Nỗi oan của người vợ bị vu tội sát hại chồng

Nỗi oan của người vợ bị vu tội sát hại chồng

Thứ 7, 15/06/2013 | 22:28
0
Thuở xưa có hai anh em họ Trịnh, ở làng Cả (nay thuộc Sông Lô- Vĩnh Phúc) ăn ở với nhau cũng thuận hòa, chỉ ngặt là người anh thích chuyện ăn chơi, giao du kết bạn, vì vậy bao nhiêu tiền của cha mẹ để lại, người anh giành lấy hết, không để cho người em một đồng nào làm vốn sanh nhai.

Người em phải chịu cảnh thiếu thốn nghèo khổ, còn người anh tối ngày trà rượu, bài bạc rong chơi. Người anh đi tới đâu cũng có vài ba gã "cặp tàu" để được ăn uống phủ phê, người anh thường lấy thế làm hãnh diện với làng nước, người vợ nhỏ to khuyên giải thế nào cũng không nghe. Đã vậy, người em có đến nhờ cậy chút đỉnh tiền bạc, thóc gạo thì người anh khăng khăng từ chối, đuổi về, trong lúc đó hễ bạn bè của anh ta có cần một đôi quan tiền, người anh lấy đưa ngay không tiếc. Vợ thấy thế bảo chồng: "Không ai lạ đời như mình cả, ruột lại bỏ ra, người xa bỏ vào nghĩa lý gì?".

Người chồng cãi lại: "Đàn bà biết gì, để rồi coi, nếu có chuyện gì, bạn bè họ không bỏ tao chớ chú Ba nó thì đừng hòng nhờ cậy".

Nói rồi người anh hiu hiu tự đắc cho rằng mình xử thế rất khéo, không mảy may lưu ý đến chuyện giúp đỡ người em. Người vợ biết nói gì nữa với chồng cũng vô ích, nên  lẳng lặng làm thinh.

Đêm kia, người chồng vừa về tới nhà, vợ run rẩy kêu chồng vào buồng nói rằng: "Nguy rồi, hồi chiều có một người ăn xin đến trước cửa nhà mình kêu đói, mình cho một bát cơm mà lão còn chê ít đứng ỳ ra đó, đuổi mãi không đi, giận quá em lấy gậy, đánh lão một gậy lão liền ngã lăn ra chết. Em liền bó thây lão trong chiếc chiếu để dưới sàn ngoài kia, bây giờ mình liệu đem chôn lão cách nào đừng cho ai biết, mới tránh khỏi tội giết người, thiệt là oan gia khi không kéo đến nhà mình vậy".

Nghe vợ nói xong, người chồng liền bảo ở nhà đợi, mình đi tìm các bạn về phụ lực đem chôn. Các bạn của anh ta khi nghe kể chuyện, thấy đều tìm cách thoái thác và còn khuyên anh ta nên thú tội với quan. Anh ta chán nản về nói với vợ phải liệu cách khác chớ mấy thằng bạn chẳng người nào chịu tiếp tay đem chôn lão ăn mày.

Người vợ bèn nói với chồng: "Hay để em đi mời chú Ba may ra chú biết nghĩ tình giúp mình một tay". Người vợ đi mời người em đến, phụ lực với anh đem chôn lão ăn mày.

Chẳng ngờ mấy thằng bạn của người anh đều là kẻ tiểu nhân, muốn lập công nên họ kéo nhau đến huyện đường tố cáo. Quan huyện truyền cho sai nha đi bắt người anh điệu đến phủ đường. Người vợ liền đi theo kêu oan cho chồng.

Người vợ bẩm với quan huyện: "Thưa quan huyện, những người bạn chồng tôi họ cáo gian. Sự thật chẳng có lão già ăn mày nào bị đánh chết cả, vật đánh chết đem chôn là một con chó".

Quan huyện không tin cho quật mồ lên xem thì thấy một xác con chó bị đánh chết. Liền hỏi qua duyên cớ. Người vợ thật tình nói rằng, vì muốn khuyên chồng chừa bỏ cái thói giao du với những người bạn xấu, nên mới làm thế để cho chồng thấy rõ bụng dạ nham hiểm của con người.

Quan huyện hết lời khen ngợi người đàn bà có trí và truyền phạt người bạn xấu xa độc ác. Người chồng đã tỉnh ngộ, xa lánh bài bạc rượu trà và các bạn bè không tốt, từ đó rất thương yêu người em, hết lòng giúp đỡ người em được no ấm.

Luật nay: Người em cùng đám bạn phạm tội vu khống

Anh em trong một nhà phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Ấy vậy mà người anh cùng đám bạn đã vu tội cho vợ của người em vào một tội tày trời: Tội giết người. Quả thật là không thể lường hết nổi sự việc, ban đầu người vợ của em trai có ý nhờ anh Ba "giải quyết" vụ việc nhưng ngặt một nỗi vì vẫn còn hiềm khích với người em, nên anh Ba đã vu ngay tội giết người cho cô em dâu.

Căn cứ vào nội dung vụ việc trên, có thể thấy rằng hành vi của người anh cùng đồng bọn đã phạm vào tôi vu khống người khác được quy định trong BLHS hiện hành. Theo đó, tội vu khống có những dấu hiệu đặc trưng. Đối với tội danh này được định nghĩa tại Điều 122 của BLHS 1999, theo đó về mặt khách quan của tội phạm được hiểu: Người phạm tội có hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật và có nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của người khác như đưa tin người khác có hành vi thiếu đạo đức, có hành vi vi phạm pháp luật mặc dù người đó không có hành vi này. Hình thức đưa ra những thông tin nói trên có thể dưới những dạng khác nhau như truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, viết đơn, thư tố giác... Trong trường hợp này cần lưu ý là người phạm tội biết những thông tin mình đưa ra là không đúng sự thật nhưng đã thực hiện nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi nêu trên thuộc lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. 

Trong vụ án trên, người anh đã phạm vào điểm e) khoản 2 của điều luật trên: Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Hình phạt từ một năm đến bảy năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm tù.                                       

TƯỜNG LINH

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Nỗi oan khó giải của chàng trai mang 'tay vượn'

Thứ 2, 15/04/2013 | 09:24
Khoảng 33 tuổi, cơ thể cường tráng của anh Phạm Văn Quân đột nhiên không còn khả năng làm việc nặng nhọc. Nhiều người đồn đoán dòng họ anh bị mắc chứng "người tay vượn" nên ai cũng có thân hình kỳ dị và sống không thọ. Nỗi đau ấy làm cuộc sống, bệnh tật của anh thêm phần tủi phận.

Nỗi oan thấu trời của người đàn bà điên

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:09
"Từ một người bình thường, nay vợ tôi trở thành người tâm thần. Việc kinh doanh phá sản, vợ lại bệnh tật, gia đình tôi đã phải rời Gia Lai về mượn tạm túp lều của người bà con ở xã Tiên Tiến, Thanh Hà, Hải Dương để sống tạm".