16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của TQ: Làm gì để xoa dịu?

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của TQ: Làm gì để xoa dịu?

Thứ 7, 14/09/2013 | 19:16
0
Trước khi xem xét một số chiến lược mà các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thể lựa chọn, cần phải nêu chi tiết bối cảnh quân sự chung đã dẫn đến yêu cầu đề ra phương hướng chính sách mới. Ít nhất từ tháng 12.2004, TQ đã bàn về giai đoạn phát triển sức mạnh quân sự tiếp theo kéo dài 20-30 năm tới. Trong giới quân sự TQ đã có nhiều cuộc bàn cãi nên xác định đi theo hướng nào; và thật khó đánh giá ảnh hưởng tương đối của những sĩ quan ủng hộ chủ trương phát triển khả năng tung sức mạnh quân sự ra hải ngoại.

1.000 tỷ USD và mối lo ngại nước Mỹ

Theo Dennis Blair, cựu Giám đốc Tình báo quốc gia của Mỹ, chính sách an ninh quốc gia của TQ, cũng như của Ấn Độ và Nhật, không bị chi phối nhiều bởi tình cảm dân tộc chủ nghĩa. Theo ông, “cả ba nước này đều có các đảng, phái chính trị ủng hộ các chính sách (dân tộc chủ nghĩa), nhưng hiện thời họ là thiểu số, dù thường hay lên tiếng, ít có khả năng lên cầm quyền”.

Tương tự như vậy, Cortez Cooper, một nhà phân tích chính sách kỳ cựu của RAND-Một tổ chức Nghiên cứu và Phát triển phi lợi nhuận toàn cầu- đã chứng minh rằng các nhà lãnh đạo Mỹ có thể làm cho TQ “từ bỏ quyết định tập trung nguồn lực cho mục tiêu phát triển khả năng tung sức mạnh quân sự trên biển ngày càng trở thành mối đe dọa lớn” đối với các nước khác.

Nhưng theo những gì thể hiện trên sách báo quân sự TQ, bản thân người TQ rất lo ngại những mối đe dọa quân sự của nước ngoài và có lẽ vì vậy họ thấy rất cần có lực lượng quân sự hùng mạnh để có thể yên tâm về vấn đề an ninh quốc gia. Hiện thời hầu như không có những người lên tiếng mạnh mẽ phản bác số đông đang ủng hộ quan điểm hiều hâu này.

Hơn nữa TQ hiện dành phần ngân sách khá lớn cho quân sự. Theo ước tính của RAND, ở mức cao (nhưng vẫn chưa sát với thực tế) ngân sách quân sự tương lai của TQ từ khoảng 75,6 tỷ USD năm 2003 sẽ tăng lên đến 403 tỷ USD năm 2025. Ở mức thấp hơn, con số ước tính là 68,6 tỷ USD năm 2003 và 185 tỷ USD năm 2025. RAND cũng đánh giá ngân sách của TQ có thể dành cho các chương trình mua sắm vũ khí trang bị trong hai thập kỷ tới.

Tiêu điểm - 16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của TQ: Làm gì để xoa dịu?

Trung Quốc chi ngân sách khủng cho việc mua sắm vũ khí

 

Theo RAND, ở mức cao, ngân sách dành cho mua sắm vũ khí trang bị của TQ từ 2003 đến 2025 bằng khoảng một nửa ngân sách dành cho mua sắm vũ khí trang bị và nghiên cứu-phát triển của Mỹ từ 1981 đến 2003. Theo đà này, đến năm 2025, không có nước nào khác ngoài Mỹ có thể so sánh với TQ về kho vũ khí, cũng theo RAND, tỷ lệ dành cho không quân trong tổng ngân sách quốc phòng của TQ tương đương với tỷ lệ dành cho không quân trong tổng ngân sách quốc phòng của Mỹ. RAND ước tính con số tối đa mà TQ có thể dành cho R&D và mua sắm vũ khí trang bị cho không quân từ 2003-2025 vào khoảng 490 tỷ USD. RAND không ước tính ngân sách dành cho hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, có thể giả định rằng ngân sách mà TQ có thể dành cho R&D và mua sắm vũ khí trang bị cho hải quân từ 2003 đến 2025 cũng vào khoảng 500 tỷ USD. RAND thừa nhận rằng con số ước tính 1000 tỷ USD này dựa trên giả định rất “bảo thủ” về tốc độ tăng trưởng kinh tế của TQ từ 2003-2025, tức là trung bình không quá 5%.

Đồng thời, giả định lạc quan của RAND là kinh tế Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng 3% trong khoảng thời gian 2003-2025. Nếu tính theo tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo hiện thời mà TQ công bố là 10% thì ngân sách dành cho R&D và mua sắm vũ khí trang bị tương lai của mỗi quân chủng-hải quân và không quân TQ-sẽ không phải chỉ là 500 tỷ USD mà còn lớn hơn nhiều.

Làm dịu những mối lo ngại của Bắc Kinh

Như đã nói trên, ý tưởng trấn an thể hiện rõ trong các đề xuất về chính sách trước chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự của TQ. Các chính sách trấn an nhằm thuyết phục giới lãnh đạo TQ rằng TQ không phải đương đầu với mối đe dọa thực sự nào đó, do đó không cần phải tăng ngân sách quân sự.

Các chính sách dựa trên ý tưởng này được các nhân vật nổi tiếng ủng hộ- chẳng hạn Herry Kissinger cho rằng “TQ có thể cảm thấy yên tâm… trước sự thật là cho đến nay chưa có chính quyền nào của nước Mỹ tìm cách làm thay đổi thực tế TQ là một trong những cường quốc lớn trên thế giới, một trong những nền kinh tế và văn minh lớn của nhân loại”.

Tuy nhiên, có lẽ Kissinger đánh giá quá thấp những mối lo ngại và nghi ngờ của TQ đối với Mỹ. Do thế giới quan khác biệt của TQ, nếu chỉ dựa vào trấn an thì có lẽ không đủ. Hơn nữa, những nỗ lực nhằm mục đích định hướng hay cân bằng những nhân tố gây mất ổn định của các lực lượng vũ trang tương lai của TQ có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là có một hình thức trấn an mà cho đến nay chưa bao giờ được thử áp dụng đến nơi đến chốn nhưng lại có thể có hiệu quả. Nước Mỹ đã từng tiến hành các cuộc đối thoại về vấn đề kiểm soát vũ khí với TQ trong nhiều năm, nhưng chưa bao giờ chính thức đề xuất một biện pháp kiểm soát vũ khí thông thường hay hạt nhân song phương nào. Vậy những loại biện pháp kiểm soát vũ khí song phương nào có thể có tác dụng?

Theo Christopher Twomey, nhanh chóng phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn phần có thể là một tín hiệu tích cực đối với TQ, cũng như có thể dẫn đến việc nối lại cuộc thương lượng nhằm nhằm tiến tới ký kết một hiệp ước cắt giảm việc sản xuất vật liệu phân hạch cho vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, về vấn đề sau, cần xem xét một cách nghiêm chỉnh những điều mà TQ phản đối. Kho tồn trữ vật liệu phân hạch của TQ chỉ bằng một phần nhỏ so với kho tồn trữ của Mỹ. “Đóng băng” tỉ lệ đó là điều mà TQ sẽ chỉ chấp thuận để đổi lấy những nhượng bộ khác từ phía Mỹ.

Những vấn đề này nếu được thương lượng một cách thẳng thắn, bao gồm cả yêu cầu xác minh. Ngoài những biện pháp nhỏ này, cần đề ra một cơ cấu cấm phổ biến (vũ khí hạt nhân) mới. TQ phải tham gia đầy đủ vào việc đề ra cơ cấu này.

Michael PillsburyTạp chí Survival

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P4)

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:51
Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P3)

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:50
Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P2)

Thứ 5, 12/09/2013 | 10:37
Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P1)

Thứ 5, 12/09/2013 | 10:38
Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.

Biển Đông: Tướng Trung Quốc ra lệnh sẵn sàng chiến đấu

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:51
Một tư lệnh Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc vừa chỉ thị cho hải quân nước này tăng cường rèn luyện và cải tiến kĩ thuật để nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu trong một môi trường an ninh “phức tạp và khó khăn”.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

“Điểm nóng” Chasov Yar: Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao, tình thế trên mặt trận thế nào?

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:55
Bên cạnh pháo binh, không quân Nga cũng tăng cường hoạt động tại "điểm nóng" Chasov Yar. Điều này đã tạo lợi thế cho quân đội Nga.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.