Nguyễn Hiệu bị giáng chức vì làm trái ý chúa

Nguyễn Hiệu bị giáng chức vì làm trái ý chúa

Thứ 7, 18/05/2013 | 10:38
0
Nguyễn Hiệu sinh năm Giáp Dần (1674) đời vua Lê Gia Tông, quê ở làng Lan Khê, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.

Sau khi đỗ tiến sĩ, Nguyễn Hiệu được triều đình Lê - Trịnh cử làm Giám sát ngự sử đạo Kinh Bắc hàm chánh thất phẩm. Hai năm sau, Nguyễn Hiệu được Trịnh Cương (lúc này còn là Thế tử) mời vào phủ chúa và năm sau 1703 được trao chức Nội tán để chăm lo công việc nội phủ của Thế tử... Đến năm 1714, Nguyễn Hiệu được phong Hồng Lô tự khanh và năm sau ông được chúa Trịnh Cương phong lên chức Thiêm sai bồi tụng do có công hiến kế sách "Trị bình" và cùng năm đó ông lại được nâng lên chức Bồi tụng. Từ đây cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Hiệu liên quan nhiều đến công tác tổ chức, tuyển chọn quan lại của triều đình Lê - Trịnh.

Năm Đinh Mùi (1727), ông được cử giữ chức Đô Ngự sử - Trưởng quan của Ngự sử đài, là người giữ phong hoá pháp độ, điều đó chứng tỏ uy tín của Nguyễn Hiệu rất lớn trong triều đình Lê - Trịnh. Cho đến năm Nhâm tý (1732), trong đợt ban ơn cho văn võ bách quan, Nguyễn Hiệu được thăng làm Thiếu phó, vinh phong tá lỵ công thần. Sau đó Trịnh Giang cầm quyền, trong nước phát sinh nhiều bè đảng, Trịnh Giang muốn ra tay trừng trị. Như trường hợp Đỗ Bá Phẩm bị Trịnh Giang giáng xuống làm Tuần phủ Yên Quảng, sau đó khép Đỗ Bá Phẩm vào tội chết và giao cho Nguyễn Hiệu bàn luận việc này.

Với bản tính nhân từ, Nguyễn Hiệu cố ý trì hoãn. Do trái ý Trịnh Cương, nên ông bị giáng chức xuống làm Thượng thư bộ Hình, tự Thiếu Bảo và miễn chức tham tụng vào tháng 7/1734...

Luật nay: Phải thành lập Hội đồng kỷ luật để làm rõ sai phạm

Sách Đại Việt sử ký tục biên (1676 - 1789) chép về Nguyễn Hiệu như sau: "Nguyễn Hiệu là người trọng hậu, giữ mình ngay thẳng, thích bồi dưỡng kẻ sĩ, dắt dẫn kẻ hậu tiến. Đối với quan nhỏ cũng tiếp đãi theo lễ. Lúc tuổi già cầm đại chính, mong đổi phép tắc hà khắc, sửa phủ dịch cho công bằng, nhẹ việc trưng thu thôi thúc, đều tự mình chủ bàn những việc ấy, trăm họ được nhờ".

Trong vụ việc trên, chúng ta đặt ra giả thiết về cách hành xử của Nguyễn Hiệu đối với việc ông cố ý trì hoãn việc bàn luận theo pháp luật thời nay như thế nào? Tìm hiểu các quy định của pháp luật thời nay thì việc Trịnh Cương giáng chức của Nguyễn Hiệu lúc bấy giờ hoàn toàn hợp lý. Vì thực chất thời đó, quyền hành đang tập trung ở một mình Trịnh Cương. Nguyễn Hiệu là quần thần mà trái ý vua, giáng chức đã là may mắn lắm.

Nhưng vụ việc đó đặt dưới góc nhìn của nhà làm luật thì phải rõ ràng cụ thể. Không thể nói giáng chức là giáng được ngay. Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức và Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thì quy định 6 hình thức kỷ luật chung cho cả cán bộ và công chức. Đồng thời, theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP thì quy định riêng. Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP đã quy định rõ các hình thức kỷ luật phù hợp đối với công chức không giữ và có giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đồng thời bỏ hình thức kỷ luật hạ ngạch và thêm hình thức kỷ luật giáng chức; đây là hình thức kỷ luật được bổ sung đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xuống chức ở mức thấp hơn khi chưa đến mức bị cách chức nhằm tạo điều kiện cho công chức giữ chức vụ khi vi phạm kỷ luật tiếp tục phấn đấu, khắc phục sai phạm.

Đồng thời, muốn giáng chức Nguyễn Hiệu thì phải thành lập một Hội đồng kỷ luật. Pháp lệnh Cán bộ công chức và Nghị định số 35/2005/NĐ-CP quy định việc kỷ luật đối với cán bộ công chức phải được hội đồng kỷ luật của cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ công chức xem xét và đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định trừ trường hợp bị tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo.

Như vậy, nếu Hội đồng kỷ luật đi đến kết luận cuối cùng có đồng ý hay không việc Nguyễn Hiệu cố ý làm chậm việc bàn luận Đỗ Bá Phẩm là sai thì sẽ bị giáng chức. Còn Hội đồng kỷ luật sau khi bàn bạc thống nhất các ý kiến căn cứ vào quy định của cơ quan tổ chức mà hành vi của Nguyễn Hiệu không sai thì không bị giáng chức.                  

Tường Linh

Clip trường xưa xúc động: Nguyễn Huệ trong tôi

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
Nguyễn Huệ trong tôi là dự án do CNH+, Nhóm cựu học sinh chuyên Nguyễn Huệ Hà Đông Hà Nội, tổ chức nhằm hường tới kỉ niệm 65 năm Nguyễn Huệ.

Vua nghe theo gian thần, tôi trung bỏ xứ mà đi

Thứ 5, 09/05/2013 | 11:05
Lê Bá Ly (1476-1557) là tướng nhà Lê sơ và nhà Mạc; nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.