An sinh xã hội trong đại dịch

An sinh xã hội trong đại dịch

Nguyễn Hoa Trà
Chủ nhật, 05/12/2021 | 20:39
0
Có thể thấy, trước những biến động của xã hội, thì vai trò của an sinh xã hội càng được đề cao giúp ổn định đời sống nhân dân.

Chiều 5/12, đã diễn ra phiên thảo luận về Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế thuộc diễn đàn kinh tế Quốc hội.

Trong khuôn khổ chương trình, ông Lưu Quang Tuấn, Phó viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội đã có bài trình bày về an sinh xã hội cho các nhóm dễ tổn thương trong bối cảnh dịch bênh COVID-19 ở Việt Nam 

Đại dịch qua đi để lại ảnh hưởng nặng nề

Thông tin từ bài phát biểu, đại dịch làm cho người dân phải “rời bỏ” BHXH gia tăng, giảm 2 triệu người tham gia BHXH.

Trong đại dịch, một bộ phân dân cư không còn khả năng chi trả chi phí lương thực, nhà ở nên đã tự phát di chuyển về quê. Gây ra nguy cơ mất cân đối cung cầu lao động.

Ông Tuấn cho biết: “Đại dịch làm cho tốc độ giảm nghèo chậm lại, đến năm 2021 tỉ lệ hộ nghèo chỉ giảm 0,5%, trong khi trước đây tỉ lệ này là 1,5-2%

Bên cạnh đó làm tăng tính dễ bị tổn thương đối với những nhóm xã hội đặc thù như trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo ở đô thị.

Nguy cơ gia tăng tình trạng phụ nữ và trẻ em bị bao lực, mua bán, cưỡng ép, lạm dụng”.

Tiêu điểm - An sinh xã hội trong đại dịch

Toàn cảnh diễn ra hội nghị

Nhanh chóng ban hành chính sách khắc phục

Trong bối cảnh đó, hệ thống an sinh xã hội hiện hành của nước ta đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, thông qua 4 nhóm chính sách Hỗ trợ tạo việc làm và giảm nghèo; Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Trợ giúp xã hội người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; và  Đảm bảo giáo dục, chăm sóc y tế, hỗ trợ nhà ở, cung cấp nước sạch và hỗ trợ tiếp cận thông tin truyền thông đối với người dân.

Tuy nhiên, đại dịch làm gia tăng các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương mà hệ thống an sinh xã hội hiện hành chưa với tới được.

Ông Lưu Quang Tuấn cho biết: “Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành chính sách để hỗ trợ người dân trong bối cảnh đại dịch thông qua Nghị quyết 42/NQ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 116/NQ-CP, Chính phủ xuất cấp hơn 136.000 tấn gạo hỗ trợ cho hơn 9 triệu nhân khẩu ở 30 tỉnh.

Bộ Tài chính đã có quyết định xuất cấp gần 59.000 tấn gạo cho 3,9 triệu nhân khẩu ở các địa phương”.

Đối với trường hợp trẻ em bị mồ côi do đại dịch, quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã quyết định hỗ trợ cho mỗi trẻ mồ côi 5 triệu đồng; riêng số trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ được cấp một sổ tiết kiệm 20 triệu đồng.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã và đang phối hợp với các các bộ, ngành và địa phương để đảm bảo tất cả trẻ mồ côi đều có mái ấm gia đình.

Tiêu điểm - An sinh xã hội trong đại dịch (Hình 2).

Đại dịch ảnh hưởng nặng nề tới người lao động

“Có thể nói, hệ thống an sinh xã hội hiện hành và các chính sách an sinh xã hội chưa có tiền lệ đã góp phần quan trọng vào hỗ trợ cuộc sống của người dân.

Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một vài vấn đề của hệ thống an sinh xã hội hiện hành”, ông Tuấn bày tỏ.

Theo đó, Phó viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội đánh giá rằng: “Phạm vi bao phủ của hệ thống an sinh xã hội hiện hành còn hạn chế.

Một số chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp chưa thu hút được nhiều người lao động tham gia vì vậy khi bị mất việc làm nhiều người lao động và gia đình bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không có nguồn thu nhập thay thế”.

Ngoài ra, ngân sách Nhà nước hạn hẹp nên mức hỗ trợ còn thấp, quy mô các gói hỗ trợ còn nhỏ so với nhiều các quốc gia khác trên thế giới.

Công tác quản lý đối tượng an sinh xã hội và cơ sở dữ liệu còn chưa đầy đủ gây khó khăn trong việc triển khai các gói hỗ trợ trong đại dịch.

Chất lượng một số dịch vụ chưa đảm bảo như về vấn đề  nhà ở cho người di cư, người nghèo, người thu nhập thấp; năng lực hệ thống y tế cơ sở.

Mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội gặp nhiều thách thức trong vấn đề xu hướng già hóa dân số, tăng nhnah nhu cầu an sinh xã hội cho người cao tuổi gồm cả việc đảm bảo thu nhập, chăm sóc xã hội, chăm sóc y tế cho người cao tuổi.

Vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh gia tăng yêu cầu an sinh xã hội  về chăm sóc sức khỏe và sinh kế của nhiều người dân.

Cạnh tranh về kinh tế, việc làm trong bối cảnh công nghệ 4.0 cũng ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của những người có trình độ lao động thấp làm gia tăng nhu cầu hỗ trợ người lao động trong đào tạo và đào tạo lại; hỗ trợ kết nối cung-cầu lao động.

Tiêu điểm - An sinh xã hội trong đại dịch (Hình 3).

Cần có những giải pháp hỗ trợ người lao động

Khẩn trương khắc phục hạn chế

Để khắc phục những hạn chế trên theo ông Tuấn, chúng ta cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp có tính tích hợp các chế độ xã hội bằng ngân sách Nhà nước để mở rộng phạm vi bao phủ.

Ngoài ra, cần tăng cường và hoàn thiện các chính sách trợ giúp xã hội, đặc biệt là chính sách hỗ trợ khẩn cấp người dân rủi ro trên diện rộng, đảm bảo quy trình xác định đối tượng, xác định thiệt hại để xác định đúng đối tượng.

Rà soát các chính sách liên quan đến lao động phi chính thức và di cư để thu hút nhóm lao động tham gia vào hệ thống an sinh xã hội.

Chú ý đến điều kiện sống cho người di cư (nhà ở,giáo dục, y tế,...). Tăng cường việc đảm bảo công bằng tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người dân.

Mở rộng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công tác xã hội chuyên nghiệp đáp ứng các nhu cầu trợ giúp đa dạng và ngày càng tăng của người dân (về trợ giúp pháp lý, tư vấn tâm lý, chăm sóc xã hội…).

Đặc biệt, hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu hiện đại về an sinh xã hội đảm bảo sự chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa địa phương với Trung ương, giữa các ban, ngành để nâng cao hiệu quả thực hiện.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 “Phục hồi và phát triển bền vững” được diễn ra ngày 5/12 tại Hà Nội với sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, các chuyên gia, nhà quản lý và nhà khoa học uy tín.

Diễn đàn được chia thành 2 phiên. Phiên toàn thể buổi sáng là tọa đàm cấp cao với chủ đề “Một số gợi ý đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”. Phiên buổi chiều gồm 2 chuyên đề về “Phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế” và “Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế”.

 

 

Chưa đủ độ mở để tuyển chọn được người tài giỏi tại doanh nghiệp Nhà nước

Thứ 7, 04/12/2021 | 16:17
Theo Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, chủ trương thu hút nhân tài tại các DNNN hiện nay chậm được cụ thể hoá bằng các cơ chế, chính sách phù hợp.

Thị trường hàng hóa phía Nam những tháng cuối năm duy trì ổn định

Thứ 7, 04/12/2021 | 07:48
Diễn biến dịch Covid-19 tại nhiều địa phương vẫn rất phức tạp nhưng thị trường hàng hóa không có biến động bất thường.

Doanh nghiệp và bài toán thưởng Tết cho người lao động

Thứ 6, 03/12/2021 | 11:00
Dịch Covid-19 tác động trực tiếp đến công việc sản xuất, kinh doanh của hàng ngàn doanh nghiệp trên cả nước. Thời điểm cuối năm, câu chuyện thưởng Tết bao nhiêu luôn được người lao động đặc biệt quan tâm.
Cùng tác giả

"Mách nước" các lưu ý để thí sinh tránh trượt oan khi đăng ký xét tuyển sớm

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:41
Các thí sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh và nắm rõ các mốc thời gian xét tuyển tránh trường hợp bỏ lỡ cơ hội đăng ký nguyện vọng.

Tìm hướng đi cho đào tạo nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:33
Đại diện các trường đại học cho rằng việc doanh nghiệp cùng tham gia hợp tác đào tạo là một trong những yếu tố then chốt để giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Học phí đại học tăng cao, lối đi nào cho thí sinh khi chọn trường?

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:02
Theo các chuyên gia, các sĩ tử nên cân nhắc tìm hiểu học phí trong quá trình đăng ký nguyện vọng, tuy nhiên cũng không nên để tài chính làm hạn chế đam mê.

Tốt nghiệp THPT 2024: Những nội dung sĩ tử cần nắm chắc trước kỳ thi

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:37
Để có kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh cần có những “chiến thuật” ôn tập phù hợp, tránh gây mất thời gian nhưng không đem lại hiệu quả.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Cùng chuyên mục

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.
     
Nổi bật trong ngày

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.