Nhờ câu thơ treo trước cổng, Đặng Kim thoát họa lớn

Nhờ câu thơ treo trước cổng, Đặng Kim thoát họa lớn

Thứ 6, 05/07/2013 | 16:08
0
Đoan Nam Vương Trịnh Khải (1763 - 1786) là vị chúa thứ 11 của dòng dõi chúa Trịnh, cầm quyền từ năm 1782 tới năm 1786, ở giai đoạn tan rã của tập đoàn phong kiến họ Trịnh.

Trịnh Khải còn có tên khác là Trịnh Tông, là con trai cả của Thánh tổ Thịnh vương Trịnh Sâm với một cung tần tên là Dương Thị Ngọc Hoan, người làng Long Phúc, huyện Thạch Hà...

Tuyên phi Đặng Thị Huệ là người được chúa yêu chiều, sinh được con trai Trịnh Cán năm 1777. Vì thế lực của Tuyên phi, nhiều triều thần ngả theo, thế lực rất lớn. Tuyên phi muốn giành ngôi Thế tử cho con trai, khiến nội bộ triều đình chia rẽ, một bên là phe Trịnh Cán, bên kia là phe Trịnh Khải. Khải biết được âm mưu của Đặng Thị Huệ, lại nghe tin Trịnh Sâm có bệnh, sợ cha chết mà Tuyên phi ở gần thì mình sẽ bị gạt ra ngoài, bèn chiêu binh làm binh biến. Mọi việc bị bại lộ, Khải bị Sâm truất làm con út, cho là đứa con bất hiếu, một loạt triều thần ủng hộ Khải bị xử tử...

Về đời Trịnh Khải (1783), Đặng Kim làm quan đã tới tước hầu, nhưng vì muốn lấy lòng chúa, liền xin làm con mày và đổi họ của mình theo họ Trịnh, tự đặt tên là Trịnh An. Hành động đê tiện ấy, trừ vợ con hắn và mấy kẻ bên phủ chúa, còn thì chẳng có ai ưa.

Một buổi sáng, Đặng Kim khăn áo chỉnh tề sang chầu bên phủ chúa. Vừa ra khỏi cổng thì thấy trên tường vôi trắng nhà mình có một bức tranh thuỷ mặc. Đến gần xem, thấy vẽ một cây cổ thụ, cành lá trơ trụi, thân cây xiêu hẳn về một phía, mà gốc rễ thì cơ hồ cũng sắp bong lên khỏi mặt đất; phía trên, ở một chạc ba, có một con khỉ nằm ngủ say li bì. Bên cạnh có đề hai câu thơ nôm theo lối lục bát như sau: "Khỉ ơi tỉnh dậy đi thôi!/Đừng chờ cây đổ đi đời nhà mi...".

Nguyên chữ "hầu" là tước hầu cũng đồng âm với "hầu" là con khỉ. Vì thế, chữ "khỉ" ở bài thơ đây rõ ràng là ám chỉ vào quan hầu tước Đặng Kim chứ còn ai nữa! Họ Đặng xem xong, lạnh toát người, giật mình tỉnh ngộ.

Liền sau đó, y kiếm cớ cáo quan về nhà, lại lấy lại họ tên cũ của mình, hàng ngày chỉ đọc sách ngâm thơ, tuyệt nhiên không đả động gì đến công việc triều chính.

Nhờ đó, khi Trịnh Khải đổ. Đặng Kim được thoát nạn không vướng phải cái chuyện cháy thành vạ lây nữa. Đặng cố hết sức tìm hỏi cho ra ai là người đã dán bức tranh và viết câu thơ trước cổng nhà mình, không phải để kiếm chuyện mà chính là để đền ơn, nhưng tìm mãi không ra tông tích người nào.

Luật nay: Thủ tục thay đổi họ, tên cá nhân

Đặng Kim đổi họ của mình theo họ Trịnh, tự đặt tên là Trịnh An. Hành động đê tiện ấy, trừ vợ con hắn và mấy kẻ bên phủ chúa, còn thì chẳng có ai ưa.

Xét về mặt pháp luật, hành động tự thay đổi họ tên của Đặng Kim nếu đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật ngày nay thì không có chuyện gì. Nó chỉ trái về mặt đạo đức mà thôi. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị đinh số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì một trong những phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch là: "Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhận có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự".

Những "lý do chính đáng" để thay đổi họ, tên, chữ đệm được quy định tại Điều 27 BLDS gồm: "Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây: Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại; thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính; các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định".         

TƯỜNG LINH

Bí ẩn về thảm họa lớn nhất lịch sử ngành tên lửa

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Sau khi Liên Xô tan rã, thế giới biết đến một thảm họa trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ xảy ra vào năm 1960. Sự cố này ("thảm họa Nedelin") được đánh giá là thảm họa lớn nhất trong lịch sử ngành tên lửa thế giới.

Nữ luật sư ‘sát thủ của đàn ông’

Thứ 5, 04/07/2013 | 14:02
‘Sát thủ đàn ông’ là cách gọi của nhiều người ở Pháp và báo chí dành cho nữ luật sư nổi tiếng Michèle Cahen vì bà luôn bênh vực quyết liệt quyền lợi phụ nữ trong những vụ án ly hôn. Bà luôn tìm cách yêu cầu những người chồng phải trả những khoản tiền phụ cấp cao cho người vợ sau khi ly dị.