2018: Tổng thống Putin định hình Syria, sắp đặt bàn cờ Trung Đông

2018: Tổng thống Putin định hình Syria, sắp đặt bàn cờ Trung Đông

Trương Mạnh Kiên
Thứ 6, 05/01/2018 | 10:20
0
Năm 2018 sẽ chứng kiến ​​giai đoạn kết thúc của cuộc xung đột Syria. Trong đó, Nga sẽ là nhân tố chủ chốt quyết định, sắp đặt tất cả vị trí, lợi ích của các bên trên bàn cờ Trung Đông.
Tiêu điểm - 2018: Tổng thống Putin định hình Syria, sắp đặt bàn cờ Trung Đông

Tổng thống Putin đang làm nốt những công việc cuối cùng để mang lại hòa bình cho Syria.

Nga mới là quốc gia làm chủ cuộc chơi 

Nhiều nhà phân tích dự đoán rằng, năm tới sẽ chứng kiến ​​giai đoạn kết thúc của cuộc xung đột Syria - ít nhất là về mặt quân sự. Bên trong đó, Nga sẽ là nhân tố chủ chốt quyết định, sắp đặt tất cả vị trí, lợi ích của các bên trên bàn cờ Trung Đông.

Theo bộ Quốc phòng Nga, 85% lãnh thổ Syria đã được giải phóng từ IS và các nhóm khác vốn kiểm soát toàn bộ các thành phố và thị trấn từ năm 2012. Aleppo được giành lại bởi quân đội Nga và Syria trong tháng 12/2016 và gần đây là Albukamal và al-Mayadeen ở phía Đông Bắc Syria.

Vào đầu tháng 12/2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm đầu tiên đến Syria đã mạnh mẽ tuyên bố nhiệm vụ của quân đội Nga đã hoàn thành, hứa hẹn sẽ mang quân trở về trong những tháng tới.

Tổng thống Putin hy vọng các bên liên quan khác trong cuộc xung đột Syria - như Iran, Hezbollah, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ - sẽ hiểu gợi ý của ông rằng, Nga mới là quốc gia làm chủ cuộc chơi và họ nên rời đi, theo Asia Times.

Khuôn khổ kết thúc được Nga định hình

Dù tuyên bố giành chiến thắng và rút quân trở về, Moscow sẽ vẫn giữ lại các lực lượng chủ chốt tại đây.

Trong đó bao gồm 1.200 nhân viên quân sự Nga triển khai tại vùng nông thôn của Aleppo và Damascus, bên cạnh 1.000 binh lính giám sát lệnh ngừng bắn ở miền Nam Syria.

Căn cứ ở Hmeimeem tiếp tục là cứ điểm chiến lược khi người Nga vừa gia hạn thuê thêm 49 năm.

Về khía cạnh chính trị, nhà lãnh đạo Nga hy vọng sẽ tái khởi động các cuộc đàm phán hòa bình ở Sochi trong tháng 1 hoặc tháng 2 với sự tham gia của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Bằng vị thế của “bên thắng cuộc”, Tổng thống Putin muốn kết quả này sẽ là kết thúc chính thức cho cuộc nội chiến kéo dài 7 năm và buộc phe đối lập chịu áp lực phải đi theo.

Hơn 1.000 người Syria sẽ được mời tham dự một “hội nghị đối thoại quốc gia” được tổ chức bởi bộ Ngoại giao Nga, trước cuộc bầu cử Tổng thống Nga vào tháng 3.

Họ sẽ được giao nhiệm vụ ký tắt vào bản thỏa thuận kết thúc cuộc xung đột Syria, với những điều khoản và điều kiện phù hợp theo phía Moscow đưa ra.

Tiếp theo đó, Syria sẽ bắt tay vào tiến trình soạn thảo hiến pháp mới, trước khi chuẩn bị bầu cử Quốc hội.

Bầu cử Tổng thống sẽ không diễn ra trước năm 2021 và Tổng thống Putin khẳng định, ông ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad ra tranh cử nhiệm kỳ thứ tư khi nhân vật này kết thúc nhiệm kỳ hiện tại trong vòng ba năm tới.

Cuộc bầu cử sẽ tiến hành một cách dân chủ, tự do dưới sự quan sát của Liên Hợp Quốc. Bất cứ quốc gia nào chống lại sẽ phải đối đầu với Nga trước tiên.

Nga cùng Syria giải thích rằng đây là một quá trình chuyển đổi từ chiến tranh sang hòa bình và từ hiến pháp cũ sang hiến pháp mới, chứ không phải từ Chính phủ hiện nay chuyển giao sang cho phe đối lập.

Phe đối lập hiện tại vẫn kiên quyết lập trường Tổng thống Assad phải rời bỏ chiếc ghế quyền lực, điều bị phía Moscow và Tehran phản đối mạnh mẽ.

Tại hội nghị mới nhất của phe đối lập Syria ở Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, vào cuối tháng 11, họ kêu gọi ông Assad phải rời đi, tuy nhiên, quan điểm này đã được tiết chế bớt khi đóng khung là mục tiêu, chứ không phải là một điều kiện tiên quyết.

Tiêu điểm - 2018: Tổng thống Putin định hình Syria, sắp đặt bàn cờ Trung Đông (Hình 2).

Tái thiết Syria là thách thức khó khăn nhất trong thời gian tới.

 

Chính quyền Damascus khẳng định yêu cầu trên phải được loại bỏ hoàn toàn trước khi hai bên đạt được thỏa thuận, đồng thời đe dọa tẩy chay các cuộc đàm phán trong tương lai nếu phe đối lập vẫn cố chấp.

Nếu bất đồng không thể giải quyết, tiến trình hòa đàm ở Geneva sẽ “chết”, trong khi Nga đang muốn tiến trình này phải đi đến cùng để trở thành nền tảng chính thức công nhận các thỏa thuận kết thúc chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ở Sochi.

Nói cách khác, Moscow muốn thỏa thuận với các đối tác của mình ở Sochi sẽ được công nhận ở Geneva, một cách để khuôn khổ do Nga dẫn dắt được đường đường chính chính đảm bảo bởi cộng đồng quốc tế và được thông qua bởi Liên Hợp Quốc.

Trong cuộc họp hồi tháng 11 với ông Putin bên lề APEC 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý để tiến trình đàm phán ở Sochi diễn ra, với điều kiện là vai trò của Iran được kiểm soát và cắt giảm trong tiến trình này.

Tổng thống Mỹ dường như đã chấp nhận khuôn khổ do Nga thiết lập trong giai đoạn cuộc chiến Syria kết thúc, chỉ với yêu cầu đơn giản là ảnh hưởng của Iran không được gia tăng, IS bị đánh bại và người Kurd được trao quyền.

Ông đã hủy bỏ chương trình tài trợ bí mật của CIA cho các nhóm phiến quân “ôn hòa” đối đầu với chính quyền Assad, trong khi đồng minh của phe đối lập như Thổ Nhĩ Kỳ đã quay gần như hoàn toàn vào quỹ đạo của Nga.

Về mặt quân sự và chính trị, Moscow có thể một tay sắp xếp tất cả, nhưng thách thức lớn nhất lại là tái thiết nền kinh tế Syria - một vấn đề mà làm khó tất cả các bên tham gia.

Bất ngờ dự kiến số tiền tái thiết Syria

Theo Ngân hàng Thế giới, chi phí tái thiết Syria đang rơi vào con số đáng kinh ngạc 226 tỷ USD. Đây là số tiền mà không một quốc gia nào có thể đơn phương bỏ ra.

Trung Quốc và Nga đang cho thấy sự sẵn sàng chia sẻ chi phí này cùng với các nước trong nhóm BRIC khác. Tuy nhiên, ngay cả với việc kết hợp nguồn lực như vậy, nhiệm vụ hết sức khó khăn nặng nề đang chờ đón họ.

Những chính khách từng "biến mất" đầy bất thường và những đồn thổi

Thứ 5, 04/01/2018 | 14:32
Cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez từng không xuất hiện sau trị bệnh khiến cả thế giới tò mò, trong khi vụ mất tích của Thủ tướng Australia Harold Holt đã qua 50 năm chưa thể giải mã.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

“Điểm nóng” Chasov Yar: Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao, tình thế trên mặt trận thế nào?

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:55
Bên cạnh pháo binh, không quân Nga cũng tăng cường hoạt động tại "điểm nóng" Chasov Yar. Điều này đã tạo lợi thế cho quân đội Nga.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.