Vị vua sai người đốt chùa ép con gái kết hôn?

Vị vua sai người đốt chùa ép con gái kết hôn?

Thứ 6, 21/06/2013 | 16:33
0
Chuyện kể rằng, Lý Thánh Tông vốn là vị vua hiếm muộn, trước khi ông đi cầu tự nhiều nơi, rồi gặp Ỷ Lan lấy về làm vợ mới sinh được hai người con trai, con cả là Lý Càn Đức được nối ngôi (tức Lý Nhân Tông) thì tất cả các phi tần không ai sinh được cho vua con trai để nối dõi.

Bấy giờ ngoại trừ hoàng hậu Thượng Dương sinh hạ được hai công chúa Từ Thục, Từ Huy và một phi tần sinh ra công chúa Thiên Thành, còn những người khác đều không sinh được con nào.

Chịu ảnh hưởng của Phật giáo, khi chớm tuổi trưởng thành, hai công chúa Từ Thục, Từ Huy xin vua cha được xuất gia tu hành, Lý Thánh Tông cho xây dựng tại làng Đông Phù (nay thuộc xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội) ngôi chùa Hưng Long tự (còn gọi là chùa Nhót) cho hai con gái.

Tương truyền ban đầu hai công chúa về núi Trúc (Trúc Lĩnh), làng Tương Trúc, Tự Khoát, Vẹt (Việt Yên) thuộc huyện Thanh Trì ngắm nhìn mải mê cảnh vật nơi đây. Thấy giữa đồng bằng nổi lên một ngọn núi, rất nhiều trúc mọc chen chúc, phía mặt tiền có thuỷ điều, bên cạnh lại có án tiền là gò (Đỉnh Yến), bên hữu nhiều ngọn gò nổi lên đều chầu về núi Trúc. Hai công chúa đều nhận thấy đúng là nơi linh địa, dân quanh vùng thì thuần hậu, bèn dựng am trên đỉnh núi Trúc tu hành.

Sau khi thị sát thấy dân chúng vẫn còn cảnh đói nghèo vì thiếu ruộng canh tác, với tấm lòng từ bi, hai công chúa đã lấy vàng bạc mua ruộng đất chia cấp cho dân...

Do tiếp tục kế sách giữ gìn phên dậu, bảo vệ bờ cõi bằng hôn nhân mà các tiên vương đã đề ra nên Lý Thánh Tông không còn cách nào khác là cho gọi Từ Thục và Từ Huy về kinh để đi lấy chồng nơi biên cương. Hai vị ni sư rất trăn trở suy nghĩ, không về thì mang tội bất hiếu chống lệnh vua cha, mà về thì việc tu hành dang dở, hơn nữa cả hai đã một lòng theo đạo Phật, thực hành thiền định, hành Bồ Tát đạo, đã thấy hạnh nguyên viên mãn có thể cứu khổ, cứu nạn cho bao người vì thế hai vị còn phân vân, do dự.

Vua Lý Thánh Tông thấy việc chậm trễ trong phút nóng giận đã ra lệnh đốt chùa, hai vị ni sư được các tín đồ phật tử và dân chúng rước về làng Tự Khoát, trú trên núi Trúc Lĩnh. Không lâu sau, nhà vua cảm kích và hối hận không ép buộc nữa mà để hai con gái tiếp tục tu hành, vua còn ban lệnh dựng lại chùa Đông Phù, bởi thế chùa còn có tên là chùa Đền, hiện trong chùa có lưu giữ một số dấu tích bị đốt cháy...

Luật nay: Phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Giai thoại về Lý Thánh Tông đốt chùa và ép hai nàng công chúa Từ Thục, Từ Huy lấy chồng đủ nói lên triều đại nhà Lý, các công chúa đều bị thiệt thòi, không ai được làm những điều sở thích và làm những việc như: Tuyển chọn kén phò mã, rồi muốn ở chốn kinh đô để gần vua cha và mẫu hậu cũng không được... Qua đó cũng cho thấy có những lúc chính sách ràng buộc bằng hôn nhân được triều Lý thực hiện rất quyết liệt bởi thế công chúa nhà Lý đã được người đời ghi nhận để ơn nhớ đến mãi ngàn sau vì biết quên thân mình vì dân, vì nước.

Trong vụ việc trên, cơ quan chức năng cần phải xác định có hay không có trách nhiệm hình sự thì phải căn cứ vào hành vi của vua Lý Thánh Tông và quy định tại Điều 143 BLHS về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Trong trường hợp mà hành vi của vua Lý Thánh Tông gây thiệt hại và phạm vào các quy định tại Điều 143 thì sẽ bị khởi tố hình sự. Theo đó, Điều 143 quy định về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm...

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Như vậy, hành vi sai người đốt chùa để ép con gái lấy chồng của vị vua xưa kia là hoàn toàn trái với các quy định của pháp luật hiện hành.                                                                                           

TƯỜNG LINH

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Luật sư danh tiếng bị thân chủ 'gài bẫy' để trả thù

Thứ 6, 31/05/2013 | 11:17
Phiên toà xử luật sư Robert George gây nhiều tranh cãi. Nó bắt đầu từ một cuộc gặp của Robert tháng 3/2009 với Ronald Dardinski - một trong các thân chủ cũ của mình, đã đưa Robert George vào vào lao lý. George cho rằng ông bị các cơ quan điều tra và công tố Mỹ "gài bẫy" để trả thù.

Luật sư kể chuyện bào chữa cho 'bố già' ma túy

Thứ 2, 17/06/2013 | 09:24
Phiên tòa lớn đầu tiên trong cuộc đời “thầy cãi”, tôi bào chữa cho một “bố già” ma túy bị lãnh án tử hình. Với hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, bị bắt quả tang cùng 2 bánh hêrôin, tôi biết âu cũng là cái giá phải trả đối với bị cáo.