Ba con sông lớn ở Trung Quốc đang ấm lên

Ba con sông lớn ở Trung Quốc đang ấm lên

Thứ 4, 23/10/2013 | 08:24
0
Khu vực Sanjiangyuan khởi nguồn của ba con sông lớn của Trung Quốc đang liên tục trở nên ấm hơn và mực nước cao hơn do kết quả của sự nóng lên toàn cầu.

Theo Li Lin, kỹ sư cao cấp của Cục khí tượng tỉnh Thanh Hải thì khu vực đầu nguồn cao nguyên Tây Tạng vốn có khí hậu khô, lạnh nhưng nhiệt độ đã tăng thêm 1,98 độ C và lượng mưa cũng liên tục gia tăng từ năm 1961 đến năm 2012.

Sự gia tăng nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sanjiangyuan trong giai đoạn này là cao hơn so với mức trung bình của toàn Trung Quốc và toàn cầu. Li cũng trích dẫn một báo cáo tư vấn về chính sách biến đổi khí hậu dựa trên một cuộc khảo.

Theo đó thì khu vực này đã trải qua nhiều đợt nắng nóng hơn và ít đợt không khí lạnh hơn trong năm thập kỷ qua.
Do nhiệt độ tăng cao, độ sâu tối đa của lớp băng vĩnh cửu ở khu vực đầu nguồn đã giảm trung bình 12 cm trong 10 năm qua và hầu hết các sông băng đang tan chảy.

Việt Nam Xanh - Ba con sông lớn ở Trung Quốc đang ấm lên

Khu vực Sanjiangyan nơi khởi nguồn ba con sông lớn của Trung Quốc có mực nước dâng cao do hiện tượng khí hậu toàn cầu nóng lên.


Báo cáo dự đoán đến năm 2100, nhiệt độ trong Sanjiangyuan sẽ tăng thêm 3 độ C so với bây giờ. Mà nếu tăng 1,1 độ C thì có nghĩa là 19 % các lớp băng vĩnh cửu sẽ tan.

Báo cáo ước tính rằng diện tích vùng đóng băng có thể giảm từ 40 đến 60% vào năm 2100.

Theo Wu Guolu, người đứng đầu viện Nghiên cứu khảo sát về môi trường và địa chất địa phương thì “nhiều lái xe phàn nàn rằng đường xá đã trở nên gập ghềnh hơn trong những năm gần đây. Lý do là lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy và nhấn chìm đường đi”.

Các chuyên gia tin rằng sự thay đổi khí hậu là một con dao hai lưỡi đối với Trung Quốc, đặc biệt là các con sông Dương Tử , Hoàng Hà và sông Lan Thương .

Theo Xin Yuanhong, một kỹ sư khảo sát địa chất cao cấp ở Thanh Hải thì sông băng tan chảy không phản chiếu ánh sáng từ mặt trời và do đó có thể dẫn đến tăng nhiệt độ và kích hoạt bay hơi nhanh hơn. Điều này có khả năng tăng độ sa mạc hóa,

Li cho biết băng tan cũng đã phá vỡ sự cân bằng tài nguyên ở các sông thuộc vùng Đông Nam Á, làm dấy lên mối quan tâm tới sự an toàn .

Kết quả giám sát cho thấy một số hồ lớn ở Hoh Xil đã mở rộng ra từ năm 2011, đe dọa tuyến đường sắt Thanh Hải- Tây Tạng và mạng lưới đường bộ.
Ngoài ra, mưa bão cũng thường xuyên hơn và những trận bão tuyết đã tàn phá cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết việc tăng lượng mưa trong 50 năm tới có thể mang lại lợi ích cho cao nguyên cằn cỗi và ngành nông nghiệp nước này. Trong năm 2012, độ che phủ rừng Sanjiangyuan tăng 2,1% so với cùng kỳ.
Trung Quốc thành lập các khu bảo tồn Sanjiangyuan từ năm 2000 với hy vọng sẽ cứu được các hệ thống sinh thái mong manh. Năm năm sau đó, Trung Quốc cũng đã thông qua một dự án bảo tồn sinh thái trong khu vực trị giá 7,5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,2 tỉ đô la Mỹ).

2013 là năm cuối cùng của dự án chín năm, bao gồm việc di chuyển của 50.000 người dân chủ yếu là người chăn nuôi gia súc Tây Tạng và phát triển năng lượng sạch, cải tạo đất trồng trọt.

Khánh Nguyễn (Theo China)

Cần thống nhất ứng phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Thứ 6, 20/09/2013 | 10:29
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội thảo về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long để đưa ra nghiên cứu tích hợp tổng thể, đề xuất những phương án về vấn đề biến đổi khí hậu ở khu vực này.

Việt Nam sẽ có 500 tỷ cho biến đổi khí hậu

Thứ 5, 19/09/2013 | 16:03
Trong hai năm tới, Đan Mạch cam kết sẽ giải ngân 100 triệu USD viện trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại cho Việt Nam, trong đó 25% số vốn này sẽ dành cho các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại tới 1.000 tỷ USD

Thứ 4, 21/08/2013 | 08:54
Biến đổi khí hậu gây ra lũ lụt có thể khiến 136 thành phố ven biển lớn nhất thế giới thiệt hại tới 1.000 tỷ USD (tương đương với 750 tỷ euro) vào năm 2050, nếu không có các biện pháp bảo vệ ngay lập tức.

Nhiều loài động vật có nguy cơ biến mất vì biến đổi khí hậu

Thứ 5, 27/06/2013 | 09:03
Một nghiên cứu của Tổ chức Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (IUCN) công bố trên nhật báo Plos One (Mỹ) ngày 24/6 cảnh báo phần lớn các loài chim, động vật lưỡng cư và các rạn san hô đang chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, song chúng lại không được coi là các loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và do đó không được bảo tồn thích hợp.

Biến đổi khí hậu đe dọa cả những loài phổ biến

Thứ 6, 31/05/2013 | 13:49
Rất nhiều loài động thực vật sẽ có phân bố hẹp hơn nhiều nếu như tình hình biến đổi khí hậu diễn biến tiếp tục với tốc độ như hiện nay, theo một nghiên cứu vừa công bố mới đây.

'Trị thủy' thời biến đổi khí hậu

Thứ 3, 28/05/2013 | 09:09
Một thời gian rất dài, nhân loại đã nghĩ phải khai thác triệt để nguồn lợi từ nước. Đến nay, con người mới nhận ra sống tự nhiên và mở rộng sự ảnh hưởng của nguồn nước mới giảm thiểu những tác động tiêu cực tiềm ẩn của nước

Cần thống nhất ứng phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Thứ 6, 20/09/2013 | 10:29
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức hội thảo về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long để đưa ra nghiên cứu tích hợp tổng thể, đề xuất những phương án về vấn đề biến đổi khí hậu ở khu vực này.

Việt Nam sẽ có 500 tỷ cho biến đổi khí hậu

Thứ 5, 19/09/2013 | 16:03
Trong hai năm tới, Đan Mạch cam kết sẽ giải ngân 100 triệu USD viện trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại cho Việt Nam, trong đó 25% số vốn này sẽ dành cho các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại tới 1.000 tỷ USD

Thứ 4, 21/08/2013 | 08:54
Biến đổi khí hậu gây ra lũ lụt có thể khiến 136 thành phố ven biển lớn nhất thế giới thiệt hại tới 1.000 tỷ USD (tương đương với 750 tỷ euro) vào năm 2050, nếu không có các biện pháp bảo vệ ngay lập tức.

Nhiều loài động vật có nguy cơ biến mất vì biến đổi khí hậu

Thứ 5, 27/06/2013 | 09:03
Một nghiên cứu của Tổ chức Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (IUCN) công bố trên nhật báo Plos One (Mỹ) ngày 24/6 cảnh báo phần lớn các loài chim, động vật lưỡng cư và các rạn san hô đang chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, song chúng lại không được coi là các loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và do đó không được bảo tồn thích hợp.

Biến đổi khí hậu đe dọa cả những loài phổ biến

Thứ 6, 31/05/2013 | 13:49
Rất nhiều loài động thực vật sẽ có phân bố hẹp hơn nhiều nếu như tình hình biến đổi khí hậu diễn biến tiếp tục với tốc độ như hiện nay, theo một nghiên cứu vừa công bố mới đây.

'Trị thủy' thời biến đổi khí hậu

Thứ 3, 28/05/2013 | 09:09
Một thời gian rất dài, nhân loại đã nghĩ phải khai thác triệt để nguồn lợi từ nước. Đến nay, con người mới nhận ra sống tự nhiên và mở rộng sự ảnh hưởng của nguồn nước mới giảm thiểu những tác động tiêu cực tiềm ẩn của nước