Bác sỹ Trung Quốc sống nhờ tiền 'bồi dưỡng'

Bác sỹ Trung Quốc sống nhờ tiền 'bồi dưỡng'

Thứ 4, 24/07/2013 | 19:28
0
Trong bối cảnh Trung Quốc đang ráo riết xóa bỏ triệt để tình hình tham nhũng ở mọi ngành nghề, cấp bậc và lĩnh vực trong xã hội thì mới đây, trong ngành y tế, nhiều bác sĩ, nhân viên y tế đã thẳng thừng thừa nhận việc “bồi dưỡng” trong bệnh viện là điều tất yếu và bệnh viện sẽ không thể hoạt động trơn tru nếu thiếu khoản thu nhập ngầm này.

Mặt tối ngành chăm sóc sức khỏe tại Trung Quốc đã bị phơi bày khi cảnh sát nước này buộc tội nhà sản xuất thuốc của Anh GlaxoSmithKline (GSK) hối lộ các quan chức và bác sĩ trong suốt 6 năm liền nhằm thúc đẩy việc kinh doanh và tăng giá thuốc do công ty sản xuất.

Theo công ty tư vấn McKinsey, Trung Quốc là một thị trường hấp dẫn đối với các công ty dược phẩm và sản xuất thiết bị y tế khi chi tiêu trong ngành công nghiệp này có thể sẽ tăng gần gấp ba lần, lên đến mức 1 nghìn tỉ USD cho đến năm 2020 từ 357 tỉ USD năm 2011.
Tham nhũng trong ngành y tế chủ yếu là do mức lương cơ bản của bác sĩ khá thấp, chỉ đứng cùng bậc với mức lương của nhân viên chính phủ. Các bệnh viện có thể trả thêm tiền thưởng cho nhân viên tuy nhiên do ngân sách eo hẹp nên tiền thưởng cũng không cao.

Một bác sĩ mới ra trường tại Bắc Kinh có thu nhập khoảng 3.000 nhân dân tệ (tương đương 490 USD) một tháng bao gồm cả tiền thưởng – gần bằng số tiền của một anh lái xe taxi. Theo ông Peter Chen, Giám đốc điều hành bệnh viện quốc tế Oasis tư nhân tại Bắc Kinh, một bác sĩ với 10 năm kinh nghiệm kiếm được khoảng 10.000 nhân dân tệ/ 1 tháng. Ông Yanzhong Huang, một nhà nghiên cứu cấp cao về hệ thống y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở NewYork cho biết “nếu không có khoản thu nhập thêm, các bác sĩ không có động lực để hành nghề y”.

Tiêu điểm - Bác sỹ Trung Quốc sống nhờ tiền 'bồi dưỡng'

“Nếu không có khoản thu nhập thêm, các bác sĩ không có động lực để hành nghề y”

“Không thể sống bằng lương”

Hơn 30 năm qua, chính phủ Trung Quốc đã đưa ngành chăm sóc sức khỏe nước này theo định hướng thị trường. Theo số liệu Bộ Y tế Trung Quốc, các dịch vụ y tế chiếm khoảng 50% doanh thu bệnh viện công trong năm 2011, khoảng 40% từ các loại thuốc kê đơn, phần còn lại từ các khoản doanh thu khác và hỗ trợ chính phủ. Những khoản thu này đã giảm mạnh từ những năm 1980. Ban quản trị bệnh viện có thể tự định phí đối với dịch vụ chăm sóc, điều dưỡng, xét nghiệm cho các bệnh nhân nội trú. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thay đổi chi phí mổ cho phù hợp hơn với những người dân thường tại Trung Quốc đồng thời, quản lý hiệu quả giá nhiều loại thuốc kê đơn bằng việc ấn định giá đề nghị. Vì vậy, các bệnh viện không có nhiều cơ hội để bổ sung quỹ tiền lương.

Một bác sĩ Trung Quốc từng nắm giữ vị trí cấp cao tại một bệnh viện hàng đầu ở Bắc Kinh cho biết 80% thu nhập của ông là từ các khoản “bồi dưỡng”. Nếu không có khoản tiền này, một tháng ông chỉ có thể kiếm được 600 USD. Ông chia sẻ, 5 năm trước, ông đã rời Trung Quốc tới sống ở Anh và tiếp tục hành nghề y tại đó.

Một bác sĩ 50 tuổi, giấu tên do vấn đề ông định đề cập khá nhạy cảm, cho biết “các “khoản tiền bồi dưỡng” là cần thiết vì bác sĩ không thể sống bằng tiền lương”. Một vị Giám đốc điều hành từng làm việc trong ngành y tế hơn 15 năm cho biết hối lộ và tham nhũng chẳng khác nào một con virus đã và đang xâm nhập vào từng cấp bậc, từng vị trí công việc trong các bệnh viên công tại Trung Quốc: “Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện nay, các khoản hối lộ được coi là điều tất yếu và cần thiết”.

Khi được hỏi về bình luận sau thực trạng trên, Bộ y tế Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi. Ủy ban cải cách và phát triển Trung Quốc, cơ quan định giá các loại thuốc kê đơn cũng từ chối bình luận.

Ông Jia Xijin, giáo sư về ngành quản lý và chính sách công từ trường đại học Tsinghua tại Bắc kinh giải thích, lương cơ bản thấp là một hệ lụy từ nền kinh tế kế hoạch của Trung Quốc và hiện nay chính phủ đang trực tiếp giải quyết vấn nạn này. Song song với đó, Trung Quốc cam kết sẽ kiểm soát và thiết lập mức chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hợp lý tới hơn 1,37 tỉ dân. Chính phủ Trung quốc đã dành 2,2 nghìn tỉ nhân dân tệ (tương đương 358 tỉ USD) cho hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe từ năm 2009, trong đó có hơn 680 tỉ nhân dân tệ vào việc cung cấp bảo hiểm y tế.

Thực trạng "Phong bì đỏ"

Tại các bệnh viện công của Trung Quốc đang tồn tại thực trạng việc tuyển bác sĩ mới đang ngày một khó khăn, nhiều bác sĩ nghỉ việc vì tiền lương bèo bọt đúng thời điểm số lượng bệnh nhân đang tăng nhanh. Bộ y tế đã đưa ra nhiều số liệu tổng quan cho thấy từ năm 2008 đến năm 2011, số lượng bác sĩ tăng 13% trong khi số bệnh nhân lại tăng 28%.

Mức lương thấp cũng tạo ra một hệ thống bồi dưỡng tiền ngầm từ bệnh nhân cho các bác sĩ. Tiền bồi dưỡng theo tiếng Trung là "hongbao" (phong bì đỏ) – do khoản tiền này thường được bệnh nhân bỏ trong hầu bao đỏ như tiền lì xì năm mới – là các loại phí để các nhân viên y tế tạo điều kiện cho bệnh nhân lúc chen hàng chờ được khám cho đến chi phí phụ phẫu thuật. Anh Bob Wang, một nhân viên kinh doanh 35 tuổi tại Bắc Kinh cho biết anh đã “bồi dưỡng” 5.000 nhân dân tệ cho bác sĩ mổ chính, người thực hiện ca cấy ghép xương đùi cho dì của anh trong “hongbao”. Bởi, anh lo nếu không đưa hầu bao, có lẽ bác sĩ sẽ không nghiêm túc thực hiện ca mổ.

Thậm chí, tại các bệnh viện Trung Quốc còn có hướng dẫn ngầm việc đưa “hongbao” cho từng loại ca phẫu thuật. Anh Bob Wang chia sẻ “Nếu gia đình hay bản thân tôi bị ốm nhẹ…chúng tôi sẽ không tới bệnh viện bởi mọi thủ tục đều mất phí: từ việc đăng ký chờ giường bệnh, được gặp bác sĩ để thăm khám cho đến xếp hàng chờ mổ”. Theo vị bác sĩ hiện đang sống tại Anh, các bệnh nhân và gia đình họ đôi khi phải bỏ gấp hai đến ba lần chi phí trong “hongbao” để bồi dưỡng nhân viên y tế.

Từ thực trạng này, nhiều nhà phân tích tỏ ra nghi ngờ chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng sẽ không có tác động nhiều.

Thật vậy, một bác sĩ từng làm việc trong bệnh viện tim trung ương ở bắc kinh cho biết việc xóa bỏ tham nhũng gần như là bất khả thi. “ Nếu chính phủ muốn phát hiện ra người đưa tiền thì điều này không phải khó khăn tuy nhiên, nếu như vậy thì mọi người đều có tội. Và, bệnh viện sẽ tồn tại như thế nào?”.

Trang Trần (Theo Reuters)

Đồng nghiệp bất ngờ khi bác sĩ người Pháp bị bắt

Thứ 4, 24/07/2013 | 14:16
Sống khép kín, ít trò chuyện là những nhận xét của đồng nghiệp, hàng xóm về ông Olivier Larroque - bác sĩ người Pháp bị Interpol truy nã do tình nghi hiếp dâm, dâm ô đối với trẻ em - trong thời gian nghi phạm lẩn trốn tại Việt Nam.

Thanh niên Nga trốn quân dịch, 14 bác sĩ đi tù

Thứ 3, 16/07/2013 | 14:23
14 bác sĩ Nga phải hầu tòa vì tội nhận hối lộ và lạm dụng quyền hạn khi giúp hàng chục thanh niên nước này trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Bác sĩ bị kiện vì 'xúi' y tá 'quan hệ' với nhiều người

Thứ 5, 11/07/2013 | 07:21
Một nữ y tá thực tập tại phòng khám nha khoa đã tố cáo, cô bị bác sĩ trưởng ở đây thường xuyên xúi giục cô quan hệ tình dục với nhiều người đàn ông khác nhau.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Lộ diện quốc gia có mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Tất cả 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự cao nhất đều tăng chi tiêu trong năm 2023.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.