Án oan thiên cổ về cái chết của tướng Nguỵ Diên (3)

Án oan thiên cổ về cái chết của tướng Nguỵ Diên (3)

Chủ nhật, 16/06/2013 | 12:40
0
Trần Thọ đối với Gia Cát Lượng rất sùng bái, đánh giá về Gia Cát Lượng cực cao nhưng lại nói tới chuyện Gia Cát Lượng Bắc phạt chưa giành được thắng là “Các tướng thời nay, không có ai như Thành Phụ (tướng tài của nước Tề thời Xuân Thu), Hàn Tín, cho nên công nghiệp suy bại, đại nghĩa chẳng tới nơi vậy!”.

Đối với lời nói này của Trần Thọ tôi không dám tán đồng. Mọi người đều nói Tiêu Hà phù tá Lưu Bang mà thành được nghiệp đế, là nhờ có Hàn Tín làm tướng. Nhưng Hàn Tín vốn chỉ là một kẻ tầm thường bên phía Hạng Vũ, chẳng qua chỉ là chức Chấp kích lang trung, Bởi Tiêu Hà có tuệ nhãn hiểu thấu được anh tài, tiến cử với Lưu Bang, mới làm cho Hàn Tín được đăng đàn bái tướng, có cơ hội thi triển tài năng của mình trên vũ đài chính trị. 

Tài năng quân sự của Ngụy Diên hoàn toàn không kém gì Hàn Tín cả, Lưu Bị cũng là một vị đế vương vô cùng giỏi dùng người, tuyển chọn Ngụy Diên làm Hán Trung đô đốc, giao cho trọng trách, thực có ý muốn bồi dưỡng Ngụy Diên thành một đại tướng quân, nhưng Gia Cát Lượng đối với Ngụy Diên lúc nào cũng có ý cản trở, không dùng vào việc lớn.

“Kiến Hưng năm thứ sáu Lượng xuất quân ra Kỳ Sơn, có danh tướng như Ngụy Diên, Ngô Nhất. Chúng luận đều cho rằng ắt sẽ làm tiên phong. Nhưng Lượng lại đề bạt Mã Tốc thống lĩnh đại quân phía trước, đánh nhau với Trương Hợp ở Nhai Đình, bị Hợp đánh tan, Sĩ tốt li tán Lượng tiến lên không có đường đành lui về Hán Trung, Tam Quốc chí quyển 39 Mã Lương phụ đệ Tốc truyện. 

Tiêu điểm - Án oan thiên cổ về cái chết của tướng Nguỵ Diên (3)

Gia Cát Lượng, người vô hiệu hoá các mưu kế chống giặc của Nguỵ Diên

Có thể thấy Thục Hán hoàn toàn không phải không có tướng tài, thậm chí cũng không ít tướng có tài quân sự như Hàn Tín, thế nhưng Gia Cát Lượng không thích hạng người như Ngụy Diên, từ đầu tới cuối thường nghi ngờ mà không sử dụng. đây cũng chính là Gia Cát Lượng tự đánh mất cái lòng độ lượng lớn của một nhà chính trị.

Với lòng dạ hẹp hòi như thế liệu sự nghiệp Bắc phạt của Gia Cát Lượng có thể thành công được hay không, cho nên lời của Trần Thọ là “thời nay không có danh tướng như Hàn Tín…” là lời nói hoang đường mà thôi.

Án oan thiên cổ: Cái chết của Ngụy Diên

Tam Quốc chí Ngụy Diên truyện có chép: Năm Kiến Hưng thứ 12, mùa thu, Lượng mắc bệnh, bí mật cùng với trưởng sử Dương Nghi, Tư Mã Phí Vĩ, Hộ quân Khương Duy bàn việc lui quân sau hậu sự , sai Ngụy Diên đi đoạn hâu, tiếp tới Khương Duy, nếu Diên có ý không vâng mệnh thì tùy nghi mà xử lý”. Đây là lần hội nghị quân sự cấp cao cuối cùng trước khi Gia Cát Lượng lâm chung, nhưng hội nghị này chính đã dẫn đến một hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Trước tiên là việc chủ soái bị bệnh nguy kịch, vì sợ lòng quân dao động, chỉ cùng với một số người thương lượng việc hậu sự. Điều này có thể hiểu được, Nhưng với số ít người này nên bao gồm những thân tín của mình, càng nên có cả những tướng lĩnh cấp cao trong quân đội. Ngụy Diên khi đó làm Tiền quân sư, Chinh Tây đại tướng quân, Giả tiết, lĩnh chức Hán Trung thái thú, Nam Trịnh hầu. Gia Cát Lượng là Thừa tướng, thượng thư giả tiết, lĩnh chức Tư lệ hiệu úy, Ích Châu mục, Vũ hương hầu. Hai người cùng đều giữ chức giả tiết, còn phong hầu. Có thể thấy chức vụ của Ngụy Diên trong triều đình nhà Hán hoàn toàn không hề thua kém gì Gia Cát Lượng. Mà Dương Nghi khi đó chỉ giữ chức trưởng sử trong phủ thừa tướng, Phí Vĩ giữ chức Thừa tướng tư mã, Khương Duy giữ chức Trung giám quân Chinh Tây tướng quân. Nếu lấy chức quan mà luận, thì quan vị của Dương, Phí, Khương ba người hoàn toàn chẳng thể so sánh được với Ngụy Diên. Thế mà Gia Cát Lượng mở một hội nghị quân sự cấp cao như thế lại loại bỏ Ngụy Diện ở ngoài. Đây chẳng phải là một sự cố ý sao?

Thứ hai, Gia Cát Lượng tuy “bàn việc lui quân sau hậu sự”, nhưng cũng không hề sắp xếp ai sẽ là chủ soái của toàn quân. Chỉ sai “Ngụy Diên đoạn hậu” “tiếp tới Khương Duy”. Dương Nghi giữ chức gì đây? Không biết. Trên thực tế Dương Nghi hoàn toàn không được sự giao nhiệm vụ chính thức của Gia Cát Lượng hay chính quyền Thục Hán. Dương Nghi thống lĩnh toàn quân danh bất chính, ngôn bất thuận. Đây cũng chính là mầm họa của việc tranh chấp nội bộ giữa Ngụy và Dương.

Thứ 3 mật lệnh của Gia Cát Lượng là “Nếu Diên có ý không vâng mệnh thì tùy nghi mà xử lý”. Điều này như đã định việc Ngụy Diên nhất định sẽ làm phản. Việc vì sao Gia Cát Lượng lại sắp xếp như thế, trong sử hoàn toàn không hề có chép.

Theo ý tôi, nguyên nhân có 3 điều. Thứ nhất, Gia Cát Lượng một đời dùng binh quá ư cẩn thận, nguyên nhân chính là thiếu kinh nghiệm thực chiến, như Trần Thọ từng đánh giá “Sở trường trị nhung, sở đoản ở kỳ mưu, có tài trị dân, kém dùng sách lược”. Tam quốc chí quyển 35 - Gia Cát Lượng truyện….viết: Ngụy Diên dùng binh luôn lấy chủ trương là xuất kỳ chiến thắng, đây là điểm cố kỵ lớn nhất của Gia Cát Lượng, nếu như quyền chỉ huy quân sự được giao cho Ngụy Diên, ắt hẳn Ngụy Diên sẽ làm thay đổi hoàn toàn chiến lược quân sự đã được định sẵn của mình, việc làm theo ý mình để tiến hành tác chiến, là điều mà Gia Cát Lượng hoàn toàn không chấp nhận được.

Thứ hai, Gia Cát Lượng tuyển chọn quan lại, sử dụng nhân tài thường lấy việc “Phụng chức, theo lý” làm tiêu chuẩn, điều này có thể thấy được qua Tiền xuất sư biểu. Những người được Gia Cát Lượng xưng tụng hay tiến cử và trọng dụng như Quách Du Chi, Phí Vĩ, Đỗng Doãn, Tưởng Uyển, Khương Duy, Hướng Sủng… không một ai không phải là người làm việc theo quy củ, phù hợp với chức vụ . Ngụy Diên lại là một vị đại tướng thường làm theo những kiến giải của mình, “Tính cao ngạo” “Không a dua trên”, lại còn lấy Hàn Tín để tự ví với mình, cho rằng Gia Cát Lượng là kẻ nhát gan, thường tự than rằng mình là kẻ có tài mà không gặp được thời cơ. Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng nắm giữ đại quyền trong triều “Chính sự không kể lớn nhỏ, đều do Lượng quyết” … Đến như Hậu chủ Lưu Thiền còn nói rằng “Chính sự do Gia Cát thị, việc tế kị thì do quả nhân". Tam Quốc Chí Quyển 33 – Hậu chủ truyện, chú dẫn: Ngụy Diên thường không theo Gia Cát Lượng nên đương nhiên dẫn tới việc đố kỵ của Gia Cát.

Thứ ba, Gia Cát Lượng loại bỏ Ngụy Diên còn phần vì những người của mình như Tưởng Uyển, Phí Vĩ, Khương Duy. Tam quốc chí – Tưởng Uyển truyện chép “Lượng mỗi lần nói “Công Viêm (tên tự của Tưởng Uyển) một lòng trung lương, là người cùng ta trợ giúp vương nghiệp vậy”. Lượng còn mật biểu cho hậu chủ rằng “Nếu thần bất hạnh, việc sau nên giao cho Uyển”. Trước khi Gia Cát Lượng lâm chung, Hậu chủ sai thượng thư bộc xạ Lý Phúc tới hỏi Gia Cát Lượng “Nếu công trăm năm rồi, ai là người có thể gánh được việc lớn ?” Gia Cát Lượng đáp “sau Tưởng Uyển, Văn Vĩ (tên tự của Phí Vĩ) có thể kế tiếp”, Tam quốc chí quyển 45 Dương Hý truyện, chú dẫn “Ích Châu kỳ cựu tạp ký” .

Năm 228, Khương Duy quy hàng Thục Hán. Gia Cát Lượng đối đãi với Khương Duy như người thân tín từ lâu, thường xưng tán rằng “Trung cần vào việc, suy nghĩ thấu đáo, mẫn tiệp trong quân sự, lại có can đảm, hiểu sâu đạo dụng binh, có lòng với nhà Hán, tài kiêm trong mình”, rất nhanh chóng được đề bạt lên thành Trung giám quân Chinh tây tướng quân.

Gia Cát Lượng hiểu rõ nếu như Tưởng Uyển, Phí Vĩ, Khương Duy chấp chính thì Ngụy Diên là một chướng ngại lớn, bởi Ngụy Diên không những ở trong quân đội mà ngay cả trong triều đình cũng có danh vọng rất cao. “Đương thời bàn luận tất là người thay Lượng” Tam Quốc Chí quyển 40 “Ngụy Diên truyện”… Vì việc bài xích kẻ không cùng hướng với mình, Gia Cát Lượng đã không tiếc thủ đoạn để hủy đi cả một tay đống lương của nhà Thục Hán, dồn Ngụy Diên vào chỗ chết.

Nguyên nhân đầu của việc bị hại của Ngụy Diên có quan hệ mật thiết với Gia Cát Lượng, nhưng rốt cục cũng không phải đó là di mệnh lúc lâm chung của Gia Cát Lượng. Sát hại Ngụy Diên thì kẻ đứng đầu phải kể đến là Dương Nghi, đương nhiên Phí Vĩ, Tưởng Uyển, Đổng Doãn cũng có một phần ở trong đó. Ngụy Diên và Dương Nghi mâu thuẫn đã rất lâu. Ngụy Diên kiêu ngạo, Dương Nghi tự phụ, hai người thế như nước với lửa. “Quân sư Ngụy Diên và trưởng sử Dương Nghi vốn căm hận nhau, mỗi lần cùng ngồi tranh luận, thường nảy sinh mâu thuẫn" (Gia Cát Lượng quyển 44 Phí Vĩ truyện”).

Gia Cát Lượng đã có thái độ như thế nào đối với việc xung đột giữa Ngụy Diên và Dương Nghị? 

Theo sử chép: “Lượng tiếc cái tài cán của Nghi, sự kiêu dũng của Ngụy Diên, thường giận ở chỗ thiếu của hai người mà không thể thiên lệch ai cả” (Tam quốc chí quyển 40 Dương Nghi truyện). Từ biểu hiện trên có thể thấy rằng Gia Cát Lượng đã khoác lên mình một bộ mặt không thiên lệch về phía bên nào hết. Nhưng khi ở trên Ngũ Trượng Nguyên, rõ ràng cái cân tình cảm và quyền lực đó nghiêng về phía Dương Nghi rồi. Ngụy Diên không được tham dự vào hội nghị bàn quyết sách trước lúc lâm chung của Gia Cát Lượng, lại còn được sắp xếp là tướng quân đoạn hậu, đây cũng con như là đưa quyền chỉ huy tối cao cho Dương Nghi rồi.

Sau khi Gia Cát Lượng chết, Dương Nghi “bímật không phát tang”, lại mệnh lệnh cho Phí Vĩ thử thăm dò ý đồ và tính toán của Ngụy Diên, Ngụy Diên nói với Phí Vĩ rằng: "Thừa tướng tuy mất, nhưng ta còn đó, các quan lại thân cận có thể phát tang để chôn cất, ta tự lĩnh quân tấn công giặc, đâu có thể vì cái chết của một người mà bỏ thiên hạ được sao? Huống hồ Ngụy Diên là ai? Sao có thể là bộ thuộc của Dương Nghi mà làm tướng đoạn hậu!”. Lời nói này của Ngụy Diên nếu lấy quan vị mà luận thì không coi là loạn, nếu như lấy việc công tư mà luận cũng không có gì là không hợp lý, đối với Thục Hán mà nói, phạt Ngụy là việc lớn của thiên hạ. 

Vì một cái chết của Gia Cát Lượng mà khi mà binh đã tới Vị Thủy, gần mười vạn đại quân phải thoái lui, bỏ việc Bắc phạt, đó chẳng phải là bỏ việc công, mà lo việc tư là gì. Thêm nữa sau khi Gia Cát Lượng chết Khương Duy cũng đã từng chín lần Bắc phạt, tài năng quân sự của Ngụy Diên hoàn toàn hơn hẳn Khương Duy, thế mà sao không được tiếp nhiệm của Vũ Hầu, gánh vác trọng trách phạt Ngụy đây? 

(Mời độc giả đón đọc kỳ cuối vào sáng thứ 2, ngày 17.6.2013)

Tiểu Chí (dịch)

Nguỵ Diên, nhân vật ‘phản chủ' tai tiếng của Tam Quốc (1)

Thứ 7, 15/06/2013 | 00:32
Chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, bao lâu nay người ta đều cho rằng Ngụy Diên có xương phản chủ, là một nhân vật phản chủ. Bởi mưu phản cho nên bị Gia Cát Lượng giết, dường như là cái tội đáng chết. Tuy đã có người vì Ngụy Diên mà lật lại bản án đó, nhưng hình tượng phản tặc Ngụy Diên được khắc họa trong Tam Quốc Diễn Nghĩa thực sự sâu đậm, khó có thể xóa bỏ nó ra khỏi tâm lý của người đọc.

Vì sao Gia Cát Lượng không tin dùng Nguỵ Diên? (2)

Thứ 7, 15/06/2013 | 12:51
Lưu Bị trong cuộc đại hội quần thần để phong Ngụy Diên làm Hán Trung đốc, lại cố ý trên yến tiệc hỏi Ngụy Diên “Nay đã giao cho khanh trọng nhậm, ý khanh định thế nào?". Diên đáp rằng: “Nếu Tào Tháo kéo cả thiên hạ tới, thì mời đại vương tới địch lại, nếu đem mười vạn quân tới, thần xin vì đại vương mà diệt sạch”. Tiên chủ khen hay". (Tam Quốc chí Ngụy Diên truyện).
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.