4 cách “vượt rào” những website bắt đăng ký tài khoản

4 cách “vượt rào” những website bắt đăng ký tài khoản

Thứ 5, 03/01/2013 | 09:25
0
Một số dịch vụ cung cấp sẵn username và password để truy cập nhanh những website bắt người dùng đăng ký. Bạn cũng có thể đăng ký các website đó bằng địa chỉ email tạm thời.

Có nhiều trang web buộc người dùng phải đăng ký tài khoản để được xem nội dung. Thay vì dùng địa chỉ email thật để đăng ký tài khoản để rồi sau đó phải nhận về hàng tấn thư rác (spam), bạn có thể áp dụng một trong các thủ thuật sau:

Lưu ý là những thủ thuật này không giúp bạn đăng nhập những website tính phí đăng ký, mà chỉ dành cho những website cho phép đăng ký tài khoản miễn phí.

1. BugMeNot

BugMeNot là một cơ sở dữ liệu username (tên đăng nhập) và password (mật khẩu) cho những website yêu cầu bạn đăng ký tài khoản. Nếu gặp một website loại này, hãy truy cập bugmenot.com và điền địa chỉ website đó vào hộp tìm kiếm, nhấn Enter. Sử dụng một trong những username và password được cung cấp để đăng nhập. 

Công nghệ - 4 cách “vượt rào” những website bắt đăng ký tài khoản

Nếu phát hiện ra các bộ tài khoản và mật khẩu này không còn hoạt động, bạn có thể trợ giúp bằng cách đăng ký một tài khoản và cung cấp trên trang BugMeNot.

Nếu thích, bạn có thể tích hợp BugMeNot vào trình duyệt bằng cách cài đặt add-on Firefox hoặc phần mở rộng Chrome.

2. Mailinator

Có nhiều dịch vụ cung cấp địa chỉ email dùng một lần nhưng Mailinator là dịch vụ phổ biến nhất. Nếu bạn cần đăng ký tài khoản trên một website yêu cầu xác nhận qua email nhưng không muốn dùng email thật để tránh bị spam, hãy dùng Mailinator.

Công nghệ - 4 cách “vượt rào” những website bắt đăng ký tài khoản (Hình 2).

Tuy nhiên, lưu ý Mailinator không phải một dịch vụ riêng tư, vì thế bạn không nền dùng Mailinator cho những tài khoản quan trọng.

Để dùng Mailinator, chọn một địa chỉ email Mailinator ngẫu nhiên như 450348tyhofgdfg@mailinator.com, khai báo địa chỉ này khi đăng ký tài khoản trên một website. Khi cần mở email xác nhận việc đăng ký, ghé thăm website của Mailinator và nhập địa chỉ email bạn đã khai báo trong quá trình đăng ký. Bất cứ ai có thể truy cập inbox (hộp thư đến) của địa chỉ email đó, miễn là họ biết địa chỉ email.

Một số website chặn các địa chỉ có đuôi @mailinator.com. Để khắc phục, bạn có thể “refresh” website Mailinator vài lần để được cung cấp một số tên miền thay thế cho @mailinator.com.

3. Outlook.com / Hotmail

Cả Outlook.com và Hotmail của Microsoft đều cho phép ra một địa chỉ email tạm thời dùng một lần. Yahoo! Mail cũng có tính năng này, nhưng bạn cần có tài khoản Yahoo! Mail Plus.

Công nghệ - 4 cách “vượt rào” những website bắt đăng ký tài khoản (Hình 3).

Để sử dụng tính năng này, nhấn vào lựa chọn “Create an Outlook alias” trên trang Settings, tạo ra một tài khoản email “ảo” và khai báo địa chỉ mail đó trong quá trình đăng ký một website. Bạn có thể xóa tài khoản ảo này bất cứ lúc nào để tránh bị spam.

4. Gmail

Công nghệ - 4 cách “vượt rào” những website bắt đăng ký tài khoản (Hình 4).

Gmail cũng có tính năng tương tự, mặc dù không thuận tiện cho mục đích này lắm. Bạn có thể thêm một dấu cộng (+) và một tổ hợp từ và chữ cái vào địa chỉ email của mình. Ví dụ, nếu địa chỉ email của bạn là example@gmail.com, bạn có thể cung cấp địa chỉ mail example+spamhere@gmail.com khi đăng ký một website. Sau đó, bạn có thể thiết lập một bộ lọc trong Gmail để tất cả các email gửi tới example+spamhere@gmail.com sẽ được chuyển tới thùng rác (trash) hoặc một thư mục Spam đặc biệt, miễn là chúng không xuất hiện trong Inbox (hộp thư đến) của bạn.

Bạn có thể truy cập thùng rác hoặc thư mục Spam để mở email xác nhận và hoàn tất việc đăng ký.

Theo ICTnews

Nỗi kinh hoàng của các website Việt

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:09
Theo Công ty Arbor Networks (Mỹ), các cuộc tấn công DDoS (tấn công từ chối dịch vụ) sẽ còn tệ hơn nữa trong năm 2011. Kể từ năm 2005, các cuộc tấn công DDoS đã tăng 1000%.

Lỗ hổng an ninh mạng khiến các website Việt điêu đứng

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:08
Hàng năm, số website của Việt Nam bị tấn công đều có xu hướng tăng. Từ đầu năm đến nay đã có nhiều cuộc tấn công vào các website của Việt Nam, trong đó có cả các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan báo chí.

Doanh thu hàng triệu đô từ các website Việt Nam

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:01
Theo một cuộc khảo sát của Kantar Media được tiến hành từ tháng 4.2010 đến tháng 3.2011, thị trường quảng cáo trực tuyến có tổng doanh thu 26,4 triệu USD (hơn 550 tỉ đồng) với 10 website lớn nhất gồm VnExpress, 24h, Dân Trí, Vietnamnet, Zing MP3, Ngôi Sao, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Nhạc Vui, Nhạc Số.