Mưu phế lập cuối cùng của thái hậu Chiêu Linh

Mưu phế lập cuối cùng của thái hậu Chiêu Linh

Thứ 4, 05/06/2013 | 09:47
0
Năm Giáp Ngọ (1174), Long Xưởng vì làm chuyện vô luân nên bị truất ngôi thế tử.

Lỗi lớn này của Long Xưởng thực đã có gốc ở Chiêu Linh, bởi trước đó, chính Chiêu Linh vì ghen tuông mà ngầm sai Long Xưởng tư thông với các phi tần của vua cha là Lý Anh Tông. Chiêu Linh hoàng hậu (?-1199), họ Vũ, là một hoàng hậu nhà Lý, vợ của Lý Anh Tông, mẹ của Thái tử Lý Long Xưởng. Bà là mẹ của Lý Cao Tông, nhưng ở ngôi Thái hậu lại mưu việc phế lập ngôi vua, xuýt làm lung lay triều Lý; may có đại thần Tô Hiến Thành còn đó, sự việc mới được yên, Thái hậu phải rút lui khỏi chính trường.

Từ khi Long Xưởng mất ngôi thế tử, Chiêu Linh ngày đêm lo lắng, cố tìm đủ mọi cách để Long Xưởng được phục chức. Hết nài nỉ vua Anh Tông khi Anh Tông lâm bệnh nguy kịch, Chiêu Linh lại xoay sang mua chuộc và hối lộ quan thái úy phụ chính là Tô Hiến Thành. Bị thất bại, Chiêu Linh vẫn không nản. Đến năm Mậu Tuất (1178), Chiêu Linh thái hậu quyết định giở ngón bài cuối cùng. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 4, tờ 18-a) đã chép rằng: "Hết quốc tang, Chiêu Linh hoàng thái hậu ban yến cho các quan ở cung điện riêng rồi nhân đó bảo rằng: Hiện nay Tiên đế đã chầu trời, vua nối còn thơ ấu, nước Chiêm Thành thất lễ, người phương Bắc thì cướp phá biên cương. Các khanh chịu ơn nặng của triều đình thì hãy nên lo việc của nước nhà. Kế sách ngày nay không gì hay bằng lập lại Thái tử để vận nước được lâu, lòng dân cũng được yên".

Các quan đều chấp tay, cúi đầu nói: "Thái phó (chỉ Tô Hiến Thành) nhận mệnh lệnh rõ ràng của Thiên tử. Bệ hạ cũng đã nhiều lần dỗ bảo rồi. Bọn thần không dám trái lệnh".

Nói xong đều lạy tạ mà lui ra. Hiến Thành lãnh cấm binh, nghiêm hiệu lệnh, thưởng phạt công bằng, người trong nước đều quy phục".

Chiêu Linh xúi Long Xưởng làm chuyện vô đạo, gây mối loạn luân trong cung đình, đó là một lần lỗi. Chiêu Linh biết Long Xưởng vô đạo mà vẫn cố tìm cách xin vua Anh Tông cho Long Xưởng được làm thái tử và lên nối ngôi, đó là hai lần lỗi. Chiêu Linh đường đường là thái hậu mà định lợi dụng bà Lữ Thị để hối lộ quan phụ chính là Tô Hiến Thành, đó là ba lần lỗi. Ba lần lỗi lớn ấy đủ để tiêu hủy danh vọng một đời, vậy mà sau Chiêu Linh vẫn chưa tỉnh ngộ.

Luật nay: Hoàng Thái Hậu phạm tội đưa hối lộ

Hối lộ bậc lương đống trung thần như Tô Hiến Thành không xong, Chiêu Linh xoay qua mua chuộc các quan dưới trướng Tô Hiến Thành, những tưởng quan nhỏ dễ khiến, ngờ đâu không một ai chịu nghe lời. Bởi lòng thành ấy của trăm quan mà khi Tô Hiến Thành mất (1179), Chiêu Linh cũng không dám mua chuộc họ nữa. Ngón bài cuối cùng của Chiêu Linh thất bại, song Chiêu Linh vẫn vô sự. Chiêu Linh có thể làm chuyện càn quấy là bởi phép nước không nghiêm đó thôi.

Chỉ riêng việc Chiêu Linh thái hậu đã cố ý hối lộ Tô Hiến Thành thì cũng đủ căn cứ để cơ quan chức năng ra quyết định khởi tố vụ án để làm rõ hành vi trái pháp luật ấy. Tô Hiến Thành nghiêm tuân mệnh vua, không tham giàu để lấy của hối lộ bất nghĩa, quan lại như ông, quả là không phải nhiều, Tô Hiến Thành đọc sử để tự răn mình, hậu thế có lẽ cũng nên noi gương ông, đọc sử để biết đạo lý cổ nhân mà lo tích đức vậy.

Như vậy, chiếu theo quy định tại Điều 289 BLHS năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các văn bản liên quan, tội đưa hối lộ là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có chức vụ, quyền hạn. Lợi ích này có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ (được phân nhà, được đi học, đề bạt, bổ nhiệm...) hoặc là lợi ích của người thân quen, bạn bè hoặc cũng có thể là lợi ích của một tập thể mà người đưa hối lộ là đại diện.

Việc đưa hối lộ có thể trực tiếp hoặc qua trung gian, dưới hình thức quà biếu, cho, tặng... Của hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Hành vi đưa hối lộ chỉ cấu thành tội phạm, nếu của đưa hối lộ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu của đưa hối lộ có giá trị dưới 2.000.000 đồng, thì hành vi đưa hối lộ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần. Có 4 khung hình phạt đối với người phạm tội đưa hối lộ. Hình phạt cao nhất có thể là phải tù chung thân.    

Tường Linh

Chuyện Thái hậu tư thông với kẻ địch suốt nhiều năm

Thứ 2, 22/04/2013 | 22:08
Các sử gia hầu hết đều cho rằng, Tuyên Thái Hậu là 1 trong những người phụ nữ phức tạp bậc nhất trong lịch sử.

Tư thông với Thái hậu rồi lập mưu giết cựu thù

Thứ 7, 30/03/2013 | 17:15
Vụ việc này diễn ra dưới triều vua Lý Anh Tông (1138 - 1174) liên quan đến đại thần Đỗ Anh Vũ.