Trạng Lường xử án 'không chồng mà chửa mới ngoan'

Trạng Lường xử án 'không chồng mà chửa mới ngoan'

Thứ 7, 10/08/2013 | 15:27
0
Sinh thời, bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương đã phẩy quạt mà tếu táo với thiên hạ rằng: "Không chồng mà chửa mới ngoan, có chồng mà chửa thế gian cũng thường", để nói về chuyện chửa hoang trong thiên hạ lúc bấy giờ.

Theo lệ thường, đàn bà mà chưa có chồng đã có con, hoặc có chồng mà có con với người khác, phạm tội lăng loàn, băng hoại đạo đức thì bị gọt đầu bôi vôi rồi thả rọ trôi sông, nhẹ thì phạt theo lệ làng trâu bò lợn gà đến tán gia bại sản của cha mẹ. Lệ ấy mới dẫn đến bao nhiêu thảm cảnh cháy lòng, xót ruột. Bậc có tâm nhìn cảnh ấy cũng thấy xót thương mà không thể làm gì.

Tuy nhiên, đó là xét phía trong luỹ tre làng, ở cấp độ Nhà nước, tuy triều đình phong kiến cũng còn ít nhiều hạn chế nhưng không thể nói là không có tình, có lý. Chuyện chửa hoang bị phản đối quyết liệt nhưng pháp luật vẫn đặt ra các quy định khác nhau về vấn đề này, trong đó có sự cân nhắc nặng nhẹ về mặt tình tiết, điều kiện, hoàn cảnh sao cho hợp lý. Dân gian vẫn còn lưu truyền một câu chuyện xử kiện liên quan đến "chửa hoang" do đích thân trạng Lường Lương Thế Vinh nghị án. Đây cũng là một vụ án thể hiện được sự minh bạch trong pháp luật nhà Hậu Lê. Chuyện này cũng được ghi chép lại đầy đủ trong sách Hồng Đức thiện chính thư.

Luật sư - Trạng Lường xử án 'không chồng mà chửa mới ngoan'

Trạng Lường Lương Thế Vinh.

Trạng nguyên Lương Thế Vinh dâng sớ lên vua Lê Thánh Tông đề xuất cách xử lý chuyện "không chồng mà chửa".

Nhà nọ có cô con gái, đóng cửa kén chồng. Cô ta mới lớn, xuân tình phát triển, một hôm gặp anh học trò, muốn kết thành vợ chồng mà không dám tỏ tình. Khi đó có người hàng xóm nghèo khổ, cô ta trong bụng không ưng nhưng tình dục khó át đi, bèn thông dâm với người đó dẫn đến có thai. Cha mẹ biết chuyện bèn tra hỏi cô gái. Cô ta thấy việc không thể giấu, đành kể thực tình. Cha mẹ cô ta tức giận vì thấy người kia nghèo khổ, bèn vu cho anh học trò và phát đơn kiện. Người học trò khai rằng không hề có chuyện đó, chính cô gái đã thông dâm với người hàng xóm nghèo khổ, vì vậy xin bắt anh ta đến đối chất. Quan khám án căn cứ vào luật xử rằng: "Việc người con gái thông dâm xảy ra nơi kín đáo, lại không khám nghiệm được, khó mà có bằng cớ, ý muốn là không có bằng cớ để xử theo pháp luật. Nhưng trong đơn kiện đã có dấu tích, cô gái có thai là bằng chứng". Quan khám án bèn bắt cả hai người phải thề, người học trò đồng ý, còn người hàng xóm thì nhất định không chịu thề.

Quan lại tra hỏi người nào thông dâm với thị, lúc đó thị mới khai thực là anh hàng xóm. Nhưng việc xử là anh hàng xóm vu cho anh học trò, về lý là phải chịu tội, anh hàng xóm phải trị tội nặng, song chiếu theo điều luật, có điều đúng và có điều chưa đúng nên sự khốc hại lại càng thậm tệ.

Nay thần là Lương Thế Vinh, xét trong luật nhà Minh có nói rằng: “Xét về tình không có dấu tích, nên dễ vu oan, nếu không bắt được quả tang thì việc đó không có bằng cớ và chỉ là lời khai người nào đó thông dâm với mình. Nếu lời khai không có bằng chứng thì không xét tội. Gian phụ có thai thì ở phía gian phụ là có bằng chứng, mà ở phía nam phu lại không có bằng chứng, chỉ có thể xử gian phu cái tội thông gian… Căn cứ vào điều đó, kính cẩn tâu xin ban bố điều lệ thi hành".

Trên cơ sở tấu trình của quan trạng Lương Thế Vinh, vua Lê Thánh Tông xét thấy cần ban bố một số quy định về vấn đề "nhạy cảm" này nhằm chấn chỉnh phong hoá, giữ gìn nề nếp gia phong, đạo đức xã hội. Do đó, vào năm Bính Thân (1476) niên hiệu Hồng Đức thứ 7 đã ra chiếu lệnh với cách xử lý những sự việc liên quan như sau: "Nếu là thông dâm thì phạt đánh 80 trượng, có chồng mà thông dâm thì phạt đánh 90 trượng; dụ dỗ, tán tỉnh người khác thông dâm thì phạt đánh 100 trượng, lưu đày 3.000 dặm".

Thông dâm với trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở xuống thì tuy là thuận tình nhưng vẫn xử theo tội cưỡng dâm, tội thông dâm và tội dụ dỗ người khác thông dâm, nam nữ cùng tội như nhau. Những đứa trẻ do thông dâm mà sinh ra là trai hay gái đều bắt gian phu phải nuôi dưỡng, gian phụ thì tuỳ cho người chồng gả hay bán, hoặc người chồng vẫn giữ lại làm vợ thì cũng cho phép. Nếu gả bán gian phụ cho gian phu thì người chồng và gian phu mỗi người bị phạt đánh 80 trượng, gian phụ phải ly dị trở về nhà mình, tài sản thì bị tịch thu sung công.

Trường hợp cưỡng dâm thì đàn bà, con gái không bị xử tội. Những kẻ môi giới, chứa chấp làm nơi thông dâm đều bị xử tội giảm một bậc so với kẻ phạm tội thông dâm. Nếu thoả thuận riêng với kẻ thông dâm thì cũng bị xử tội, giảm một bậc.

Nếu không bắt được quả tang, không có bằng chứng hoặc không chỉ ra được thủ phạm thì không được xử tội. Nếu gian phụ có thai, không tìm ra được thủ phạm thì không được gán tội cho người khác, nếu vi phạm điều này sẽ bị xử tội "thêm bớt tội cho người".

Luật sư - Trạng Lường xử án 'không chồng mà chửa mới ngoan' (Hình 2).

Luật nay:  Vụ án còn để sót tội

Trạng Lường Lương Thế Vinh (1441-1495) tự là Cảnh Nghị, hiệu Thuỵ Hiên, người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Vụ Bản, Nam Định), từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng, rất giỏi tính toán, không sách nào không đọc, am tường nhiều việc... Là một người đầy tài năng nên xung quanh cuộc đời ông được bao phủ bằng nhiều chuyện lạ. Qua cách hành xử của mình, Lương Thế Vinh luôn chứng tỏ một cái tâm vững vàng, đức độ và cái tài xuất chúng, biết đặt chữ "vì dân" lên làm đầu.

Vụ án chửa hoang, ông đã đề xuất lên vua Lê Thánh Tông những điều khoản như đã kể trên. Tuy nhiên, ở đây ngoài chuyện cô gái chửa hoang với anh hàng xóm nghèo, còn một vấn đề khác vẫn không kém phần nghiêm trọng mà lại bị bỏ qua. Đó là chuyện bố mẹ cô gái rõ ràng biết con mình có chửa với anh hàng xóm nhưng lại cố tình đi kiện anh học trò nhằm bắt vạ. Khi tình tiết vụ án đã rõ ràng, quan lại đi xử người hàng xóm mà không đưa bố mẹ cô gái ra xét xử. Theo luật nay, hành vi này bị xét vào tội vu khống, tương ứng với Điều 122 BLHS.

Điểm 1, Điều 122 quy định rõ: "Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm". Ngoài ra theo điểm 3 Điều 122 thì  người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".

Như vậy, bố mẹ cô gái này có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm, số tiền đền bù danh dự cho anh học trò có thể lên đến mười triệu đồng.

Ngoài ra, trong vụ việc trên vua Lê Thánh Tông cũng đã có nhắc tới hành vi "thêm bớt tội cho người" nhưng không thấy nói cụ thể cho ai. Việc thêm bớt tội này, có thể hiểu anh hàng xóm nghèo sẽ được "đính" thêm tội danh này. Nghĩ cũng thương cho anh chàng, vì tham một chữ "tình" mà đột nhiên bị lôi ra kiện cáo, phải chịu phạt đòn, đương nhiên chắc chắn rằng sau đó sẽ phải "gánh" thêm một vợ, một con hoặc ít nhất một đứa con phải chăm sóc, nuôi dưỡng. Anh học trò được minh oan nhưng cũng chẳng lấy làm vui vì vừa mất thời gian, vừa "rách việc". Riêng song thân của cô gái bị "vỡ mưu" và phải vác thêm tiếng xấu cho thiên hạ chê cười.

Ngoài ra trong vụ việc trên vua Lê Thánh Tông cũng đã quy định rõ hình phạt cho từng cá nhân phạm tội một cách cụ thể. So sánh với luật pháp hiện tại, cũng có "điểm vênh" khá thú vị. Cụ thể: "Thông dâm với trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở xuống thì tuy là thuận tình nhưng vẫn xử theo tội cưỡng dâm, tội thông dâm và tội dụ dỗ người khác thông dâm, nam nữ cùng tội như nhau", nếu theo luật pháp hiện nay, việc thông dâm với trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở xuống thì bị kết vào tội hiếp dâm trẻ em, tương ứng với Điều 122 BLHS. Điểm 4 Điều 122 quy định: "Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ mười ba tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình". So sánh với luật xưa, luật nay nghiêm khắc và phân minh hơn nhiều.

Hón Thy

Áp lực trước những vụ xử án lưu động

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
Đời nghề của Thượng tá công an Hồ Như Vọng gắn với việc thi hành án (THA)tử hình với nhiều tử tù "danh nổi như cồn" như trùm ma túy, những tay đại ca giang hồ cộm cán, những kẻ máu lạnh giết người, cướp của và cả tội phạm tham nhũng...

Lập Tòa gia đình để xử án hôn nhân

Thứ 7, 15/06/2013 | 21:30
Các vụ án hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) trong những năm gần đây không có xu hướng giảm, cùng với hàng loạt những vấn đề được xem là rất đặc thù của loại án này đã thúc đẩy nhu cầu có một mô hình Tòa chuyên trách để giải quyết có hiệu quả các vụ việc về gia đình.

Tòa án có được gắn camera ở phòng xử án?

Thứ 3, 28/05/2013 | 18:04
Luật sư Trần Hồng Phong có khiếu nại về một phiên xử phúc thẩm của Toà án Nhân dân (TAND) TP.HCM, kiến nghị đến các cơ quan chức năng về việc nên gắn hệ thống camera ở các phòng xử.

Hạn chế xử án ngoài giờ hành chính

Thứ 2, 25/02/2013 | 08:38
Mới đây, một đương sự kháng cáo bản án sơ thẩm, trong đó có nêu lý do là tòa đã xử án ngoài giờ hành chính. Vậy giờ hành chính là gì, nó được quy định thế nào trong luật tố tụng?...

Người rộng lượng "xử án" khiến vua cũng cảm phục

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Trước những đố kỵ, ghen ghét ở trong cung, Hiển Từ Tuyên Thánh Hoàng thái hậu đã xử lý rộng lượng, khiến Vua Trần Minh Tông rất cảm phục.

'Phóng thơ xử án', bà huyện Thanh Quan hại chồng

Thứ 6, 08/03/2013 | 15:57
Bà huyện Thanh Quan lâu nay vẫn được nhắc đến là một đại thi hào nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam.