Đàm Dĩ Mông bị hặc tội trước quần thần vì theo giặc

Đàm Dĩ Mông bị hặc tội trước quần thần vì theo giặc

Thứ 5, 13/06/2013 | 15:22
0
Đàm Dĩ Mông là Danh thần đời Lý Cao Tông (1173 - 1210), không rõ năm sinh, năm mất. Làm quan đến Thái Uý, tước Vương.

Chính ông đã đưa ý kiến nên chọn lọc lại tăng đồ để Phật giáo giữ vững được giá trị không bị hỗn tạp, vua Lý Cao Tông xuống chiếu chuẩn y. Nhờ thế, các tu sĩ vẫn được trọng vọng. Sau ông ta bị Phí Lang ở Đại Hoàng dâng thư hạch tội tham nhũng. Ông bị đánh đòn làm nhục, nên tụ tập quần chúng dấy loạn triều đình không dẹp nổi. Ít lâu, nhân có Quách Bốc đem quân đánh phá hoàng thành năm Mậu Thìn 1208 thẳng vào cung Vạn Duyên, lập Hoàng tử Thẩm lên làm vua, Đàm Dĩ Mông lại xu phụ theo phe đảng ấy. Đến khi anh em họ Trần chiêu binh đánh dẹp được loạn Quách Bốc năm Kỷ Tỵ 1209, đưa Lý Cao Tông về kinh tiếp tục làm vua, thì sĩ phu không còn cảm tình gì với ông, ông hổ thẹn mà chết.

Thời Lý Cao Tông, Đàm Dĩ Mông làm quan đã có lúc lên tới chức Phụ quốc Thái phó, quyền uy khét tiếng cả triều đình. Bởi cậy quyền mà đánh Nguyễn Bảo Lương nên đến năm 1203, Đàm Dĩ Mông bị phe cánh Nguyễn Bảo Lương trả thù, bị vua giáng xuống hàng Đại liêu ban. Nhưng rồi về sau, kinh thành náo loạn, chính sự rối ren, tên tuổi Đàm Dĩ Mông gần như bị chìm trong quên lãng.

Vào năm Kỉ Tị (1209), để trả thù vụ Phạm Du giết chết cả chủ tướng của mình là Phạm Bỉnh Di, Quách Bốc đã đem quân đội đánh thẳng vào cấm cung, bắt cả Vương Tử Thầm và Vương Tử Hạo Sảm về Hải Ấp. Bấy giờ, mặc dù trên danh nghĩa, triều đình Cao Tông vẫn còn đó, nhưng bọn Quách Bốc đã cùng nhau lập Vương Tử Thầm lên ngôi. Sau, họ lại lấy cớ Vương Tử Thầm chỉ là con thứ nên lập Vương Tử Hạo Sảm. Có lẽ lúc ấy do Vương Tử Hạo Sảm chỉ mới 15 tuổi, dễ sai khiến hơn nên họ mới lập Hạo Sảm làm vua thay cho Vương Tử Thầm. Một triều đình nhỏ tồn tại ở ngoài một triều đình lớn đã được thiết lập. Trong triều đình nhỏ của Hạo Sảm, Đàm Dĩ Mông bỗng dưng được cất nhắc, cho làm đến chức Thái úy.

Triều đình nhỏ này tồn tại chưa được bao lâu thì bị vua Lý Cao Tông giải tán. Vương Tử Hạo Sảm lại trở về kinh. Đàm Dĩ Mông và tất cả những ai đã nhận chức tước do Hạo Sảm ban đều vì thế mà rất lo lắng cho số phận của mình. Để lập công chuộc tội, Đàm Dĩ Mông đã phản bội những người trước đã cùng mình nhận chức tước của Hạo Sảm, bắt họ về nạp cho Lý Cao Tông. Sách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 20-a) chép rằng: "Mùa thu, tháng 7 (năm Canh Ngọ, 1210 - ND) Dĩ Mông đem 28 người nhận tước phong của Vương Tử (Sảm) dâng Vua. Đỗ Anh Doãn (cũng có sách viết là Đỗ Anh Triệt - ND) đường đường kể tội Dĩ Mông rằng: "Mày là đại thần của nước, đã đem lòng vô quân, nhận tước phong của giặc, nay lại cùng ngồi với ta, ta tuy bất tài nhưng còn mặt mũi nào mà nhìn mày nữa. Dĩ Mông vừa thẹn vừa sợ mà lui".

Luật nay: Tội phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất

Lúc quyền thế thì coi rẻ tình đồng liêu, khi sa cơ thì nghĩa vua tôi chẳng kể, đến hồi hoạn nạn thì phản bạn mà lo thân, con người Đàm Dĩ Mông quả là thủ đoạn khó lường. Đành là đời Cao Tông, mọi sự đều đảo lộn, nhưng nhân thời đảo lộn mà làm cho đảo lộn thêm, chỉ kẻ tiểu nhân mới có tâm địa ấy. Đàm Dĩ Mông bị hặc tội ngay giữa triều đình, thế  cũng phải lắm.

Nhìn lại vụ án của Đàm Dĩ Mông, thấy được phần nào bối cảnh nước nhà dưới thời Lý Cao Tông. Khi ấy, Đàm Dĩ Mông cũng không bị xử lý về hành vi phản bội ấy. Xét theo Bộ luật Hình sự nước hiện hành thì tội của Đàm Dĩ Mông khép vào điểm 1, Điều 78, quy định về tội phản bội Tổ quốc.

Theo đó, Điểm 1, Điều 78 Bộ luật Hình sự ghi: Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng phòng chống, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, với những hành động chống lại quyền lợi của quốc gia, dân tộc, Đàm Dĩ Mông cũng sẽ phải chịu mức án cao nhất dành cho y có thể lên tới tử hình.

Mọi quốc gia, dân tộc đều nghiêm trị trước những phần tử chống đối lại chính quốc gia, dân tộc mình. Phản quốc là tội nặng nhất, bất kể luật pháp xưa hay nay thì điều này cũng là điều hiển nhiên. Tiếc thay cho những kẻ không biết quay đầu là bờ như Trần Phong, vẫn cứ đam mê mù quáng theo gót chân ngoại bang. Giết những người yêu nước, tạo lực lượng phản loạn, tội chồng tội, cái chết của Đàm Dĩ Mông cũng không thể nào rửa hết được những tội lỗi mà y đã gây ra với đồng bào, dân tộc mình.

Vết nhơ mãi còn đó, sự ô nhục không phai. Âu cũng là bài học đích đáng cho những kẻ như y nhìn vào mà biết đường hối cải.        

TƯỜNG LINH

'Luật 'vênh' nhau, biết đường nào… thực hiện?'

Thứ 4, 12/06/2013 | 08:23
Đó là lời than phiền từ cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) các địa phương về trách nhiệm thanh toán chi phí khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Luật phòng, chống khủng bố đã được thông qua

Thứ 5, 13/06/2013 | 09:21
Với 89,76% số đại biểu Quốc hội tán thành, Luật phòng chống khủng bố đã chính thức được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2013.