3 dự án đường cao tốc: "Làm không cẩn thận sẽ có hệ lụy mất cán bộ"

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 6, 10/06/2022 | 15:09
0
Dẫn lại hậu quả của cơ chế chỉ định thầu trong lĩnh vực y tế vừa qua khi để lại một hệ lụy rất lớn, ĐBQH kiến nghị cần xem lại cơ chế này với 3 dự án đường cao tốc.

Hành lang pháp lý đầy đủ, sao phải xin cơ chế?

Chiều 10/6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 3, Quốc hội thảo luận về Chủ trương đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1); Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1); Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).

Thảo luận về 3 dự án này, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho rằng: Trong triển khai dự án cần có trình tự ưu tiên rõ ràng, cần ưu tiên giải quyết dứt điểm những dự án còn đang dở dang, chưa hoàn thiện như đường Hồ Chí Minh và ưu tiên cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi còn quá ít đường cao tốc.

Đồng thời, cần chú trọng hệ thống đấu nối giữa các bên với những đường cao tốc đang mở. Tránh tình trạng đầu nhiệm kỳ nguồn ngân sách còn dư, vì áp lực giải ngân nên lại tiếp tục đầu tư thêm dự án thì sau này cân đối vốn rất khó.

Về nguồn vốn địa phương đầu tư cho dự án, đại biểu lo ngại có những địa phương điều kiện còn khó khăn, không đảm bảo được nguồn kinh phí, nên cần có tính toán, phân tích kỹ để chia sẻ những khó khăn với các địa phương.

Tiêu điểm - 3 dự án đường cao tốc: 'Làm không cẩn thận sẽ có hệ lụy mất cán bộ'

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Ảnh: Quochoi.vn).

Về cơ chế đầu tư, ông cũng bày tỏ băn khoăn tại sao Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo đối tác công tư, Luật Đấu thầu… đã có nhưng vào các dự án giao thông này lại phải xin cơ chế. "Không biết tại sao lại như vậy", đại biểu Tạ Văn Hạ đặt câu hỏi.

Về chỉ định thầu, ông Hạ lưu ý, vấn đề này cũng đã tạo ra những kẽ hở, tạo cơ chế xin - cho, thiếu tính minh bạch, công khai. Đại biểu đoàn Quảng Nam đặt vấn đề, hành lang pháp lý đầy đủ, tại sao phải xin cơ chế?

“Nếu chúng ta làm không cẩn thận thì sẽ có hệ lụy mất cán bộ sau này, đơn vị được, đơn vị không được, người được quyết, người không được quyết, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau này”, đại biểu Hạ nói.

Ông dẫn lại hậu quả của cơ chế chỉ định thầu vừa qua trong lĩnh vực y tế do dịch bệnh mà cho cơ chế chỉ định thầu, đã để lại một hệ lụy rất lớn. Do vậy, đại biểu đề nghị trong quá trình triển khai các dự án này phải thực hiện thật kỹ, thật tốt để tránh phải xử lý hậu quả, đặc biệt đau đớn nhất là làm mất đội ngũ cán bộ do cơ chế.

Giám sát chặt chẽ việc chỉ định thầu

Đồng tình với chủ trương đầu tư 3 dự án cao tốc, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Long An) đề nghị các cơ quan quan tâm bố trí đủ nguồn vốn để triển khai thực hiện và cho các địa phương có thể phát hành trái phiếu để đảm bảo việc bố trí đủ vốn và kịp thời.

Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, nhất quán cho các địa phương trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đảm bảo đúng theo tiến độ và xác định đây là nội dung khó, thể hiện sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Tiêu điểm - 3 dự án đường cao tốc: 'Làm không cẩn thận sẽ có hệ lụy mất cán bộ' (Hình 2).

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Ảnh: Quochoi.vn).

Vị đại biểu đoàn Long An đề nghị có cơ chế chỉ định thầu đối với một số gói thầu như tư vấn, di dời, hạ tầng kỹ thuật, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Trong đó, việc chỉ định thầu phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.

Đại biểu Hải cũng đề nghị phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong việc quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất dọc theo tuyến đường đi qua cho việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và cho thẩm quyền để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, nhằm giúp cho các địa phương chủ động trong việc triển khai dự án và thu hút đầu tư.

Không để tăng tổng mức đầu tư của dự án

Về phân kỳ đầu tư, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) cho biết đối với tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột nên nghiên cứu phương án đầu tư hoàn thành quy mô 4 làn xe theo quy hoạch hoặc đoạn có lưu lượng xe rất thấp thì trong giai đoạn 1 đầu tư hai làn xe như một số tuyến cao tốc đã làm.

Đối với tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đại biểu đề nghị đầu tư hoàn chỉnh các nút giao, cắt theo hình thức khác mức để đảm bảo an toàn giao thông.

Đại biểu nhất trí tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đầu tư công. Thực hiện phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư, thực hiện giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch và tách giải phóng mặt bằng tái định cư thành tiểu dự án. Đồng thời, đề nghị nghiên cứu việc giải phóng mặt bằng tuyến đường song hành hai bên giao địa phương quản lý.

Tiêu điểm - 3 dự án đường cao tốc: 'Làm không cẩn thận sẽ có hệ lụy mất cán bộ' (Hình 3).

Đại biểu Trần Văn Tiến (Ảnh: Quochoi.vn).

Về cách thức tổ chức quản lý, vận hành, khai thác dự án, đại biểu cho biết đây là vấn đề phức tạp liên quan nhiều đến chất lượng công trình xây dựng và các dịch vụ. Do vậy, đề nghị cần thiết nghiên cứu cơ chế phối hợp trong quá trình đầu tư xây dựng để tránh có ý kiến kiến nghị.

Cùng quan điểm, đại biểu Trình Lam Sinh (Đoàn An Giang) đề nghị cần có cơ chế đặc thù để đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng.

Hiện nay giá nhiên liệu trong nước đều tăng đột biến do ảnh hưởng của các diễn biến phức tạp trên thế giới, tổng mức đầu tư các dự án thành phần chắc chắn sẽ có sự thay đổi quyết định đầu tư.

Vì vậy, đại biểu Sinh đề nghị cần phải có cơ chế, chính sách để rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục liên quan nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc tăng tổng mức đầu tư của dự án.

So sánh hiệu quả giữa đầu tư công và PPP đối với đường vành đai 3 Tp. HCM

Thứ 6, 10/06/2022 | 12:16
Đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị làm rõ tại sao đối với đường vành đai 3 lại đầu tư theo hình thức đầu tư công?

Hai siêu dự án vành đai biến hàng nghìn ha trở thành đất vàng, đất bạc

Thứ 6, 10/06/2022 | 11:23
ĐBQH Nguyễn Anh Trí nêu rõ, cần phải coi con đường là một loại bất động sản đặc biệt của quốc gia. Vì vậy phải làm cho thật tốt, thật chất lượng.

Hai công trình “để đời cho con cháu” cần giao Thủ tướng chỉ định thầu

Thứ 6, 10/06/2022 | 11:09
Theo ĐBQH Thân, đường vành đai 4 và vành đai 3 là hai công trình “để đời cho con cháu”, nếu giao cho địa phương sẽ dẫn tới tình trạng “xôi đỗ” và không đồng nhất.
Cùng tác giả

Cơ hội “nghìn năm có một” để Việt Nam tham gia vào công nghiệp bán dẫn

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cũng như có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Phó Thủ tướng: Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo cung, cầu giá vàng hợp lý

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:57
Liên quan đến giá vàng, nhất là vàng miếng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Hoá chất Đức Giang báo lãi giảm sâu, có gần 9.500 tỷ đồng gửi ngân hàng

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:40
Khoản tiền gửi ngắn hạn gần 9.500 tỷ đồng - chiếm 2/3 tổng tài sản của Hoá chất Đức Giang giúp công ty thu về hơn 165 tỷ đồng doanh thu tài chính trong quý I/2024.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:35
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc với Hội Luật gia Việt Nam

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:17
Hội Luật gia Liên bang Nga và Hội Luật gia Việt Nam khẳng định sẵn sàng tiếp tục triển khai các điều khoản trong Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga thăm và làm việc tại trường Đại học Luật Hà Nội

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:04
Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga bày tỏ mong muốn hai nước Việt Nam – Nga tiếp tục tăng cường, mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực pháp luật.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:23
Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại… cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Chưa bao giờ ASEAN phải đối diện với nhiều thách thức như hiện nay

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ASEAN là hạt nhân thúc đẩy đối thoại, hợp tác và phát triển nhưng cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược sâu sắc.