Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: “Yêu nữ” phim “Tư Đằng” bị phạt hơn 1 triệu USD

Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: “Yêu nữ” phim “Tư Đằng” bị phạt hơn 1 triệu USD

Thứ 7, 04/06/2022 | 08:00
0
Cảnh Điềm, mỹ nữ hàng đầu làng showbiz Trung Quốc vừa bị phạt hơn 1 triệu USD vì quảng cáo sai sự thật. Nếu hành vi này xảy ra ở Việt Nam thì sẽ bị xử lý ra sao?

Án Nước ngoài:

Mất gần 1 triệu USD vì quảng cáo sai sự thật

Theo The Paper ngày 28/5, cơ quan quản lý thị trường thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc yêu cầu diễn viên nộp hơn 7,2 triệu Nhân dân tệ (hơn 1 triệu USD). Theo điều tra, cuối năm 2021, Cảnh Điềm ký hợp đồng làm đại diện hình ảnh cho Công ty thực phẩm Wu Xian Chang ở Quảng Châu, quảng cáo một loại đồ ăn của công ty này "có tác dụng ngăn ngừa hấp thu mỡ và đường". Tuy nhiên, chưa có báo cáo nào chứng minh sản phẩm đó có tác dụng này.

Cùng ngày, trên trang cá nhân, Cảnh Điềm đăng thư xin lỗi, cho biết từ khi nhận được thông báo vi phạm, cô thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu từ cơ quan chức năng. Diễn viên viết: "Tôi không kiểm tra đến nơi đến chốn giấy tờ, thông tin sản phẩm khi ký hợp đồng, gây ảnh hưởng không tốt cho người tiêu dùng, tôi thành thật xin lỗi". Nữ diễn viên chấp nhận mức phạt và đã nộp đủ tiền.

Pháp luật - Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: “Yêu nữ” phim “Tư Đằng” bị phạt hơn 1 triệu USD

Cảnh Điềm diện sườn xám trong phim "Tư Đằng". Ảnh: Sina.

Lần đầu một minh tinh hạng A bị phạt hành chính vì vi phạm luật quảng cáo. Tình trạng diễn viên, ca sĩ quảng cáo hàng kém chất lượng dấy nhiều tranh cãi những năm gần đây. Theo Luật Quảng cáo ban hành năm 2015, đối với sản phẩm liên quan sức khỏe người tiêu dùng, người đại diện hình ảnh và công ty sản xuất đều phải chịu trách nhiệm nếu quảng cáo sai sự thật gây tổn hại cho người tiêu dùng.

Cảnh Điềm đã hoạt động giải trí 16 năm và từng bị nhiều khán giả gọi là "bình hoa di động". Sau phim Tư Đằng, ra mắt hồi tháng 3/2021, nữ diễn viên được giới chuyên môn và khán giả khen ngợi về diễn xuất, nhan sắc khi nhập vai yêu nữ trong tác phẩm.

Luật Việt Nam:

Hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử lý hình sự

Xử lý hành vi quảng cáo sai sự thật thế nào là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi phát hiện có hành vi quảng cáo không đúng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Trên thực tế, việc xử lý hành vi quảng cáo sai sự thật đã được Nhà nước ta quy định chi tiết và cụ thể.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018 thì quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Có thể hiểu, hành vi quảng cáo sai sự thật là hành vi do một cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động quảng cáo nhưng nội dung của quảng cáo lại không đúng với sự thật, có khả năng gây ảnh hưởng đến cá nhân hoặc tổ chức khác.

Theo quy định tại khoản 9, Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018, một trong các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo gồm có: Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

Như vậy, quảng cáo sai sự thật là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

Theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 thì hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác bị xem là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính thuộc vào nhóm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Tuy pháp luật về cạnh tranh không quy định cụ thể về hành vi quảng cáo sai sự thật nhưng có thể thấy nếu hành vi quảng cáo đó đưa ra thông tin gian dối (sai sự thật) nhằm thu hút khách hàng thì vẫn thuộc nhóm các hành vi bị cấm mà Luật Cạnh tranh điều chỉnh.

Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Về chế tài xử lý, cá nhân có hành vi quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Nếu tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật thì mức phạt tiền gấp 2 lần so với cá nhân.

Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 7, Điều 51 Nghị định số 158.

Cá nhân có hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử lý hình sự nếu tái phạm. Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 nêu rõ: Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Chiếu theo những quy định trên, nếu hành vi quảng cáo sai sự thật xảy ra ở Việt Nam, Cảnh Điềm có thể bị phạt tiền tới 70 triệu đồng. Như vậy, mức phạt theo pháp luật Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức phạt gần 1 triệu USD mà cô phải nhận từ cơ quan quản lý thị trường Tp.Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Ánh Dương (thực hiện)

Vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, Đông Đô Pharma bị phạt

Thứ 2, 01/10/2018 | 13:55
Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, công ty phân phối dược đã hoạt động 20 năm bị phạt 75 triệu đồng.

'Đêm hội chân dài 7' sẽ bị xử phạt vì quảng cáo rượu

Thứ 4, 22/05/2013 | 14:53
Logo thức uống có cồn in trên thiệp mời của chương trình thời trang, vi phạm quy định quảng cáo.
Cùng chuyên mục

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Thứ 5, 25/04/2024 | 22:47
Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.

Nạo vét, tuồn cát ra ngoài tỉnh: Chủ tịch Bình Định chỉ đạo kiểm tra

Thứ 5, 25/04/2024 | 21:53
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn kiểm tra, xử lý vụ việc Người Đưa Tin phản ánh.

Tp.HCM cảnh báo chiêu lừa dịp lễ 30/4 - 1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:31
Bên cạnh lưu ý người dân cảnh giác với các chiêu lừa đảo vào dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an Tp.HCM sẽ huy động 100% lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát.

An Giang: Khởi tố 2 cán bộ VPĐKĐĐ chi nhánh Long Xuyên

Thứ 5, 25/04/2024 | 20:02
Cả 2 bị can là cán bộ VPĐKĐĐ chi nhánh Long Xuyên cùng bị khởi tố để điều tra cùng về hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Hoãn xử vụ BV thẩm mỹ Nam An kiện Cty quản lý Hoa hậu Lê Hoàng Phương

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:32
Sau khi đặt nhiều cầu hỏi cho Công ty Sen Vàng, đại diện Bệnh viện thẩm mỹ Nam An đã đề nghị dừng xét xử và được tòa chấp nhận.
     
Nổi bật trong ngày

Hải Dương: Tiêu hủy 10.000 con vịt giống

Thứ 5, 25/04/2024 | 22:47
Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc vi phạm kinh doanh gà, vịt giống không có xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch theo quy định.