ sự thay đổi.

6. Châu Âu

Triển vọng kinh tế yếu và khủng hoảng chính trị vẫn là nguồn gốc của những bất ổn và rủi ro năm 2013. Đồng thời, chủ nghĩa hoài nghi đồng euro đang ngày một tăng và sự phản đối với cải cách cũng tăng khi các nước áp dụng chính sách khắc khổ mà triển vọng phục hồi thì chưa thấy đâu.

7. Địa chính trị châu Á

Những căng thẳng giữa các nước láng giềng lớn của châu Á sẽ leo thang trong năm 2013 cùng với thái độ cứng rắn của Trung Quốc. Việc Mỹ làm mới lại những cam kết kinh tế và chiến lược với khu vực này, cũng có thể làm tăng cẳng thẳng giữa hai cường quốc quan trọng nhất của thế giới.

8. Iran

Những rủi ro ở thị trường này không còn xa lạ gì với các nhà đầu tư. Căng thẳng leo thang và nguy cơ chiến tranh giữa Iran với Israel và Mỹ đã được nhắc đến liên tục trong thời gian gần đây. Những rủi ro này không chỉ đe doạ các thị trường và gây sức ép đối với giá dầu mỏ mà còn khiến Iran, do lo ngại trước sự việc ở Syria mà chúng ta vẫn gọi là "mùa xuân Ả rập", sẽ có những hành động gây hấn và ăn miếng trả miếng leo thang.

9. Ấn Độ

Ấn Độ trong năm 2013 là tiềm ẩn những rủi ro chính trị sau một thời gian dài phát triển kinh tế thành công. Những mặt trái của sự tăng trưởng nóng như bất bình đẳng, an sinh xã hội, bạo lực gia tăng đang khiến Ấn Độ giống như một lò lửa âm ỉ chưa biết khi nào sẽ bùng phát.

10. Nam Phi

Vùng thấp Sahara, hơn bất cứ khu vực nào khác, là hình ảnh thu nhỏ của nghịch lý giữa sự dịch chuyển, phát triển kinh tế ở các thị trường mới nổi và sự gia tăng những bất ổn chính trị. Nhìn tổng thể, châu Phi đang có những bước tiến tích cực. Tầng lớp trung lưu đang tăng, nhiều quốc gia đang phát triển mạnh. Nhưng các nhà đầu tư cần thận trọng, triển vọng của hai nền kinh tế lớn nhất và phức tạp nhất của châu Phi là Nam Phi và Nigieria không được lạc quan cho lắm. 

Theo Vnmedia/ Businessweek

Bộ Tài chính kiến nghị bỏ khung giá đất

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính ) đã tổ chức Hội thảo khoa học lấy ý kiến về đề án khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2012. Theo tính toán từ Bộ Tài chính, số thu ngân sách từ đất có thể đạt từ 4 5 tỷ USD/năm.

Khuất tất về hỗ trợ, sử dụng tài chính ở Phú Thọ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Nhiều người dân Tp. Việt Trì (Phú Thọ) khiếu nại về việc họ không được nhận tiền hỗ trợ khi triển khai dự án đường 32C qua thành phố này. Không những thế, dư luận tại địa phương cũng đang thắc mắc không biết số tiền 2% được trích cho ban giải phóng mặt bằng thành phố được chi tiêu ra sao?

Việt Nam vay ADB 40 triệu USD để phát triển tài chính vi mô

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
Sáng 7/9, Chính phủ Việt Nam đã ký hiệp định vay 40 triệu USD của ADB để sử dụng vào việc phát triển khu vực tài chính vi mô hài hòa, theo định hướng thị trường.

Ngân hàng 'ăn đủ' nếu ATM không đảm bảo

Thứ 5, 07/02/2013 | 09:50
Đó là ý kiến của ông Bùi Quang Tiên, vụ trưởng Vụ thanh toán, Ngân hàng nhà nước chiều 5/2 sau khi nhận được phản ánh một số cây ATM trên địa bàn Hà Nội luôn gặp sự cố.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Vướng mắc pháp lý ảnh hưởng nguồn cung dự án bất động sản

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:05
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hải Phòng: Xót xa dự án nhà ở xã hội 320 tỷ bỏ hoang suốt hơn 12 năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:02
Đó là dự án nhà ở dành cho cán bộ, công nhân Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam ở phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, bị bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Những dự án giao thông cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai và tạo đà phục hồi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Tín hiệu tốt từ thị trường văn phòng cho thuê và những triển vọng

Thứ 4, 27/03/2024 | 14:00
Thị trường văn phòng Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng sụt giảm của ngành toàn cầu và duy trì tỷ lệ lấp đầy cao với mức tăng trưởng giá thuê ổn định.

Thanh Hóa: Một đơn vị sản xuất răng giả "ôm" khu đất vàng tiền tỷ

Thứ 4, 27/03/2024 | 09:52
Khu đất thương mại dịch vụ với diện tích hơn 3.600m2 tại Tp.Thanh Hóa vừa được tổ chức đấu giá thành công với số tiền trúng đấu giá hơn 19 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Những dự án giao thông cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai và tạo đà phục hồi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Xuất khẩu cao su sang Hàn Quốc tăng mạnh 2 tháng đầu năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 8,2 nghìn tấn, trị giá 12,77 triệu USD, tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Hải Phòng: Xót xa dự án nhà ở xã hội 320 tỷ bỏ hoang suốt hơn 12 năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:02
Đó là dự án nhà ở dành cho cán bộ, công nhân Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam ở phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, bị bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.

Tp.HCM: Vướng mắc pháp lý ảnh hưởng nguồn cung dự án bất động sản

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:05
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư.