'Át chủ bài' phòng thủ Biển Đông

'Át chủ bài' phòng thủ Biển Đông

Thứ 3, 11/06/2013 | 20:26
0
Quân chủng Hải quân Việt Nam đang có những bước trưởng thành vượt bậc trong những năm gần đây. Trong tương lai gần, rất có thể quân chủng hải quân sẽ được biên chế đầy đủ các binh chủng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Từ những xuồng phóng lôi với lượng giãn nước nhỏ, Hải quân Việt Nam đã được biên chế những khí tài, phương tiện chiến đấu hiện đại như tàu hộ vệ tên lửa Gerpard 3.9, chiến hạm tên lửa cao tốc "Tia chớp" Molnya 1241.8, trên biển trời là những "hổ mang chúa" tiêm kích đa nhiệm Su -30 MK2, tiêm kích đánh chặn Su-27, cường kích chuyên đánh biển Su-22M của không quân yểm trợ.

Không quân và tác chiến không - hải

Trong chiến tranh hiện đại, lực lượng không quân và không quân hải quân đóng vai trò quyết định sự thành bại của chiến trường trên biển và trên đất liền. Thông thường, trong các trận chiến đấu trên biển, tính từ năm 1941 đến nay, sự thành bại phụ thuộc hoàn toàn vào hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng không quân - không quân hải quân, hải quân và lực lượng pháo binh - tên lửa phòng thủbờ biển.

Tiêu điểm - 'Át chủ bài' phòng thủ Biển Đông

Kinh nghiệm các cuộc xung đột vũ trang hiện đại sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2 cho thấy: lực lượng không quân đóng vai trò quyết định trong các trận chiến. Hoạt động của KQ (không quân) và KQHQ (không quân hải quân) quyết định thắng lợi trong mọi chiến dịch của hầu hết các cuộc chiến tranh hiện đại.

Tiêu điểm - 'Át chủ bài' phòng thủ Biển Đông (Hình 2).
Lực lượng không quân hải quân là linh hồn của các cụm tàu sân bay xung kích Mỹ, đủ khả năng can thiệp vũ trang vào bất kỳ khu vực nào trong trường hợp cần thiết.

Trong giai đoạn ngày nay, ở các nước cường quốc quân sự hải dương, cùng với những tài liệu chỉ đạo về tư duy chiến lược, chiến dịch đồng thời các kinh nghiệm huấn luyện thực hành sẵn sàng chiến đấu của hạm đội, những nhiệm vụ đặt ra chohải quân, không quân hải quân phải tiếp nhận từ 30–45% nhiệm vụ thời bình và từ 40–60% nhiệm vụ thời chiến.

Trong điều kiện chiến tranh, các hạm đội nếu không có sự yểm hộ của không quânhải quân hoàn toàn không có khả năng thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu quan trọng trên biển, không thể phòng ngự chống lại các đòn tấn công đường không của đối phương, không bảo vệ được các hải đoàn tàu ngầm mang tên lửa cấp chiến lược chiến dịch, không có khả năng tấn công các cụm hải quân chủ lực của đối phương và không đánh chặn, tấn công được các đoàn tàu vận tải quân sự của địch.

Trong các tài liệu quân sự của các cường quốc hải quân thế giới, bao gồm cả tài liệu hướng dẫn tiến hành các hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang Liên bang Nga có chỉ rõ: các cuộc chiến đấu trên bộ, trên biển sẽ được chuyển hướng thành các cuộc chiến đấu trên không và trên vũ trụ...

Như vậy, vấn đề đặt ra là trong các hoạt động tác chiến trên biển, không quân phải là lực lượng chủ chốt, chứ không đóng vai trò lực lượng yểm trợ hỏa lực cho các chiến hạm nổi và các tàu ngầm. Thành công trong các trận chiến trên biển, hiệu quả các đòn tấn công tiêu diệt được lực lượng hải quân đối phương phải được tiến hành trong cả 3 môi trường tác chiến: trên không, trên mặt biển và dưới biển.

Không phải là tình cờ trong quá trình Chiến tranh Thế giới lần thứ II, người Mỹ đã tổ chức biên chế lực lượng không quân hải quân, duy trì và phát triển đến tận ngày nay.

Binh chủng "ruột" của hải quân

Các cuộc chiến đấu không – hải đã chỉ ra rằng, hiệu quả tác chiến của các hệ thống chủ đạo và các hệ thống thứ cấp trong trường hợp tác chiến không – hải là hạm đội và lực lượng không quân hải quân. Trong điều kiện ngược lại, các lực lượng mặt nước và dưới mặt nước sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng khi tiến hành thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Trong các trận chiến đấu trên biển của các lực lượng, do quan hệ trực thuộc quá nhiều, ví dụ như tư lệnh không quân có thể giao nhiệm vụ phối thuộc cho hải quân, nhưng hải quân lại có những yêu cầu tác chiến khác hơn cho không quân. Vấn đề không đồng nhất trong mệnh lệnh sẽ dẫn đến nguy cơ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị tổn thất lực lượng. Do đó, không quân hải quân khi hiệp đồng tác chiến với hạm đội, thông thường là lực lượng theo nguyên tắc hiệp đồng binh chủng, vàkhông quân hải quân cũng là lực lượng tác chiến chủ lực.

Cũng cần nhìn nhận thêm những kinh nghiệm của Mỹ trong thế chiến thứ 2, Bộ Tư lệnh lực lượng quân đội Mỹ, hiểu rõ vị trí, vai trò của không quân hải quân như là một binh chủng “ruột” của quân chủng hải quân, đã tiến hành những đợt huấn luyện chỉ huy chuyên sâu cho các đô đốc hạm đội về lĩnh vực KQHQ. Từ tháng 8/1943, từ 146 sĩ quan cao cấp hải quân chỉ có 17 sĩ quan có bằng lái máy bay của không quân hải quân, nhưng đến tháng 3/1945, trong số 302 sĩ quan cao cấp hải quân đã có tới 59 người có bằng lái máy bay của KQHQ, bằng 19,6%.

Từ góc độ này có thể rút ra kết luận, những nhiệm vụ tác chiến trên biển lớn, thuộc lực lượng KQHQ, nếu giao cho các đơn vị không quân, không thuộc thành phần binh chủng của quân chủng HQ, sẽ không đạt hiệu quả tác chiến, mà còn có thể không hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy, các nhiệm vụ tác chiến đường không trên biển lớn cần được giao cho lực lượng KQHQ như một binh chủng cấu thành của quân chủng Hải quân; các đơn vị của KQHQ cần được huấn luyện và thực hành diễn tập với tư cách là lực lượng tác chiến biển theo các nhiệm vụ chiến đấu khác nhau trên cơ sở hiệp đồng binh chủng và phối thuộc trong các điều kiện chiến trường như: Yểm trợ; trực thuộc hoặc là một lực lượng chiến đấu độc lập.

Tiêu điểm - 'Át chủ bài' phòng thủ Biển Đông (Hình 3).

Từ những kinh nghiệm có được trong thực tế và tài liệu, người chỉ huy đã biên chế theo những tính năng chung (trần bay, tốc độ, tải trọng, tính cơ động)... được sử dụng như các chuẩn để tổ chức các phân đội tác chiến theo mục đích sử dụng, ví dụ: phân đội trinh sát có những tính chất nhiệm vụ khác với phân đội không quânném bom hoặc tiêm kích, hoặc sự khác nhau giữa các loại vũ khí sử dụng (máy bay phóng, rải ngư thủy lôi với không quân tiêm kích), hoặc những tính năng kỹ chiến thuật của máy bay (không quân tiêm kích với lực lượng chống ngầm).

Tiêu điểm - 'Át chủ bài' phòng thủ Biển Đông (Hình 4).
Máy bay chống ngầm P3 Orion.

Nhưng từ những phân tích đã nêu cho thấy không có những tiêu chí rõ ràng trong phân định các phân đội theo một chuẩn yêu cầu nhiệm vụ nhất định, mà hoàn toàn phụ thuộc vào tính năng kỹ chiến thuật của các phương tiện bay, đồng thời phụ thuộc vào khí tài, vũ khí trang bị hoặc yêu cầu nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn ngày nay, thông thường có thể phân chia các phi đoàn KQHQ theo tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện: Ví dụ tiêm kích Su-30MK có thể mang các loại tên lửa chống tàu, cũng có thể mang bom hoặc thủy lôi, hoặc tên lửa chống ngầm.

Tiêu điểm - 'Át chủ bài' phòng thủ Biển Đông (Hình 5).
SU-30MK2 Việt Nam là máy bay chiến đấu đa nhiệm có thể tác chiến tốt cả trên không và trên biển.

Như vậy, Su-30MK có thể được tính như một máy bay đa nhiệm, có thể nằm trong biên chế của lực lượng không quân trinh sát hỏa lực, nhưng cũng có thể nằm trong biên chế của lực lượng cường kích chống tàu, các máy bay trực thăng KA-28 có thể làm nhiệm vụ vận tải, cứu hộ trên biển, nhưng khi lắp đặt các trang thiết bị, khí tài chống ngầm, có thể sẽ thực hiện nhiệm vụ chống ngầm, hoặc có thể thực hiện các nhiệm vụ khác như chống đổ bộ đường biển khi được lắp đặt tên lửa có điều khiển hoặc rocket.

Tiêu điểm - 'Át chủ bài' phòng thủ Biển Đông (Hình 6).
Trực thăng đa nhiệm KA -28.

Trong giai đoạn ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và các cụm khí tài dạng module, các phân đội KQHQ sẽ được trang bị các máy bay chuyên dụng theo yêu cầu được giao (ví dụ: máy bay chống ngầm, máy bay tuần biển…) đồng thời cũng được biên chế các máy bay đa nhiệm (Su-24, Su-27, Su-30…).

Hiện nay, trong biên chế của lực lượng KQHQ, có thể tạm phân ra các lực lượng theo yêu cầu nhiệm vụ khác nhau, trong đó các lực lượng chuyên ngành vẫn được biên chế các phương tiện bay đa nhiệm. Đó là lực lượng trinh sát – tuần biển; lực lượng trinh sát – chống ngầm; lực lượng cường kích chống tàu – trong đó bao gồm cả các máy bay được trang bị thủy ngư lôi; lực lượng không quân tiêm kích đánh chặn; lực lượng tham mưu, điều hành tác chiến với các máy bay chỉ huy trên không (máy bay chỉ huy đặc chủng) ;lực lượng máy bay tác chiến điện tử; lực lượng máy bay vận tải – cứu hộ.

Thông thường, các lực lượng – phân đội chuyên ngành được biên chế các máy bay chuyên ngành và đa nhiệm, ví dụ: lực lượng trinh sát có thể bao gồm các loại máy bay trinh sát – tác chiến điện tử, máy bay không người lái trinh sát quang ảnh và máy bay chiến đấu đa nhiệm mang vũ khí tấn công đường không….).

Mặc dù các phương tiện bay có thể đa nhiệm, đa năng, nhưng với mỗi lực lượng, các phi công cần được huấn luyện chuyên sâu theo hướng thực hiện nhiệm vụ chủ yếu, đồng thời được huấn luyện mở rộng nhằm có thể thực hiện nhiệm vụ được giao. Ví dụ: lực lượng KQHQ tiêm kích sẽ được huấn luyện chuyên sâu về kỹ chiến thuật chiến đấu trên không trong điều kiện tác chiến trên biển lớn, nhưng cũng phải được tham gia huấn luyện phương pháp thực hiện nhiệm vụ chống ngầm hoặc tấn công chiến hạm nổi. Máy bay tiêm kích hạng nặng Su- 27, 30MK cũng có thể được mang trang bị tên lửa chống ngầm khi thực hiện nhiệm vụ.

Theo Tiền Phong

> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh

Quốc hội sẽ họp riêng về tình hình biển Đông

Thứ 2, 10/06/2013 | 21:20
Trong một phiên họp riêng diễn ra vào chiều ngày 11/6, Quốc hội sẽ nghe báo cáo tình hình, diễn biến mới về biển Đông...

Sức mạnh thực sự phía sau hải trình Biển Đông của Ấn Độ

Thứ 3, 04/06/2013 | 15:41
Bốn chiếc chiến hạm thuộc hạm đội Viễn Đông của Ấn Độ đã thực hiện chuyến ghé thăm các nước Đông Nam Á trong khuôn khổ tập huấn mang tên "Triển khai tại hải ngoại". Chuyến đi này của hạm đội thực hiện vào đúng thời điểm Biển Đông "nóng" hơn bao giờ hết bởi những tranh chấp chủ quyền.

Trung Quốc trở thành 'kẻ bắt nạt xấu xí' trên Biển Đông và Hoa Đông

Thứ 2, 03/06/2013 | 07:44
Vụ việc tàu sắt Trung Quốc đâm một tàu cá Việt Nam vừa qua đã khiến không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước trong khu vực Biển Đông phải bất bình và lên tiếng.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.