Chuyện chưa kể về người em giúp chị đoạt ngôi Thái tử

Chuyện chưa kể về người em giúp chị đoạt ngôi Thái tử

Thứ 5, 06/06/2013 | 14:41
0
Phụng Thánh phu nhân (1108 - 1171), họ Lê, húy là Lan Xuân, là vợ thứ của hoàng đế Lý Thần Tông của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, và là em gái của Cảm Thánh phu nhân, mẹ của hoàng đế Lý Anh Tông.

Bà là con gái út của Phụ Thiên đại vương, mẹ là Thụy Thánh công chúa con gái của Dự Tông chính hoàng. Năm 1136, bà được sắc phong lên hàng Phu nhân, hiệu là Phụng Thánh, ngang hàng với chị bà là Cảm Thánh phu nhân.

Thần Tông khi trước đã lập Lý Thiên Lộc làm Hoàng thái tử, nhưng Cảm Thánh phu nhân chị bà thấy Lộc là con người hầu, địa vị thấp hèn, trong khi Lý Thiên Tộ con của Cảm Thánh phu nhân sinh chỉ sau Lộc, địa vị lại cao hơn, nên bèn tìm cách mà xin vua. Khi Thần Tông bệnh, chị bà bèn bàn với bà và Nhật Phong phu nhân đút lót Tham tri chính sự Từ Văn Thông, và dặn rằng: "Nếu có vâng mệnh vua thảo di chiếu thì chớ nên bỏ lời của ba phu nhân". Văn Thông nhận lời, khi thảo di chiếu cứ chần chừ không viết.

Sách Đại Việt sử kí toàn thư có chép một mẩu chuyện xẩy ra vào tháng 9 năm Mậu Ngọ (1138), khi vua Lý Thần Tông đang hấp hối như sau: "Trước kia, Vua đã lập Thiên Lộc làm con nối ngôi. Đến đây Vua đau nặng, ba phu nhân là Cảm Thánh, Nhật Phụng và Phụng Thánh muốn đổi lập thái tử khác, mới sai người đem của đút cho tham tri chính sự Từ Văn Thông, nói rằng có vâng lệnh để thảo di chiếu thì chớ bỏ lời của ba phu nhân. Văn Thông nhận lời. Đến khi Vua đau nặng, sai soạn di chiếu, Văn Thông tuy vâng lệnh Vua nhưng nhớ lời của ba phu nhân nên cứ cầm bút mà không viết. Lát sau, ba phu nhân đến, khóc lóc thảm thiết mà nói rằng: Bọn thiếp nghe rằng, đời xưa lập con nối ngôi thì lập con đích chứ không lập con thứ. Thiên Lộc là con của người thiếp được vua yêu, nếu cho nối ngôi thì người mẹ tất sẽ tiếm lấn, sinh lòng ghen ghét làm hại, như thế thì mẹ con bọn thiếp tránh sao cho khỏi nạn.

Vua vì thế xuống chiếu rằng: Hoàng tử Thiên Tộ tuy tuổi còn thơ ấu, nhưng là con đích, thiên hạ đều biết, nên cho nối nghiệp của trẫm, còn thái tử Thiên Lộc thì phong làm Minh Đạo Vương".

Luật nay: Từ Văn Thông ăn hối lộ

Phàm người quang minh chính đại, hễ thấy điều gì hợp với đạo nghĩa là làm, không quỵ lụy van xin bất cứ ai. Cảm Thánh, Nhật Phụng và Phụng Thánh đem vàng hối lộ Từ Văn Thông, ắt hẳn là muốn dùng vàng để che khuất chỗ bất chính của họ. Nước mắt của ba phu nhân là nước mắt thương xót người sắp lìa đời chăng? Tất không phải. Chẳng qua, đó chỉ là chút đưa đẩy cuối cùng, cốt lung lạc cho bằng được nhà vua đang lúc hấp hối mà thôi. Từ Văn Thông sao lại phải chần chờ? Của đút đã làm vỡ nghiên cong bút mất rồi, bảo viết ngay làm sao được. Cả đời Thần Tông hầu như chẳng quyết đoán được việc gì, huống chi là lúc sức tàn lực kiệt.

Vụ việc trên quả thật chỉ có thể xảy ra ở thời xưa. Chuyện ngang nhiên mang vàng đi hối lộ mà vẫn không bị xử tội thì chẳng thể đừng được. Chiếu theo các quy định của pháp luật ngày nay thì hành vi của ba vị phu nhân là Cảm Thánh, Nhật Phụng và Phụng Thánh cùng với Từ Văn Thông đều vi phạm vào những quy định của Bộ luật Hình sự thời nay. Hành vi ấy của các vị phu nhân là hành vi đưa hối lộ theo quy định tại Điều 289 BLHS.

 Riêng với Từ Văn Thông sau khi cơ quan điều tra có đầy đủ chứng cứ sẽ buộc tội ông theo Điều 291 của BLHS: Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi. Theo đó, người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài sản đã trục lợi.                     

TƯỜNG LINH

Án xưa - luật nay: Sự mất tích bí ẩn của Tây Thi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Tây Thi tên thật Thi Di Quang, sống ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ), thuộc nước Việt cổ. Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành nhưng đáng tiếc, Tây Thi nhanh chóng bị kéo vào cuộc chiến tranh tàn khốc giữa hai nước Ngô Việt.

Ý kiến trái chiều về Luật Biểu tình

Thứ 5, 06/06/2013 | 07:25
Nhiều đại biểu tiếp tục đề nghị cần sớm xây dựng và thông qua Luật biểu tình trong năm 2014 trong khi đại biểu Hoàng Hữu Phước lại cho rằng không có lý do gì để nôn nóng.