Bài dự thi: Chuyện cổ tích của mẹ tôi

Bài dự thi: Chuyện cổ tích của mẹ tôi

Thứ 6, 17/02/2017 | 11:11
0
Lần đầu tiên gặp em, mẹ Ngân nghẹn lời trong nước mắt nói với ba mẹ và em rằng con gái của ba và mẹ Ngân được 17 tuổi rất xinh xắn giống hệt em và ngoan hiền dịu dàng như em vậy!

Chuyện xưa năm ấy.

Câu chuyện tình yêu như cổ tích của ba mẹ em, cô bé học trò trường Nguyễn quê biển Kiên Giang đã khơi nguồn cảm hứng và những suy ngẫm trong tôi về trái tim nối nhịp đôi bờ của những người vợ ở hai miền Nam Bắc một thời chiến tranh với những cuộc chia ly màu đỏ và những lời hẹn ước cháy bỏng " Anh sẽ về... Anh sẽ về... Phải không anh?"       

Em kể rằng, em có hai người mẹ. Mẹ của em là mẹ Ngọc và mẹ Ngân là vợ của ba em.Thời chiến tranh, ba em là bộ đội miền Nam đi tập kết ra Bắc, để lại người vợ trẻ và đứa con gái 3 tuổi ở lại U Minh. Đất nước bị chia cắt, đôi bờ bị phân ly, chồng Bắc vợ Nam, vợ chồng bặt tin ly biệt, không biết sống chết ra sao? Tình yêu và nỗi nhớ không thể cho nhau vẹn nguyên lời hẹn ước năm nào bởi cuộc chiến ngày càng cam go khốc liệt và kéo dài đầy thử thách...           

Trong tình yêu cách trở cũng vậy đấy! Điều không thể trở về của ba em và điều có thể mỏi mòn ngóng đợi của mẹ Ngân đã khiến cho ba em phải đi thêm một bước nữa đến với mẹ em, người thiếu nữ Hà Thành nết na hiền hậu nơi quê xa Hà Nội nhưng trái tim của ba em đêm ngày vẫn hướng về Nam. Người vợ trẻ ở tận trong Nam cũng phải tìm một bến đỗ cho 2 mẹ con giữa bao bão giông lửa đạn trong vòng vây kẻ thù. Ba có mẹ em và những đứa con xinh đẹp ngoan ngoãn giữa lòng hậu phương miền Bắc còn mẹ Ngân ở tận miền rừng tràm U Minh cũng có chồng khác và 2 đứa con trai nữa nhưng mẹ lại không có được hạnh phúc mong chờ, mẹ lại sống một mình...   

Gia đình - Bài dự thi: Chuyện cổ tích của mẹ tôi

 (Ảnh minh họa)


Ba em và mẹ Ngân, cứ tưởng rằng họ và sẽ không còn có thể tìm về với nhau được nữa bởi thời gian, sự xa cách cùng bao nhiêu đổi thay và cuộc chiến đằng đẵng gian nan! 

Chuyện ngày trở lại...                 

Nhưng không phải vậy! Vẫn còn trong ba nỗi canh cánh mặn nồng với người vợ trẻ ngày nào có đứa con thơ dại còn gửi lại vùng đất U Minh kiên trung nơi Miền Nam ruột thịt. Đất nước Thống Nhất, ba em vội vã khăn gói trở về Nam tìm lại mẹ Ngân. Mừng mừng, tủi tủi tìm về bên nhau sau những năm dài cách trở, ba gặp lại mẹ Ngân trong niềm vui đoàn tụ trong Hòa Bình sum họp cùng lúc với niềm đau mất con, đứa con gái thơ dại năm nào đã qua đời vì bị sốc nước biển không kịp nhìn lại người cha xa vắng trong dai dẳng cuộc chiến mấy mươi năm.

Lần đầu tiên gặp em, mẹ Ngân nghẹn lời trong nước mắt nói với ba mẹ và em rằng con gái của ba và mẹ Ngân được 17 tuổi rất xinh xắn giống hệt em và ngoan hiền dịu dàng như em vậy! Từ đây mẹ Ngân đã dành hết cho em những yêu thương của mẹ mỗi khi ở bên em... Bởi vậy con bé bắc kỳ nhỏ xíu xinh xinh có nụ cười hiền lành như em đã quấn quýt bên người vợ của ba mình như mẹ.

Giọng kể của em về 2 người mẹ và ba em nghe sao mà trong trẻo thiết thương:" Sau này mẹ Ngân từ U Minh thường xuyên ra nhà tôi chơi, mỗi lần ở lại cả tháng trời. Mẹ Ngân ra thì mẹ tôi lại "nhường" ba tôi cho mẹ Ngân ngủ cùng rồi mẹ tôi qua ngủ với các con. Lúc đó chúng tôi cứ hậm hực xúi giục mẹ tôi: "Ba là chồng của mẹ, sao mẹ lại phải nhường ba cho mẹ Ngân?". Mẹ tôi chỉ cười buồn bảo: "Thôi con à, mẹ Ngân thiệt thòi nhiều, thỉnh thoảng mới ra nhà mình...". Sau đó mẹ tôi vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra."

Cùng em suy ngẫm...                   

Tình cờ đọc được câu chuyện nhỏ của em, cô giáo dạy văn trường chuyên với lối kể dung dị đằm thắm chan chứa yêu thương, tôi ấn tượng nhất với chuyện tình của ba em và 2 người vợ ở 2 miền đất nước qua lời kể trong veo hồn nhiên của em rằng:"Nhiều lúc ba tôi sợ mẹ tôi tủi thân nên ba kêu mẹ vào ngủ cùng. Ba tôi nằm giữa, mẹ tôi và mẹ Ngân nằm hai bên, nói chuyện rù rì đến khuya lắm. Chúng tôi thấy cửa phòng mở nên cứ tò mò chạy ra chạy vào giả bộ lấy đồ để nghe ngóng. Sau này nghe ba kể những lúc ngủ chung 3 người, cả đêm ba nằm ngay đơ như khúc gỗ, ngửa mặt lên trần nhà, tuyệt nhiên không dám quay mặt về phía bà nào cả...".

Sao mà quý yêu cái tình sáng trong, lòng bao dung lặng thầm của mẹ Ngọc em đến vậy? Sao mà thiết thương ngậm ngùi cho sự muộn màng mất mát của mẹ Ngân? Sao mà chạnh lòng rưng rưng cho những đêm ba em không ngủ giữa 2 người vợ hiền ngoan hòa thuận nhịn nhường nhau?         

Cuộc tình có 3 người trong thời chiến, vừa muộn màng vừa ngắn ngủi mong manh khi ba em vội vã ra đi sau đó(Ba em mất năm 1987), họ chỉ gần nhau khoảng 12 năm kể từ sau giải phóng, nhưng đếm được mấy lần họ có thể sống cùng nhau như thế này? Đọc mà thấy thương! Có được bao lâu đâu? Còn lại 2 bà mẹ, 2 người vợ góa bụa, đến năm 2013, mẹ em lại theo gót ba em, chỉ còn mẹ Ngân trong tuổi già cô quạnh, tai nghễnh ngãng nhưng vẫn minh mẫn nhớ rất rõ về em, cô con gái của chồng mình với người vợ sau, luôn miệng nhắc rằng:"Con giống chị Hai con quá!" rồi nắm chặt tay em hoài…      

Từ cách sống, cách yêu của mẹ em dành cho ba em, cho mẹ Ngân, của ba dành cho 2 người vợ trong khoảng thời gian sum họp gia đình trong hòa bình ở cả 2 tầng ý nghĩa: một là quê hương hai miền trong ngày vui Thống Nhất, gia đình quây quần đoàn tụ bên nhau trong không khí Hòa Bình, những ngày đầu gian khó sau chiến tranh, sau những mất mát hy sinh, hai là câu chuyện gia đình em, "Hòa Bình" theo nghĩa chung sống cùng chồng của 2 người vợ từ 2 đầu nỗi nhớ Bắc Nam, cảm xúc ùa về trong tôi, trong em, em đã viết như thế này đây:"Ngẫm lại, chiến tranh chia cắt gia đình, chia cắt lứa đôi nhưng cũng trui rèn cho họ sự chịu đựng rất kiên cường. Khâm phục ba mẹ tôi và mẹ Ngân quá! Họ có cách sống cao thượng, bao dung, hy sinh nhiều đến vậy. Chúng tôi ngạc nhiên sao hai bà vợ của ba có thể "chung sống hoà bình" với nhau? Thậm chí là chưa bao giờ cãi cọ. Họ cứ chị chị em em, cùng nhau nấu nướng rồi cùng nhau mà chăm sóc ba tôi rất thân thiết, chăm chút yêu thương. Do ba tôi biết cách dung hoà hai bà vợ hay do hai người mẹ khéo léo nhường nhịn? Có lẽ do cả hai! Bản chất của tình yêu là không hề chia sẻ, nhưng ở một khía cạnh nào đó thì người ta vẫn có thể hy sinh vì nhau. Có lẽ qua những mất mát đau thương do chiến tranh để lại, họ biết trân quý từng phút giây hạnh phúc bên nhau... ".         

Với riêng tôi

Nét duyên thầm con gái trong từng lời em kể là tình yêu và sự cảm thông gần gũi sẻ chia cùng hai bà mẹ, không chỉ thấu hiểu tấm lòng thương nhịn lặng lẽ, bao dung âm thầm của mẹ mình mà em còn thương cảm chia sẻ nỗi đau buồn mất mát của mẹ Ngân, em còn dành cho ba em một tình yêu ấm áp lắng sâu đằm thắm.Giọng kể hồn hậu chan chứa yêu thương của em khi viết về tổ ấm gia đình mình sao mà đáng yêu quá vậy! Một tình yêu trong suốt như pha lê, nhẹ nhàng, giản dị mà sâu lắng, đong đầy những ký ức đẹp của tuổi thơ em trong tình yêu bao dung rộng mở của trái tim người mẹ hiền chịu thương, chịu khó, chịu nhường nhịn chính mình cho tổ ấm gia đình luôn bừng lửa yêu thương.          
           
Ba Ngọn Nến Hồng lung linh của gia đình em là 2 người mẹ và ba của em đó! Những ngọn nến trong gió mưa giông bão vẫn biết tiếp lửa cho nhau cháy rực và sẵn sàng đốt mình để giữ lửa thắp sáng tình yêu trong nhau. Một tình yêu dài lâu bền chặt thủy chung cùng vượt qua dặm ngàn gian khó từ cuộc chiến huyền thoại hào hùng của Dân tộc, trong thử thách khốc liệt của chiến tranh họ vẫn luôn vững vàng lòng tin, vẫn vẹn tròn tình yêu, ấp ủ một lời hẹn ước sắt son cho ngày trở về. Cho dù có thế nào cũng phải tìm lại nhau! Trong sự mở lòng, biết sống với bao dung…           

Bởi vì:

Mẹ là bông lúa củ khoai           
Mẹ là khúc hát mỗi ngày dạy con

Tình yêu đủ lớn vẹn tròn     
Thắp ba ngọn nến lung linh bếp hồng      

Tình yêu dài rộng núi sông  
Trái tim của Mẹ hát lời       

QUÊ HƯƠNG...

Nguyễn Kiều Phượng

Cùng chuyên mục

Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu sau khi bị mẹ 23 tuổi chôn sống

Thứ 6, 05/04/2024 | 19:21
Người mẹ, 23 tuổi ở Uganda, đã chôn con trong vườn vào lúc nửa đêm và mãi đến 11 giờ sáng hôm sau, người ta mới tìm thấy đứa trẻ.

Thế nào là một ngôi trường tốt?

Thứ 4, 20/03/2024 | 13:00
Sự trưởng thành của lũ trẻ là thước đo và cũng là sự trưởng thành, trở nên tốt hơn của mỗi ngôi trường.

Chuyện chưa kể về đám cưới đồng tính nam đầu tiên tại miền núi Nghệ An

Chủ nhật, 17/03/2024 | 15:00
Tình cờ quen nhau trên mạng xã hội Tiktok, cả 2 chàng trai cũng không ngờ chuyện tình đôi lứa đã đâm chồi, nảy lộc và có kết quả là một đám cưới vô cùng ấm áp.

Những đứa trẻ “không gia đình” đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười

Thứ 3, 12/03/2024 | 16:00
Đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười cho người khác từ lâu đã trở thành thói quen, niềm vui duy nhất của những đứa trẻ tại đoàn lân Long Nhi Đường.

7 việc tuyệt đối không làm sau 9h tối nếu không muốn bệnh tật “ghé thăm”

Thứ 4, 14/02/2024 | 07:10
Theo các chuyên gia, nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thường xuyên thì nên tránh xa 7 việc làm dưới đây.
     
Nổi bật trong ngày

Lão nông hé lộ tuyệt kỹ nghề luyện trâu chọi cho thu nhập "khủng"

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:06
Mỗi năm ông Thông mua và xuất bán được khoảng 200 con, thu về số tiền "khủng". Để tạo nên thương hiệu, ông có bí quyết sưu "tầm" và huấn luyện trâu chiến đặc biệt.

Đào bức tường cũ, tìm thấy kho báu vàng ròng "giá trị vô song"

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:30
Hoạt động khai quật tại một khu bảo tồn thiên nhiên ở Israel đã phát lộ 44 đồng tiền vàng vô cùng quý hiếm từ thời Byzantine.

Loại rau nhà nghèo xưa cho bò ăn, ai ngờ là “vị thuốc trường thọ” chữa bách bệnh

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:20
Không chỉ chế biến được nhiều món ngon, trong y học cổ truyền cây rau sam là "vị thuốc trường thọ" và được sử lớp dụng để chữa nhiều bệnh.

Loại quả có vị “lạ” xưa không ai bán, giờ làm thành món đặc sản

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:30
Nhiều người bất ngờ khi thứ quả rừng từng không được biết đến này bây giờ trở thành gia vị độc đáo xuất hiện trên các bàn tiệc cao cấp.

Loại lá tươi không ai "ngó", đem phơi khô công dụng "vàng 10" bán 400.000 đồng/kg

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:30
Ở các miền quê có một thứ lá tưởng như bỏ đi nhưng khi phơi khô lại có giá đắt đỏ 400.000 đồng/kg, khi đem uống thậm chí còn rất tốt cho sức khỏe.