Ấn Độ 'nhấp nhổm' nghe ngóng tình hình Biển Đông

Ấn Độ 'nhấp nhổm' nghe ngóng tình hình Biển Đông

Thứ 5, 16/05/2013 | 16:11
0
Đối với Ấn Độ, tự do hàng hải trên Biển Đông là hết sức quan trọng từ trước đến nay. Để đảm bảo lợi ích này, Ấn Độ sẵn sàng hợp tác hải quân với các nước trong khu vực.

Mọi xung đột và tranh chấp trên Biển Đông đều ảnh hưởng không nhỏ đến các quốc gia có lợi ích trong vùng biển này. Việc Trung Quốc nuôi tham vọng biến "Biển Đông thành ao nhà" khiến Ấn Độ hết sức quan ngại. Lợi ích của Ấn Độ cũng đang bị ảnh hưởng vì những nguy cơ tiềm ẩn  đó, bởi vậy, Ấn Độ đã nhắc lại lập trường của mình về tự do hàng hải và nhấn mạnh sẽ "bảo vệ lợi ích" của mình nếu cần thiết.

Việc "bảo vệ lợi ích" thực chất là tăng cường hợp tác hải quân với các nước trong ASEAN và các nước khác có chung mối quan tâm tại vùng biển này trong việc bảo vệ các nguyên tắc FON một cách chặt chẽ.

Thế giới - Ấn Độ 'nhấp nhổm' nghe ngóng tình hình Biển Đông

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony.

Hơn 55% quá cảnh thương mại Ấn Độ đều phải đi qua Biển Đông. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã từng tuyên bố: "Ấn Độ và ASEAN cần tăng cường hợp tác an ninh, an toàn và tự do hàng hải, giải quyết bằng hòa bình các tranh chấp hàng hải theo luật pháp quốc tế".

Trước những tuyên bố của Ấn Độ và nguyên tắc FON, Trung Quốc đã lên tiếng nói rằng, FON vẫn được đảm bảo đầy đủ trên Biển Đông. Tuy nhiên, lời nói của Trung Quốc lại đang mâu thuẫn lớn với những hành động  thực tế Trung Quốc trên vùng biển này.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony nhấn mạnh sự cần thiết của việc tuân thủ luật pháp quốc tế như sau: "Quyền tự do hàng hải cũng giống như quyền tự do cá nhân. Quyền này chỉ được thực hiện đầy đủ khi tất cả các nước lớn, nhỏ đều tuân thủ luật pháp và các nguyên tắc đã được thống nhất và thừa nhận".

Tuy nhiên, chỉ cần một nước đi ngược lại nguyên tắc thì mọi cố gắng của các nước khác cũng sẽ bị "ngả nghiêng". Theo ông A.K Antony, việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với toàn bộ khu vực Biển Đông là điều không thể chấp nhận được. Ông cũng khẳng định, tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông cần được giải quyết triệt để theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 UNCLOS.

Thế giới - Ấn Độ 'nhấp nhổm' nghe ngóng tình hình Biển Đông (Hình 2).

Hải quân Ấn Độ.

Hải quân Ấn Độ đã tuyên bố việc bảo vệ các tuyến đường biển là một trong những nhiệm vụ thiết yếu của quân đội nước này.

Trung Quốc và Ấn Độ lâu nay vốn cũng có những tranh chấp lãnh thổ khiến mối quan hệ của hai nước ít nhiều bị ảnh hưởng. Một tuần sau khi quân đội Trung Quốc rút khỏi Raki Nalla phía Bắc Ladakh chấm dứt 21 ngày đối đầu giữa lực lượng quân sự hai nước láng giềng, Bộ trưởng Antony cho hay, Ấn Độ sẽ tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng và khả năng phòng thủ dọc biên giới với Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.

Trong một thông điệp khác rõ ràng và cứng rắn hơn nhằm đến Trung Quốc, Bộ trưởng Antony cho hay, mỗi quốc gia có quyền xây dựng cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ của họ, bởi thế Ấn Độ cũng có quyền xây dựng cơ sở hạ tầng của riêng mình trên lãnh thổ của mình như Trung Quốc đã từng làm ở biên giới Trung - Ấn. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng, hai nước sẽ tiếp tục đàm phán để tìm giải pháp cho vấn đề biên giới này.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc Ấn Độ hợp tác với các quốc gia trong khu vực Biển Đông hoàn toàn phù hợp với chính sách hướng Đông của nước này.

Trong một tuyên bố về mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN có viết: "Chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác để đảm bảo an ninh, tự do hàng hải và sự an toàn của các tuyến đường giao thông trên biển, thúc đẩy tự do thương mại theo luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển UNCLOS".

An Mai

Phản đối việc Trung Quốc cấm bắt cá ở Biển Đông

Thứ 5, 16/05/2013 | 06:17
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.

Ra oai ở Biển Đông, Trung Quốc đang tự cô lập mình

Thứ 3, 14/05/2013 | 14:22
Ông Billo cho rằng, các nước trong khu vực cần giữ vững lập trường, kiên quyết giữ "thái độ lạnh" với Trung Quốc, đảm bảo an ninh trên Biển Đông.

Trung Quốc đang thể hiện Biển Đông là... 'ao nhà' của mình

Thứ 7, 11/05/2013 | 15:13
Trung Quốc liên tiếp có những động thái khuấy đảo trên Biển Đông nhằm "khẳng định chủ quyền" của mình một cách vô lý. Mới đây, Trung Quốc còn "phái" một đội quân tàu đánh cá tiến về phía quần đảo Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam một cách trái phép.
Cùng chuyên mục

“Điểm nóng” Chasov Yar: Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao, tình thế trên mặt trận thế nào?

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:55
Bên cạnh pháo binh, không quân Nga cũng tăng cường hoạt động tại "điểm nóng" Chasov Yar. Điều này đã tạo lợi thế cho quân đội Nga.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

SpaceX của tỷ phú Elon Musk “lấn sân” sang dịch vụ giám sát tình báo?

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:15
Ít nhất 50 vệ tinh của SpaceX dự kiến sẽ có mặt tại các cơ sở của Northrop Grumman để thực hiện các thủ tục thử nghiệm và lắp đặt cảm biến trong những năm tới.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

“Điểm nóng” Chasov Yar: Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao, tình thế trên mặt trận thế nào?

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:55
Bên cạnh pháo binh, không quân Nga cũng tăng cường hoạt động tại "điểm nóng" Chasov Yar. Điều này đã tạo lợi thế cho quân đội Nga.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.