Ba anh em tranh giành nhau phần gia tài thừa kế

Ba anh em tranh giành nhau phần gia tài thừa kế

Thứ 5, 20/06/2013 | 16:24
0
Một ông lái buôn tính tình hiền lành cẩn thận, trước khi nhắm mắt lìa đời, ông làm một chúc thư để lại phân chia gia tài cho ba đứa con ông.

Gia tài của ông gồm mười bảy con trâu và mười chín con heo. Theo chúc thư thì người con cả được một nửa, người con thứ được một phần ba và người con út được một phần chín đàn trâu. Còn con heo thì con cả được một phần hai, con thứ một phần tư, và con út một phần năm.

Trong chúc thư có dặn hai điều: Thứ nhất không được bán trâu và heo để lấy tiền chia, thứ nhì không được giết hại súc vật, nghĩa là để nguyên vẹn vậy mà chia. Thật là chuyện rắc rối. Người con cả lên tiếng giành phần: Nửa đàn trâu mười bảy con và đàn heo mười chín con, toàn là số lẻ làm sao mà chia. Đến lượt người con thứ cũng càu nhàu: Phần tôi thì một phần ba đàn trâu là năm con rồi với hai phần ba và một phần tư đàn heo tức bốn con với ba phần tư. Như vậy phải giết trâu và heo mới chia được, mà cha thì cấm giết...

Người con út cũng tỏ vẻ bực mình: Phần tôi được một phần chín đàn trâu và một phần năm đàn heo như thế cũng chẳng chia quái gì được, trừ phi xả thịt nó ra.

Tuy gặp rắc rối như vậy, cả ba anh em không ai chịu nhân nhượng ai, triệt để giữ đúng các phần ăn trong chúc thư, không ai ưng chịu sửa đổi một khoản nào.

Ban đầu còn bàn bạc nhỏ nhẹ với nhau, thế rồi sinh ra cãi và to tiếng với nhau. Cuối cùng người con cả đề nghị: Trong nhà phân xử không xong, vậy cứ nhờ người ngoài phân xử vậy. Cả ba dắt nhau tới nhà một ông đồ nho giỏi để xử lý.

Lúc bấy giờ ông đồ đang ngồi xem sách, chợt thấy ba anh em kéo tới biết có rắc rối về chuyện chia phần ăn nên bảo: Ừ, nếu các anh đem việc này tới cửa công thì tốn kém rất nhiều, còn với tôi chỉ lấy chút đỉnh công lao thôi. Vậy các anh định phần công lao của tôi bao nhiêu? Sau một hồi bàn tính, họ giành phần ông đồ hai con heo.

Tảng sáng hôm sau, ông đồ dắt một con trâu và một con heo đến nhà ba anh em con người lái buôn, rồi thả hai con vật này nhập vào bầy trâu, heo. Xong rồi, ông gọi tất cả ba anh em đến hỏi: Bây giờ trong chuồng có bao nhiêu con trâu vậy các chú?

Cả ba trả lời là mười tám con. Ông đòi hỏi: Này chú Hai, phần của chú bao nhiêu? Thưa một nửa đàn trâu tức chín con. Ông đồ bảo: Vậy chú hãy vào dắt chín con của chú đi.

Người anh cả mừng rỡ và thấp thỏm sợ ông đồ biết về phần lợi của mình, đúng lẽ thì chỉ tám con và một phần hai con chớ không được trọn chín con.

Quay sang chuồng heo, ông đồ hỏi tiếp: Bây giờ có cả thảy bao nhiêu heo vậy chú? Dạ hai mươi con. Phần của chú bao nhiêu? Người con cả đáp: Nửa đàn là mười con.

Ông đồ ra lệnh: Chú hãy bắt lấy đủ mười con, nhưng trừ con của tôi lại. Người con cả lấy đủ phần của mình rồi, lật đật đem trâu và heo về nhà, chỉ để lại cho ông một con heo phần công lao...

Bằng cách chia như vậy, cuối cùng ông đồ là người có lợi nhất khi trở về nhà với một con trâu và ba con heo.

Luật nay: Phân chia thừa kế theo di chúc

Trong ba phần gia tài, kẻ được chia đều hưởng quá số lợi của mình tưởng tượng, nên cả thảy đều mừng, vậy đâu là phần thiệt hại? Không có gì khó hiểu cả, người được lợi trong vụ này chính là ông đồ chứ không phải ba anh em nhà kia.

Đối với vụ việc trên, theo quy định của pháp luật ngày nay thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đồng thời, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật (Điều 632-BLDS).

Đồng thời, Điều 648 BLDS cũng quy định rõ về quyền của người lập di chúc: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; Phân định phần di sản cho từng người thừa kế... Như vậy, rõ ràng việc người cha đã lập di chúc như thế nào thì đó là quyền của ông và các con ông có nghĩa vụ thực hiện.    

TƯỜNG LINH

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Tài sản thừa kế, sự nuôi dưỡng và hoài nghi

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
Những người giàu có của châu Á nghĩ rằng những đứa con của họ không thể quản lý được tài sản của gia đình.

Quy định về thỏa thuận không phân chia di sản thừa kế

Thứ 5, 30/05/2013 | 15:03
Chúng tôi muốn thỏa thuận không phân chia di sản thừa kế thì cần thực hiện văn bản khai nhận di sản như thế nào?