7 thói quen đáng học tập từ nền văn hóa khác

7 thói quen đáng học tập từ nền văn hóa khác

Thứ 7, 21/09/2013 | 09:29
0
Nháy máy ở Italy, xem kỹ danh thiếp ở Nhật… là những thói quen thú vị đáng học hỏi.

1. Thói quen ăn sáng của người Pháp

Người Pháp thường không ăn quá nhiều trong một bữa mà lựa chọn một thực đơn vừa phải. Chẳng hạn, cho bữa sáng, thay vì ăn bánh mỳ kẹp thịt, trứng… nặng nề; người Pháp thường chỉ ăn một cái bánh croissant (bánh sừng bò) nhẹ nhàng hoặc một vài chiếc bánh quy để có thêm năng lượng cho ngày mới.

Có lẽ đó là lý do mà người dân nước này có tỷ lệ béo phì thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác trên thế giới.

2. Hẹn hò ở Hà Lan

Lạ & Cười - 7 thói quen đáng học tập từ nền văn hóa khác

Với nhiều nền văn hóa, mời bạn về nhà là một cử chỉ vô cùng lịch sự. Tuy nhiên, ở Hà Lan, người dân thường thích hẹn gặp nhau ở những nơi công cộng như quảng trường, quán café thay vì đưa về nhà.

Bằng cách này, cả hai đều được tận hưởng những khoảnh khắc thú vị mà không ai phải quần quật chuẩn bị bữa ăn tối tiếp khách.

3. Squillo ở Italy

Trong tiếng Italy, “squillo” có nghĩa là một cái nháy máy. Tuy nhiên, không giống như ở Việt Nam, chỉ nháy máy khi… hết tiền và muốn người khác gọi lại; người Italy nháy máy để thể hiện là họ đang nhớ tới ai đó, dù trong lúc bận bịu nhất và không thể gọi điện hay nhắn tin.

Đây là cách thể hiện tình cảm quen thuộc của các đôi tình nhân và bạn bè thân thiết.

4. Du lịch giữa các năm học

Ở nhiều quốc gia, phổ biến nhất là Australia, sinh viên thường có xu hướng thực hiện các “gap year” sau khi tốt nghiệp phổ thông và trước khi nhập học đại học. Họ sẽ dành cả một năm hoặc hơn để du lịch khắp nơi, tìm hiểu vốn sống, kinh nghiệm và sau đó mới trở lại trường đại học để học tập.

90% sinh viên như vậy đều khẳng định kiến thức có từ đời sống thực và những chuyến phiêu lưu giúp ích cho họ rất nhiều trong quá trình học tập.

5. “Soi” từng chi tiết trên danh thiếp ở Nhật

Ở Nhật Bản, khi bạn đưa danh thiếp (namecard) cho ai, người đó sẽ xem xét kỹ từng chi tiết trên chiếc thiếp của bạn, từ tên tuổi, chức danh, địa chỉ… Đây là một thói quen trong văn hóa Nhật, để thể hiện sự tôn trọng của họ đối với bạn.

Vì vậy, hãy luôn cẩn thận mang theo danh thiếp và làm tương tự khi nhận được danh thiếp từ người Nhật.

6. Sobremesa ở Tây Ban Nha

Ở Tây Ban Nha, “sobremesa” là từ chỉ thời gian nghỉ ngơi sau khi ăn uống xong, mà những người trong gia đình ngồi lại để cùng nhau tán gẫu. Sau khi đã chén no nê, người Tây Ban Nha có thói quen ngồi lại 30 phút để cùng kể lại chuyện cũ, thậm chí mang cả album ảnh cũ ra ngắm cùng nhau; một truyền thống thắt chặt tình cảm gia đình đáng học tập!

7. Đi bộ

Người dân châu Âu, đặc biệt là người Pháp và Thụy Sỹ có thói quen đi bộ rất nhiều. Họ tránh tối đa việc sử dụng ô tô, tàu, xe máy… các phương tiện khiến họ ì và dễ béo phì. Thay vì đó, trong khoảng cách 3 – 4 km, người dân châu Âu thường lựa chọn đi bộ để có thể vừa đi vừa tán gẫu, phát hiện thêm các quán café thú vị dọc đường đi, ngắm cảnh, chụp ảnh.

Theo Tri thức thời đại

'Thế giới linh hồn' dưới góc nhìn của các nền văn hóa

Thứ 7, 14/09/2013 | 20:22
Trong bất cứ nền văn hóa nào, người ta đều thấy có sự mô tả về một thế giới dành cho linh hồn của những người đã khuất. Đặc biệt, thế giới linh hồn dành cho những người tội lỗi, xấu xa, hay còn thường được gọi là: Địa ngục.

Thông tin quảng bá du lịch Việt Nam vẫn rời rạc

Thứ 5, 19/09/2013 | 14:12
“Nên có nhiều thông tin hơn về Việt Nam”. Đó là lời đề nghị của các hiệp hội lữ hành và giới báo chí các nước. Thế nhưng, đến kỳ ITE HCMC thứ 9 vừa qua (12-14/9/2013), ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa đưa ra được bộ ấn phẩm đầy đủ về các điểm đến.

'Ngành du lịch cần biết chớp thời cơ'

Thứ 4, 18/09/2013 | 20:25
Cho rằng ngành du lịch nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn nói: Ngành du lịch cần phải biết chớp thời cơ, nhân sự kiện Festival Di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN để quảng bá hình ảnh đất nước.

Du lịch đường biển Việt Nam: Vì đâu 'thất thế'?

Thứ 3, 17/09/2013 | 09:46
Được thiên nhiên ban tặng trên 3.600km đường bờ biển, không thể phủ nhận rằng Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển du lịch tàu biển. Thế nhưng, lượng khách du lịch quốc tế đi bằng tàu biển vào Việt Nam lại chiếm tỷ trọng rất thấp. Đâu là nguyên nhân?

Nhân lực ngành Du lịch: 'Đãi cát tìm vàng'

Thứ 2, 16/09/2013 | 10:11
Nhân lực du lịch đang là vấn đề mang tính cấp bách khi mà rất nhiều sinh viên ngành du lịch ra trường vẫn còn "non tay".

10 điểm du lịch mùa Thu hấp dẫn nhất Đông Nam Á

Thứ 5, 12/09/2013 | 17:04
Trong danh sách này có Sa Pa và vịnh Hạ Long của Việt Nam, ngoài ra, những địa điểm thu hút du khách nhất còn có Bali, Phuket và Boracay.

10 quốc gia chi tiêu nhiều nhất vào du lịch Việt Nam

Thứ 5, 12/09/2013 | 11:26
Bà Lorijon Bacchi, giám đốc Khu vực của Visa tại Việt Nam, Campuchia và Lào, cho biết báo cáo mới nhất rất thú vị về Tổng quan du lịch Việt Nam của Visa.

Bí quyết làm khô giầy nhanh khi du lịch mùa mưa

Chủ nhật, 08/09/2013 | 08:24
Chuyến du lịch của bạn sẽ thật sự kém hấp dẫn nếu đôi giầy bị dính nước, trong khi bạn không mang theo đôi giày khác. Những cách sau đây sẽ giúp giày của bạn khô nhanh hơn.

Bài học về định vị thương hiệu du lịch Việt Nam

Thứ 7, 07/09/2013 | 22:00
Những gì New Zealand, Tây Ban Nha, Malaysia hay Hồng Kông nói về bản thân đúng như những gì khách du lịch đang nghĩ về họ. Đây là chuyện về định vị thương hiệu cho ngành du lịch, một công việc thú vị, không phải quốc gia nào cũng làm tốt.

Cảnh báo du lịch ở những nước bất ổn

Thứ 4, 28/08/2013 | 21:01
Trước khi bắt đầu hành trình, nhiều du khách thường không để ý hoặc phớt lờ những cảnh báo du lịch của chính phủ nước điểm đến.

Du lịch Việt Nam: 'Làm chay' nên mờ nhạt

Thứ 2, 26/08/2013 | 15:50
Mặc dù năm 2012, lượng khách đến Việt Nam đạt 6,847,678 lượt, doanh thu đạt 6,610 tỉ USD nhưng theo PGS.TS Phạm Trung Lương: “Du lịch nước ta ra đời từ những năm 60 nhưng từ đó đến nay vẫn theo kiểu "làm chay", chưa có thương hiệu du lịch quốc gia”.