27 cơ chế đặc thù cho Tp.HCM: Tránh những ưu đãi đầu tư cũ

Hoàng Thị Bích
Thứ 7, 27/05/2023 | 08:29
0
Đánh giá về các chính sách đặc thù phát triển Tp.HCM trong dự thảo Nghị quyết, đại biểu Phan Đức Hiếu cho rằng 44 giải pháp còn khá dàn trải, cần tiếp tục rà soát.

Ngày 26/5, Chính phủ trình Quốc hội 27 cơ chế đặc thù, đột phá cho Tp.Hồ Chí Minh. Bên hành lang Quốc hội, đánh giá về sự cần thiết ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp.HCM, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế, đại biểu đoàn Thái Bình đồng tình với sự cần thiết nêu tại tờ trình của Chính phủ.

Đặc biệt, cơ chế chính sách là sự mong mỏi, mong muốn của cử tri, nhân dân không phải chỉ riêng Tp.HCM mà còn của cử tri và nhân dân cả nước mong Tp.HCM phát triển vượt bậc.

Dự thảo Nghị quyết có 2 nhóm chính sách với tổng cộng 44 nội dung cụ thể, bao gồm: Các chính sách đã được quy định tại Nghị quyết 54; tại các Nghị quyết về cơ chế đặc thù áp dụng cho các địa phương khác; tại các dự thảo Luật trình Quốc hội; các chính sách mới lần đầu được quy định với 4 nhóm vấn đề gồm: đầu tư; tài chính - ngân sách; quản lý đất đai, quy hoạch; tổ chức bộ máy.

Chính sách - 27 cơ chế đặc thù cho Tp.HCM: Tránh những ưu đãi đầu tư cũ

ĐBQH Phan Đức Hiếu trao đổi bên hành lang Quốc hội về cơ chế chính sách đặc thù phát triển Tp.HCM (Ảnh: Hoàng Bích).

Với các nội dung trong dự thảo Nghị quyết, ông Phan Đức Hiếu cho rằng ngoài nội dung sẽ bàn, vấn đề về tốc độ triển khai, phát triển nhanh rất quan trọng. Theo đại biểu, riêng Nghị quyết của Tp.HCM cách làm và cách xây dựng phải khác.

“Bởi, Nghị quyết ra nhưng thời gian để triển khai Nghị quyết kéo dài. Nên, tôi mong muốn cách làm, cách xây dựng Nghị quyết có thể phải khác đi, thậm chí phải chi tiết, cụ thể hơn. Làm sao đẩy nhanh quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết”, ông Phan Đức Hiếu cho hay.

Về các giải pháp nêu tại Nghị quyết, đại biểu cho rằng với 44 giải pháp cụ thể như hiện nay còn khá dàn trải. Do đó, cần thiết kế giải pháp trọng tâm, trọng điểm.

“Nguồn lực và cơ chế phải tập trung, trọng điểm giải quyết một số vấn đề cấp bách, quan trọng để thúc đẩy, phát triển thành phố. Bởi quá dàn trải thì nguồn lực, khả năng hấp thụ bị phân tán sẽ trở nên không hiệu quả. Cần tiếp tục rà soát để tập trung. Cố gắng làm sao những giải pháp hướng đến địa chỉ rõ ràng cả về mặt không gian lãnh thổ, thời gian…”, ông Phan Đức Hiếu cho biết.

Chính sách - 27 cơ chế đặc thù cho Tp.HCM: Tránh những ưu đãi đầu tư cũ (Hình 2).

Tp.HCM phấn đấu là điểm đến hấp dẫn toàn cầu, là nơi thu hút các tập đoàn, các nhà đầu tư tài chính lớn trên thế giới...

Bên cạnh đó, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế cũng mong muốn nên mở rộng khai thác không gian mới, như Thủ Đức và các vùng lân cận hơn là chỉnh trang không gian cũ. Vì đôi khi, chỉnh trang không gian cũ trên nền cũ thì chi phí rất lớn. Trong khi Tp.HCM lại có dư địa rất lớn khai thác những không gian mới.

Ngoài ra, đại biểu cũng rất băn khoăn nhóm giải pháp huy động nguồn lực, việc huy động nguồn lực từ người dân. Do đó, ông cho rằng nên hạn chế những giải pháp huy động trực tiếp từ người dân.

Về cơ chế huy động nguồn lực con người, đồng tình với việc thu hút người tài mới từ bên ngoài vào. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần thúc đẩy những người đã, đang làm việc trong bộ máy, thúc đẩy tối đa khả năng của họ và các cơ hội để họ được đóng góp. Nên chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, năng lực chuyên môn.

Về cơ chế ưu đãi đầu tư, ông Phan Đức Hiếu cũng cho rằng không nhất thiết phải học tập các thành phố khác về cơ chế ưu đãi đầu tư. Vì, bản thân Tp.HCM hay những Tp. lớn như Hà Nội nhà đầu tư có cơ hội được đầu tư ở đó đã là một ưu đãi.

“Nên cơ chế này phải thiết kế khoa học, tránh những cơ chế ưu đãi đầu tư tương tự như các địa phương khác. Cùng với đó, cần tính đến những chính sách toàn cầu mới, thuế tối thiểu toàn cầu, chuyển đổi xanh, nâng cao tính sáng tạo. Thêm vào đó cũng cần tính cơ chế bền vững, chuyển giao công nghệ và đào tạo người lao động…”, ông Phan Đức Hiếu chỉ rõ.

Gỡ điểm nghẽn để Tp.HCM bứt phá

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn Tp.Hồ Chí Minh) cho biết: “Việc ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp.HCM sẽ góp phần tháo gỡ các điểm nghẽn của đầu tàu kinh tế cả nước hiện nay. Quan trọng hơn, tạo ra một thể chế vượt trội để phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Tp.HCM – một đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục… có điều kiện đóng góp nhiều hơn cho cả nước.

Đồng thời, thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ chính trị theo các Nghị quyết đã đề ra để Tp.HCM phát triển xứng tầm và ngang tầm với các đô thị lớn trên thế giới, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á trở thành một trung tâm tài chính, dịch vụ thương mại của Châu Á, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu, là nơi thu hút các tập đoàn, các nhà đầu tư tài chính lớn trên thế giới. Hơn nữa, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân của Tp. nói riêng và cả nước nói chung.

Với những mục tiêu quan trọng này, với cơ chế đặc thù lần này sẽ tạo điều kiện cho thành phố có thể thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ chính trị đã thể hiện trong các Nghị quyết.

Trong dự thảo Nghị quyết lần này, có 7 nhóm chính sách trong đó có 44 chính sách lan tỏa, thực hiện trên nhiều lĩnh vực như: Quản lý đầu tư, tài chính ngân sách, quản lý đô thị môi trường, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tổ chức bộ máy Tp.HCM, tổ chức bộ máy Tp. Thủ Đức…

Trong đó, chúng tôi rất kỳ vọng khi Nghị quyết được Quốc hội thông qua sẽ huy động được các nguồn lực xã hội để đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội của Tp. nhất là vấn đề thu hút vốn đầu tư xã hội, trong đầu tư hạ tầng về giao thông”.

Chính phủ trình Quốc hội 27 cơ chế đặc thù, đột phá cho Tp.HCM

Thứ 6, 26/05/2023 | 09:36
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhấn mạnh, chính sách mới cần mang tính đột phá, vượt trội, song cần khả thi, tránh lợi dụng chính sách gây lãng phí.

Thiếu vắc-xin tiêm chủng, ĐBQH chỉ đích danh trách nhiệm của Bộ Y tế

Thứ 6, 26/05/2023 | 08:00
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, với những việc có thể lường trước được như tiến hành đấu thầu hay tiến hành đàm phán quốc gia nguồn vắc-xin, thì Bộ Y tế cần gánh vác.

ĐBQH: Nhiều sai phạm thời gian qua đều có liên quan đến giá gói thầu

Thứ 4, 24/05/2023 | 12:37
Đại biểu kiến nghị cần xây dựng nguyên tắc xác định giá gói thầu trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), tạo cơ sở pháp lý để Chính phủ quy định chi tiết.
Cùng tác giả

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Thống nhất thành lập Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán Nhà nước

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:24
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thành lập Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Kiểm toán Nhà nước trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Tin học.

Trình Quốc hội lựa chọn một chuyên đề giám sát tối cao năm 2025

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:37
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong hai chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn trình Quốc hội.
Cùng chuyên mục

Phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện từ 1/6

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:50
Theo thông tư mới ban hành, nguyên tắc xác định giá phát điện của nhà máy điện là tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính không vượt quá 12%.

Những người được tăng lương hưu khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:54
Sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, có nhiều nhóm đối tượng sẽ được điều chỉnh lương hưu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon

Thứ 2, 22/04/2024 | 21:43
Chiều 22/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân chuyến sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.

Vụ tai nạn làm 10 người thương vong ở Yên Bái: Thủ tướng chỉ đạo khẩn

Thứ 2, 22/04/2024 | 20:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 22/4/2024 về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Yên Bái.

Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:07
Do đặc thù công việc, không ít người lao động vẫn phải đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Khi đi làm ngày nghỉ lễ, người lao động được hưởng mức lương, thưởng cao.
     
Nổi bật trong ngày

Phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện từ 1/6

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:50
Theo thông tư mới ban hành, nguyên tắc xác định giá phát điện của nhà máy điện là tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính không vượt quá 12%.

Những người được tăng lương hưu khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:54
Sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, có nhiều nhóm đối tượng sẽ được điều chỉnh lương hưu.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.