Chân tướng của kẻ 'hám sắc hại thân'

Chân tướng của kẻ 'hám sắc hại thân'

Chủ nhật, 08/09/2013 | 17:01
0
Phạm Du (? – 1209) là tướng nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, dưới triều vua Lý Cao Tông - vị vua thứ bảy của nhà Lý. Thời Lý Cao Tông, Phạm Du giữ chức Thượng phẩm phụng ngự.

Tháng 3 năm 1207, hào trưởng ở Hồng Châu (Hải Dương và Hải Phòng) là Đoàn Thượng, Đoàn Chủ nổi dậy, xây đắp thành lũy, xưng vương hiệu. Cao Tông phái nhiều tướng quân đi đánh Hồng Châu như Đàm Dĩ Mông, Phạm Bỉnh Di, Trần Hinh, Bảo Trinh hầu, cùng họp nhau đánh Đoàn Thượng. Liệu thế không chống nổi, Đoàn Thượng liền ngầm sai người đem của cải đút lót cho Phạm Du, nguyện xin đem quân chúng theo ông. Phạm Du cố vì Thượng mà xin với Cao Tông tha cho. Từ đó ông và họ Đoàn có đi lại với nhau.

Luật sư - Chân tướng của kẻ 'hám sắc hại thân'

Ảnh chỉ có tính minh họa

Đầu năm 1209, Cao Tông sai Phạm Du coi việc quân ở châu Nghệ An. Bấy giờ miền này đang đói lớn, số người bị chết đói rất nhiều. Những người còn sống sót cũng bị phá sản, lưu vong. Nhân cơ hội ấy, Phạm Du nói với vua rằng: Nay thiên hạ rối loạn, bọn gian tặc nổi lên khắp nơi... xin cho phép tôi được tuyển bọn trai tráng để tự đề phòng, mới mong khỏi lo tai họa.

Vua bằng lòng. Phạm Du bèn chiêu tập những người vong mệnh ngang nhiên đi khắp các nơi. Từ đó đường đất bị cắt đứt, thuyền bè không đi lại được. Cao Tông thấy tình hình nguy khốn liền sai Phạm Bỉnh Di lấy quân ở Đằng Châu (thị xã Hưng Yên) để đánh Phạm Du. Ông trở về Cổ Miệt cùng với Đoàn Thượng, Đoàn Chủ ở Hồng Châu hợp binh làm phản triều đình, đánh Đằng Châu. Bỉnh Di bị thua. Tháng 2 năm 1209, Bỉnh Di lại đem binh ở Đằng Châu, Khoái Châu đi đánh Du. Phạm Du thua trận bỏ trốn. Bỉnh Di tịch biên gia sản của ông rồi đốt hết.

Tháng 4 năm 1209, Phạm Bỉnh Di đánh tan quân Đoàn Thượng. Phạm Du ngầm sai người về kinh đút lót cho các quan lại trong triều, nói rằng Bỉnh Di tàn ác, giết hại người vô tội và kể lể tình oan. Cao Tông sai Trần Hinh triệu Phạm Du về kinh, lại triệu cả Bỉnh Di về triều. Phạm Du về kinh trước hầu Cao Tông, lấy lời lẽ làm vừa lòng vua, lại được vua tin cẩn. Đến tháng 7 năm đó, Bỉnh Di cùng con là Phạm Phụ đến kinh sau, vào triều phụng mệnh. Lý Cao Tông sai bắt Bỉnh Di và Phụ giam ở Thủy Viên. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc nghe tin bèn đem binh lính phá cửa Đại Thanh kéo vào nội điện để cứu chủ. Cao Tông thấy việc kíp quá, sai giải Bỉnh Di và Phụ vào chỗ bệ đá nghỉ mát trong điện Kim Tinh. Phạm Du cùng em là Phạm Kinh ở trong ngự đường đi ra, lấy luôn binh khí trong cung đâm chết cha con Bỉnh Di rồi cùng Cao Tông bỏ kinh thành Thăng Long chạy trốn...

Bấy giờ, Quách Bốc chiếm đóng kinh thành, lập con thứ của Cao Tông là Lý Thầm lên ngôi. Phạm Du cùng Cao Tông chạy lên Quy Hóa, thái tử Lý Sảm cùng mẹ và em gái chạy về Hải Ấp nương nhờ Trần Lý. Thấy con gái của Trần Lý là Trần Thị Dung có nhan sắc, Lý Sảm lấy con gái Trần Lý là Trần Thị Dung. Nhân đó thái tử Sảm phong Trần Lý làm Minh Tự, Phạm Ngu làm Thượng phẩm phụng ngự, Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Biết tin thái tử Sảm lập triều đình riêng và tự ý phong tước cho Trần Lý, Tô Trung Từ, Phạm Ngu..., vua Lý Cao Tông ở Quy Hoá muốn đánh dẹp, bèn sai Phạm Du đi để liên lạc với họ Đoàn (Đoàn Thượng, Đoàn Văn Lôi) ở vùng Hồng để đánh dẹp, vì họ cùng Phạm Du từng có kết giao.

Họ Đoàn hẹn với Phạm Du cho thuyền đến đón ông. Nhưng khi thuyền họ Đoàn tới chỗ hẹn, Phạm Du đang mải tư thông với công chúa Thiên Cực. Thuyền họ Đoàn đợi mãi không thấy Phạm Du nên quay trở về. Phạm Du đến chỗ hẹn không có thuyền, phải tự kiếm thuyền đi gặp họ Đoàn. Nhưng khi tới Ma Lãng thì ông bị quân của hào trưởng Bắc Giang là Nguyễn Nậu và Nguyễn Nải đón bắt, mang về Hải Ấp nộp cho thái tử Sảm. Ông bị thái tử Sảm giết chết.

Luật nay:Thái tử Sảm sẽ bị khép vào tội giết người

Là cận thần, Phạm Du biết rõ vua Lý Cao Tông thực chỉ là một tên hôn quân chuyên bòn rút của thiên hạ. Vua cần đến những kẻ như Phạm Du để làm vây cánh, thì Phạm Du cũng cần một lũ lâu la để làm vây cánh cho mệnh.

Nói về cái chết của Phạm Du thì sử sách đã ghi chép đã quá rõ ràng rồi. Phạm Du trót yêu công chúa Thiên Cực mà lỡ mất chuyến đò, chính vì vậy mà ông mới bị sát hại. Đáng lẽ ra, ông đâu phải chịu một cái chết như vậy?

Hung thủ của vụ án trên chính là thái tử Sảm. Chiếu theo các quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi giết người của thái tử Sảm sẽ bị khép vào Điều 93 BLHS. Hình phạt cao nhất của tội này là tử hình. Như vậy, cái chết của Phạm Du phần nào cũng được an ủi bởi hung thủ thực sự đã bị pháp luật xử phạt.                                                

Tường Linh

Ham sắc, Tô Trung Từ tự hại mình

Thứ 2, 18/02/2013 | 14:23
Tô Trung Từ người thôn Lưu Gia, huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình. Sử sách không chép rõ về xuất thân của Tô Trung Từ, chỉ biết ông là em vợ của Trần Lý, hào trưởng vùng Hải Ấp (Thái Bình) và là người cùng họ với quan phụ chính Tô Hiến Thành.

Con người thường bị giam hãm dục vọng

Chủ nhật, 08/09/2013 | 08:15
Tình yêu thực khó có thể hiện hữu trong một trạng thái bình thường của tâm thức con người.

Cận mặt 2 diễn viên chính trong phim khiêu dâm '50 sắc thái'

Thứ 3, 03/09/2013 | 21:42
Nữ diễn viên 23 tuổi Dakota Johnson sẽ đảm nhận vai nữ chính Anastasia Steele trong bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ăn khách.

Tôi là sắc màu thứ 7 trên cầu vồng

Thứ 3, 03/09/2013 | 08:56
Khi yêu, một cô gái dị tính có thể nắm tay chàng trai của mình, ôm anh ấy và nói cho cả thế giới biết rằng: Tôi đang yêu.

Đi tù vì quá hâm mộ người nổi tiếng (1)

Thứ 7, 24/08/2013 | 14:04
Vì quá hâm mộ, nhiều người đã phải xộ khám vì liên tục quấy rối người nổi tiếng,

Nhan sắc sến sẩm của hot boy Việt thời mới nổi

Thứ 5, 15/08/2013 | 15:15
Rời xa hình ảnh "baby" nổi để đeo đuổi phong cách lịch lãm và quyến rũ hơn cũng là cách để các hot boy khẳng định mình.