Ấn tượng xấu về thương nhân Trung Quốc của thương gia xứ Hàn

Ấn tượng xấu về thương nhân Trung Quốc của thương gia xứ Hàn

Thứ 6, 13/09/2013 | 09:17
0
'Nhìn thấy sự thiếu trung thực của những con người này, tôi cuối cùng đã quyết định rút lui khỏi thị trường Trung Quốc. Làm sao mà tôi có thể tin được những người này và làm ăn với họ được?', thương gia Hàn mất trắng 6,8 triệu USD nói về thương nhân Trung Quốc.

Sau nhiều năm cố gắng thiết lập những dự án kinh doanh có thể sinh lãi ở Trung Quốc và mất hơn 7 tỉ Won (6,8 triệu USD), ông chủ doanh nghiệp Hàn Quốc và là người phát minh máy hút bụi WELVA, ông Kim Kwang-Nam, đã từ bỏ và tuyên bố rút lui vô thời hạn ra khỏi thị trường Trung Quốc.

“Tiềm lực của thị trường Trung Quốc có thể là rất to lớn, nhưng các cơ quan xã hội và đạo đức của người dân nơi đây đã khiến tôi dừng bước,” ông Kim nói với tờ Epoch Times.

Kinh doanh - Ấn tượng xấu về thương nhân Trung Quốc của thương gia xứ Hàn

Kim Kwang-nam, người mất 6,8 triệu USD trong nỗ lực đầu tư vào Trung Quốc

Vị cựu chủ tịch Liên doanh Xí nghiệp Thành phố Bucheon tại Hàn Quốc cho biết, kinh nghiệm của ông ở Trung Quốc nay đã làm ông quen thuộc với những điều kiện khó khăn mà hầu hết những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc phải đối mặt tại Trung Quốc hiện nay.

Ông Kim đã mất vài năm ở Trung Quốc, đầu tư thời gian và tiền của vào việc sáng chế ra những sản phẩm mới. Tuy nhiên, mỗi khi ông chuẩn bị giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường, ông luôn bị bất ngờ bởi những hàng rào quan liêu mà ông phải đương đầu.

“Chẳng hạn như, theo lệ thường thì mất khoảng 40 ngày để xác nhận bản quyền một phát minh và cho phép sản xuất một loại sản phẩm mới, nhưng ở Trung Quốc, một quá trình tương tự phải mất ít nhất là 8 tháng,” ông nói.

Không chỉ là sự chậm trễ quá đáng, ông Kim cũng nói về lòng tin của mình đối với những thương nhân Trung Quốc.

Tờ Epoch Times dẫn lời ông Kim bình luận: “Gần đây, một số khách hàng ở thành phố Trịnh Châu muốn làm ăn với tôi và họ đề nghị tôi đến Trịnh Châu để gặp họ,” ông Kim nói. “Khi tôi đến, họ đề nghị tôi mời họ đi ăn. Khi đến nhà hàng, tôi trông thấy khoảng 30 người đang đợi tôi ở đó. Tiếp đó, sau khi chúng tôi bắt đầu dùng bữa, họ bắt đầu yêu cầu tôi mời họ rượu và đồ uống. Lúc đó tôi giận dữ la lên rằng họ là những kẻ lừa đảo, và lập tức đặt vé máy bay về Hàn Quốc. Làm sao mà tôi có thể tin được những người này và làm ăn với họ được?”

Lần đầu tư thất bại đầu tiên của ông xảy ra khi ông cố bán một loại máy chữa bệnh ở những thành phố Thượng Hải, Thanh Đảo, Đại Khánh, Cáp Nhĩ Tân, và Tề Tề Cáp Nhĩ. Chiếc máy là một phát minh của ông, sử dụng dòng điện để loại bỏ dịch bệnh trong các mạch máu.

“Tôi cung cấp những thử nghiệm y khoa và điều trị miễn phí, với mỗi lần điều trị là 1 tiếng đồng hồ. Một số khách hàng lớn tuổi lúc mới bắt đầu điều trị thì đi lại còn khó khăn, đã có thể đi lại bình thường chỉ sau 2 tuần,” ông Kim nói.

“Tôi tặng tất cả khách hàng, mỗi người khoảng 3 tháng điều trị miễn phí, và rất nhiều người đã được chữa khỏi thông qua điều trị. Tại Hàn Quốc, hầu hết mọi người sẽ mua máy sau khi tự họ thấy có hiệu quả. Nhưng ở Trung Quốc, thậm chí sau khi trải qua 1 năm điều trị miễn phí, không có ai mua dù chỉ là 1 máy,” ông Kim nói.

“Lần thất bại thứ 2 xảy ra vào 5 năm trước. Tôi phát minh ra một loại máy hút bụi và giao sản phẩm cho một công ty ở Vĩnh Khang, tỉnh Chiết Giang. Sản phẩm này rất phổ biến, chúng tôi bán được khoảng 1400 chiếc mỗi ngày ở Hàn Quốc, và cũng bán được nhiều ở Trung Quốc. Nhưng công ty Trung Quốc sau đó bắt đầu gây khó khăn cho tôi, trong nỗ lực hất cẳng tôi ra và tự mình bán sản phẩm. Chẳng hạn như, khi tôi đặt hàng 1000 sản phẩm của họ, họ sẽ chỉ đưa tôi 900, nói với tôi rằng giá sản phẩm đã tăng lên. Mục đích của họ là làm cho tôi từ bỏ.”

“Có một lần, một xí nghiệp sản xuất xe hơi ở Trường Xuân đã đặt hàng tôi, và thậm chí là đã trả tiền đặt cọc. Tuy nhiên, ngay khi họ biết được cơ sở sản xuất ra sản phẩm này, họ liên hệ trực tiếp với nhà máy đó và đặt hàng, sau đó họ yêu cầu tôi trả lại tiền đặt cọc.”

“Nhìn thấy sự thiếu trung thực của những con người này, tôi cuối cùng đã quyết định rút lui khỏi thị trường Trung Quốc,” ông Kim nói. Nhưng kể từ đó ông không có cách nào lấy lại tất cả vốn đầu tư và công nghệ mà ông đã đổ vào Trung Quốc. “Lúc đó tôi đã gần như đạt được thoả thuận sản xuất 20.000 máy hút bụi cho Công ty Kỹ thuật Tàu thuỷ và Hải quân Daewoo (DSME) ở Hàn Quốc, nhưng bởi vì những lý do tương tự, hợp đồng đã bị mất.”

“Công nghệ của Trung Quốc trong lãnh vực sản xuất cần trục loại nặng vẫn còn kém Hàn Quốc. Vài năm trước, một xí nghiệp sản xuất cần trục của Hàn Quốc đã cố thâm nhập vào Trung Quốc và đã chuyển giao công nghệ sản xuất cần trục cho một số nhà máy ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông. Những nhà máy này sau đó đã ép xí nghiệp Hàn Quốc, làm cho xí nghiệp này phải phá sản. Sau khi những nhà máy Trung Quốc đã đạt được công nghệ của xí nghiệp Hàn Quốc, họ sao chép những thiết kế của xí nghiệp này và kiểm soát thị trường Trung Quốc. Hơn nữa, mặc dù những xí nghiệp Hàn Quốc đã bán cần trục với giá rất rẻ ở Trung Quốc, họ không thể cạnh tranh với những đối thủ Trung Quốc, bởi vì những đối thủ này được hậu thuẫn bởi chính quyền, cơ quan ngấm ngầm kiểm soát thị trường.”

“Thật ra, rất nhiều người Trung Quốc thích những sản phẩm Hàn Quốc, và cố tránh những phiên bản nhái của Trung Quốc, đó là lý do tại sao nhiều người Trung Quốc mua hàng hoá tại Hàn Quốc rồi đem về Trung Quốc. Nhưng bất chấp điều đó, những rủi ro mà một công ty Hàn Quốc phải đương đầu khi đầu tư vào một nhà máy ở Trung Quốc đơn giản là quá cao.”

“Sau khi mất hết vốn liếng của cả đời mình ở Trung Quốc, có nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc cảm thấy xấu hổ khi phải quay trở về Hàn Quốc, nên họ đã quyết định ở lại Trung Quốc một cách bất hợp pháp. Hiện nay có nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đang sinh sống bất hợp pháp tại Thanh Đảo và Thâm Quyến. Nếu tôi vẫn còn ở lại Trung Quốc thì nay tôi cũng đã khánh kiệt rồi".

> Chết dưới bàn tay Trung Quốc'

Khải Đơn

Dép mang nhãn hiệu Trung Quốc gây ngứa, nhức chân

Thứ 7, 30/03/2013 | 08:57
Nhiều ngày qua, người dân xã An Mỹ, huyện Tuy An (Phú Yên) lo ngại vì mang phải một loại dép nhựa có chữ Trung Quốc gây ngứa nhức chân.

Một quả táo Trung Quốc, việc làm cho bác sỹ ung thư Mỹ cả đời

Thứ 5, 02/05/2013 | 12:17
Death by China là cuốn sách của Nhà xuất bản Pearson Prentice Hall do hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry - đều là giảng viên tại Đại học California-Irvine (Mỹ) phân tích về Trung Quốc ngày nay.

Tại sao khách du lịch Trung Quốc thiếu văn minh?

Thứ 7, 03/08/2013 | 14:27
Những người khách du lịch Trung Quốc bị coi là huênh hoang, ồn ào, bất lịch sự, ngang ngạnh và họ ở khắp mọi nơi.

Bác sỹ Trung Quốc sống nhờ tiền 'bồi dưỡng'

Thứ 4, 24/07/2013 | 19:28
Trong bối cảnh Trung Quốc đang ráo riết xóa bỏ triệt để tình hình tham nhũng ở mọi ngành nghề, cấp bậc và lĩnh vực trong xã hội thì mới đây, trong ngành y tế, nhiều bác sĩ, nhân viên y tế đã thẳng thừng thừa nhận việc “bồi dưỡng” trong bệnh viện là điều tất yếu và bệnh viện sẽ không thể hoạt động trơn tru nếu thiếu khoản thu nhập ngầm này.

Cải cách bị phản đối, Thủ tướng Trung Quốc đập bàn giận dữ

Thứ 3, 16/07/2013 | 14:55
Thủ tướng Lý Khắc Cường đã rất tức giận khi kế hoạch biến Thượng Hải thành khu vực thương mại tự do bị phản đối quyết liệt.

Vụ cướp trực thăng phun thuốc sâu khó tin ở Trung Quốc

Chủ nhật, 19/05/2013 | 08:35
Trung Quốc vừa chấn động bởi vụ cướp trực thăng táo tợn với quy mô lớn, được coi là vụ "không tặc" đầu tiên trong lịch sử hàng không Trung Quốc hiện đại.

Bí ẩn quanh tỷ phú 'trùm' công nghệ Trung Quốc Huawei

Thứ 6, 10/05/2013 | 11:36
Huawei - công ty tư nhân số 1 thế giới về công nghệ 4G không dây, giữ vai trò xương sống cho các hệ thống kết nối mạng và viễn thông trên toàn cầu. Hãng có 150.000 nhân viên trên toàn cầu.

Hàng hóa Trung Quốc 'bóp chết' trẻ thơ từ trong nôi

Thứ 5, 02/05/2013 | 12:16
Amber Donnals đang ngồi trên hiên nhà mình bỗng nghe một tiếng nổ, kế theo sau là những tiếng hét. Cô quay nhìn con trai mình, Bryan, 6 tuổi, đang chạy về phía cô, quần áo trên người đang cháy, và ngọn lửa đang phun ra từ phía sau của ngôi nhà di động của Donnalse.
Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Tăng tốc phát triển các cụm công nghiệp

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:15
Thanh Hóa vừa có quyết định thành lập Cụm công nghiệp Thuần Lộc địa bàn xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc với diện tích gần 24ha, tổng vốn đầu tư hơn 208 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng SJC

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:56
Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Loại vàng miếng là vàng miếng SJC được NHNN tổ chức sản xuất. Tỉ lệ đặt cọc là 10%.

Lãnh đạo VRE: Vingroup luôn song hành cùng Vincom dù có cổ đông mới

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:33
Chia sẻ với cổ đông, đại diện Vincom Retail nhấn mạnh nhóm cổ đông mới vào công ty sẽ giúp củng cố thêm kinh nghiệm quản trị, điều hành và xây dựng hệ thống.

Vì sao Chứng khoán BSC kinh doanh khá tốt nhưng chỉ trả cổ tức 10%?

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:25
Chủ tịch BSC cho rằng công ty đã cân nhắc về tình hình thị trường, các công ty có điều kiện tương đồng và quyền lợi của các cổ đông để đưa ra mức cổ tức phù hợp.

Chủ tịch TPBank: Phấn đấu chia cổ tức bằng tiền mặt từ năm 2024

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:25
Trong năm 2023, TPBank đã bỏ ra gần 4.000 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỉ lệ 15%. Đồng thời chia cổ phiếu thưởng với tỉ lệ hơn 39,19%.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 22/4: Vàng thế giới và trong nước cùng lao dốc

Thứ 2, 22/04/2024 | 09:47
Giá vàng thế giới giảm 16 USD/ounce, xuống còn 2.376 USD/ounce. Tại thị trường trong nước, giá vàng SJC cũng giảm mạnh.

Quý I/2024, tăng trưởng thương mại điện tử vượt xa kỳ vọng

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, bức tranh thị trường thương mại điện tử Việt Nam Quý 1/2024 hiện lên nhiều gam màu tươi sáng.

Thị trường ảm đạm, sản xuất xi măng gặp khó

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Nhận định năm 2024 nhu cầu trong nước khó tăng cao, xuất khẩu vẫn tiếp đà giảm, không ít doanh nghiệp xi măng đã phải hạ chỉ tiêu kinh doanh.