Đằng sau chuyện Sa hoàng bị hạ độc

Đằng sau chuyện Sa hoàng bị hạ độc

Thứ 3, 22/01/2013 | 10:57
0
Có lẽ cái chết của vị bạo chúa kia cũng là quả báo cho một đời bạo chúa của mình. Tuy nhiên, phải luận rõ công và tội của ông phải phân minh chứ không thể bằng cách ra tay đầu độc ông như một số giả thuyết đưa ra.

Ivan IV Vasilyevich nổi tiếng vì là vị Sa hoàng đầu tiên của nước Nga, và cũng vì tính cách hung bạo nhiều khi đến mức điên cuồng. Vị Sa hoàng này được biết đến với cái tên Ivan Bạo chúa, hay Ivan Hung đế, Ivan Lôi đế, Ivan Khủng khiếp.

Người ta cho rằng tính hung bạo của Ivan Bạo chúa một phần xuất phát từ tuổi thơ không bình thường. Mồ côi cha khi mới lên ba, Ivan trở thành Đại công tước Moscow với sự nhiếp chính của mẹ. Khi tiếp tục mồ côi mẹ ở tuổi lên 8, Ivan lại chịu sự nhiếp chính của một số boyar (tước vị quý tộc cao nhất của Nga hồi đó).

Việc bị họ áp chế khiến tâm lý Ivan phát triển không bình thường. Dù sao thì đến năm 14 tuổi, ông đã chính thức nắm quyền và đến năm 17 tuổi thì xưng Sa hoàng, mở đầu cho một sự nghiệp nổi bật.

Tính hung hãn và tâm lý bất ổn của ông không mấy bộc lộ trong những năm đầu chính thức nắm quyền, nhưng sau đó thì ngày càng phát triển, nhất là khi việc cai trị và chinh phạt về sau không mấy thuận lợi.

Người ta cho rằng, tính khí nhà vua thay đổi rõ rệt nhất vào năm 1553 khi ốm nặng đến mức tưởng không qua khỏi và sau năm 1560 khi người vợ đầu qua đời, mà Ivan cho là do bị các boyar đầu độc.

Vị  Sa hoàng luôn căm ghét và nghi ngờ các boyar, ông nghĩ họ âm mưu lật đổ mình, nhất là trong trận ốm thập tử nhất sinh ấy, khi ông yêu cầu các boyar thề trung thành với con trai ông, nhưng họ đã từ chối bởi nghĩ rằng cơn bạo bệnh sẽ đẩy ông vua ghê gớm đến chỗ mất mạng. Khi ông bình phục, rất nhiều vị quý tộc đã bị giết hại.

Những năm cai trị cuối cùng của Ivan Bạo chúa là những năm thất bại: Những lần thua trận, sự kiệt quệ của đất nước do chiến tranh liên miên, dân chúng đói rét, chết nhan nhản vì thiếu ăn và bệnh dịch... khiến những người chống lại Sa hoàng ngày một nhiều.

Sức khỏe thể xác và tinh thần vị vua này ngày một suy sụp mà hậu quả là sự độc ác, điên cuồng của ông lại tăng lên. Nổi giận với thành phố Novgorod, Ivan từng hạ lệnh tàn sát cả quý tộc lẫn thường dân ở đây, khiến thành phố vốn rất giàu mạnh này không bao giờ trở lại thời hưng thịnh được nữa. Các nhà sử học cho biết, có đến 3.000 người bị giết hại ở Novgorod, trong đó một nửa là quý tộc.

Bi kịch lớn nhất của Ivan Bạo chúa xảy ra 3 năm trước khi ông qua đời. Vì ngứa mắt với cách ăn mặc của con dâu mà ông cho là lố lăng, khiếm nhã, ông đã đánh đập khiến cô bị sẩy thai. Quá bất bình, con trai Sa hoàng đã cãi nhau một trận trời long đất lở với bố, khiến cơn điên giận của ông vua có bệnh thần kinh bùng phát. Trong cơn thịnh nộ, Ivan cầm cây gậy có đầu nhọn đánh vào đầu con trai và khiến hoàng tử mất mạng.

Có một giả thuyết đưa ra sau khi bạo chúa chết đột ngột là do bị đầu độc. Thực ra, giả thuyết Ivan Bạo chúa bị đầu độc là có cơ sở, nhưng chắc không phải chỉ vì chuyện hai vị cố vấn nhỡ chứng kiến vụ Irina, bởi nhiều khả năng đây chỉ là chuyện được Godunov bịa ra để bôi nhọ thêm cho vị Sa hoàng đã chết.

Sau khi Ivan Bạo chúa qua đời, con trai ông là Fyodor lên nối ngôi, nhưng vì bất tài nên mọi việc đều trao vào tay anh vợ là Boris Godunov quỷ quyệt, đầy tham vọng. Để dọn đường cho việc chiếm ngôi vua, Godunov đã giết em trai út của Sa hoàng Fyodor. Khi Fyodor chết vào năm 1598, không con cái, Godunov lên ngôi, tự xưng là Sa hoàng.

Luật ta: Khởi tố vụ án để điều tra làm rõ

Có lẽ cái chết của vị bạo chúa kia cũng là quả báo cho một đời bạo chúa của mình. Tuy nhiên, phải luận rõ công và tội của ông phải phân minh chứ không thể bằng cách ra tay đầu độc ông như một số giả thuyết đưa ra.

Theo luật ta, cái chết của Sa hoàng sẽ được xử lý như thế nào? Đối chiếu với các quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) thì vụ án trên cần phải điều tra làm rõ về nguyên nhân cái chết của Sa hoàng.

Theo quy định tại Điều 13 BLTTHS thì khi có án mạng xảy ra, phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội. Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định.

Sau khi điều tra rõ, nếu đúng là Sa hoàng đã bị đầu độc thì những người đầu độc ông phải chịu sự trừng phạt của pháp luật...                          

Tường Linh

Bí ẩn tuyệt tự 3 đời vua nhà Thanh

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Tuy là một vương triều ngoại tộc vào thống trị Trung Nguyên, nhưng nhà Thanh cũng vẫn tuân theo tư tưởng truyền thống: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Trong ba điều bất hiếu, không có người nối dõi là lớn nhất). Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là cả 3 đời hoàng đế cuối cùng trong lịch sử nhà Thanh cũng như trong lịch sử Trung Hoa, không ai có lấy được một mụn con.

Bắt một luật sư đòi tiền 'chạy án'

Thứ 3, 22/01/2013 | 10:07
Ngày 21/1, tin từ Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt giam Lương Anh Tiến (trú tại quận 8 - TPHCM) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Luật sư tình nguyện và một vụ án oan

Thứ 2, 07/01/2013 | 14:58
Nữ luật sư Rita Dave tuyên bố bà rất hài lòng khi thân chủ của mình được trả tự do sau hơn 4 năm ngồi tù vì một sai sót của cả công tố viên, thẩm phán và luật sư.

Lý do của tội phạm dã man qua góc nhìn luật sư

Thứ 6, 04/01/2013 | 10:31
Gia đình nghèo, bố mẹ không hạnh phúc, bất công xã hội, tổ chức xã hội 'mang tính hình thức' là nguyên nhân sinh ra tội phạm hiện nay, theo tiến sỹ luật Trần Đình Triển.