16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P4)

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P4)

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:51
0
Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.

Nhà phân tích quân sự Michael Pillsbury trong bài viết trên tạp chí Surival gần đây đã nêu ra 16 cái sợ để giải thích vì sao Bắc Kinh xác định những yêu cầu chiến lược cụ thể và tập trung phát triển một số hệ thống trong thập kỷ qua để tăng cường sức mạnh quốc phòng.

Không có cách nào để biết chắc danh mục mười sáu cái sợ này đã đầy đủ chưa, và cũng không thể xếp theo thứ tự mức độ sợ hãi, nhưng chắc rằng tất cả sẽ tiếp tục tác động đến quá trình ra quyết định quốc phòng của TQ về lâu dài.

16 nỗi sợ này gồm:  Sợ bị phong tỏa bởi các đảo; Sợ mất các nguồn tài nguyên biển; Sợ bị chặn các đường giao thông biển; Sợ bị xâm lược trên bộ hay chia cắt lãnh thổ; Sợ bị tiến công bằng lực lượng thiết giáp hay không quân; Sợ mất ổn định bên trong do những cuộc bạo loạn, nội chiến hay khủng bố; Sợ hệ thống đường ống bị tiến công; Sợ các đòn tiến công từ tàu sân bay; Sợ các đòn tập kích đường không lớn; Sợ Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập; Sợ các lực lượng chưa đủ mạnh để “giải phóng” Đài Loa; Sợ các lực lượng tên lửa chiến lược bị tiến công bằng lực lượng biệt kích, gây nhiễu hay vũ khí tiến công chính xác; Sợ leo thang và mất khả năng kiểm soát; Sợ bị tiến công điều khiển học; Sợ bị tiến công vào các vũ khí chống vệ tinh; Sợ các nước láng giềng trong khu vực.

15. Sợ bị tiến công vào các vũ khí chống vệ tinh

Trong gần một thập kỷ, nhiều bài viết trên báo chí TQ đề cao lợi thế của TQ trong việc phát triển vũ khí chống vệ tinh, nhưng với điều kiện phải được bí mật triển khai. Một đại tá TQ cho rằng từ năm 2015, TQ nên phát triển khả năng răn đe vũ trụ và “sát thủ tiễn” vũ trụ, đồng thời không để lộ thông tin về việc phát triển khả năng đó để bảo vệ hình ảnh của TQ trên trường quốc tế. Phản ứng quốc tế sau vụ thử vũ khí chống vệ tinh không công bố của TQ hồi tháng 1.2007 có lẽ làm tăng tầm quan trọng của việc giữ bí mật.

Quân sự - 16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P4)

Tên lửa đẩy Trường Chinh-3C

Có lẽ giới quân sự TQ chưa bao giờ có ý định tiết lộ thông tin về việc phá huỷ vệ tinh trinh sát thời tiết vũ mang tên “Phong vân- 1” ngay cả với các giới khác trong chính phủ TQ. Chỉ đến khi vệ tinh bị phá huỷ và tạo ra một đám mảnh vỡ chưa từng thấy trên quĩ đạo Trái Đất- thấp, chính phủ TQ mới buộc phải lên tiếng giải thích.

Phản ứng quốc tế mạnh mẽ đối với vụ thử có lẽ đã tác động đến quan điểm của giới quân sự TQ về khả năng Mỹ có thể thấy cần phải thực hiện những đòn tiến công nhằm vào các bãi phóng (vũ khí chống vệ tinh) ở sâu trong nội địa TQ trong trường hợp xảy ra một cuộc đối đầu quân sự với TQ. Để đối phó với nguy cơ này, TQ cần có những bệ phóng vũ khí chống vệ tinh an toàn hơn như tàu ngầm, một khả năng từng được đề cập trên báo chí TQ.

16. Sợ các nước láng giềng trong khu vực

Tuy điều dễ nhận thấy là những bài viết trên báo chí quân sự TQ tránh công khai đề cập những mối đe doạ từ các nước láng giềng, nhưng hiển nhiên là Quân đội TQ rất lo ngại những mối đe doạ từ tất cả các hướng. Tác giả của các bài viết tỏ ra rất quan tâm đến các lực lượng tương đương và hoạt động quân sự ở Nam Á, và đặc biệt chú ý đến các cuộc diễn tập liên quân của Ấn Độ (như “Chiến dịch bàn cờ” trong năm 2011).

Một chuyên gia cho rằng một trong những mục tiêu chiến lược của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương là dựa vào sự trợ giúp của Ấn Độ để hạn chế khu vực hoạt động của tàu ngầm hạt nhân TQ. Về Nhật Bản, tuy các quan chức Mỹ có thể coi đó là một quốc gia hoà bình, nhưng nhiều học giả TQ tỏ ra rất nghi ngờ ý đồ quân sự của Nhật. Nhiều bài viết tỏ ý lo ngại về chủ nghĩa dân tộc Nhật và tiềm năng phát triển vũ khí hạt nhân của nước này. Các nhà nghiên cứu ở Viện Hàn lâm Khoa học quân sự cũng tỏ ý lo ngại về cuộc cải cách quân sự của Nhật. Ngay cả Nga, một nước có thể được coi là đồng minh của TQ, cũng không tránh khỏi sự nghi ngờ của TQ: TQ lo ngại điều mà một giáo sư trường Đại học Phúc Đán gọi là tâm lý “đế quốc” của nước Nga.

Tất cả những mối lo ngại vừa sâu sắc vừa phổ biến nói trên đều có thể tác động đến phản ứng của TQ đối với các chính sách của Mỹ, và là nhân tố mà các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cần tính đến khi xác định chiến lược nào đối với TQ sẽ có hiệu quả nhất.

Michael PillsburyTạp chí Survival

(Còn nữa)

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P3)

Thứ 3, 24/09/2013 | 16:50
Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P2)

Thứ 5, 12/09/2013 | 10:37
Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.

16 ‘nỗi sợ’ trong tâm lý chiến lược của Trung Quốc (P1)

Thứ 5, 12/09/2013 | 10:38
Dựa trên bằng chứng từ nguồn công khai không nhiều lắm và xem xét những ấn phẩm nội bộ của TQ, nổi lên 16 nhân tố tâm lý-những mối lo ngại hay khả năng dễ bị tổn thương về quân sự - giải thích vì sao TQ xây dựng các lực lượng quân sự như hiện nay và những nhân tố có thể có ảnh hưởng đối với chính sách quân sự của TQ trong tương lai.

Ấn tượng xấu về thương nhân Trung Quốc của thương gia xứ Hàn

Thứ 6, 13/09/2013 | 09:17
'Nhìn thấy sự thiếu trung thực của những con người này, tôi cuối cùng đã quyết định rút lui khỏi thị trường Trung Quốc. Làm sao mà tôi có thể tin được những người này và làm ăn với họ được?', thương gia Hàn mất trắng 6,8 triệu USD nói về thương nhân Trung Quốc.

Trung Quốc tạo diễn biến khó lường trên Biển Đông, Hoa Đông

Thứ 4, 11/09/2013 | 14:41
Gần như cùng thời điểm, Trung Quốc bị Nhật Bản và Philippines cáo buộc có những động thái xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Tuy nhiên, cấp độ tràn lấn của Trung Quốc trên khu vực và cả thái độ của Mỹ đối với các đồng minh đều có những sự khác biệt và khó lường nhất định.

Diễn biến mới trong vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ Trung Quốc

Thứ 2, 09/09/2013 | 20:19
Trong khi Trung Quốc vẫn cố chấp chối bỏ vụ kiện xét xử “đường lưỡi bò” phi pháp mà họ tự vạch ra trên Biển Đông thì những thông tin mới nhất về phiên tòa này đã được cập nhật trên trang web chính thức của Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS).
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.