Bài học cay đắng của Thái Lan khi mua tàu chiến Trung Quốc

Bài học cay đắng của Thái Lan khi mua tàu chiến Trung Quốc

Thứ 2, 15/07/2013 | 14:11
0
Trong quân đội một số quốc gia Đông Nam Á, tàu chiến lớp Giang Hồ II (053H1) của Trung Quốc đang được sử dụng với cương vị chủ lực. Tuy nhiên, chất lượng của những tàu chiến này đang ngày càng xuống cấp và không ít quốc gia đã phải đặt dấu hỏi.

Myanmar đã từng bị coi phụ thuộc vào Trung Quốc ở Đông Nam Á, tuy đang từng bước cải cách đất nước, nhưng mọi thứ chỉ mới bắt đầu với quốc gia này. Và một lẽ dễ hiểu, khí tài quân sự của Myanmar mang đậm dấu ấn của ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc.
 
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ II (Type 053H1) của Trung Quốc hiện diện trong biên chế Hải quân Myanmar với cái tên F-21 Mahar Bandoola, sắp tới, tàu chiến này sẽ tham gia triển lãm hải quân Langkawi. Một quan chức hải quân Myanmar cho biết là họ còn có kế hoạch trong năm nay sẽ đến thăm nhiều nước Đông nam Á, quốc gia đầu tiên hải quân nước này xét đến là Singapore.
 
Ngoài tàu hộ vệ tên lửa F-21 Mahar Bandoola, Hải quân Myanmar cũng còn 1 chiếc tàu cùng lớp do Trung Quốc viện trợ là chiếc F23 Mahar Thiha Thura.

Tiêu điểm - Bài học cay đắng của Thái Lan khi mua tàu chiến Trung Quốc

Tàu hộ vệ tên lửa lớp 053H1 (Giang Hồ II) số hiệu F23 Mahar Thiha Thura

Tàu này dài 103,22 m; rộng - 10,83 m; lượng choán nước nước, tiêu chuẩn/toàn phần 1565/1960 tấn; độ mướn nước 3,19 m; tốc độ 25,5 hải lý/giờ; phạm vi hoạt động 3.000 dặm với tốc độ 18 hải lý/giờ và 1.750 dặm với tốc độ 25 hải lý/giờ; biên chế 195 người; hai động cơ diesel 12E390VA (16.000 mã lực).
 
Nhưng vì lý do kinh phí dành cho hải quân có hạn nên Myanmar chỉ có thể trang bị tên lửa hạm đối hạm C-802 có tầm phóng 120 km thay vì trang bị tên lửa C-802A có tầm phóng 180 km. Ngoài ra, F-21 không được trang bị tên lửa hạm đối không, máy định vị bằng sóng âm thanh.

Như vậy để thấy, do bản thân tiềm lực của quốc gia sở hữu mà tàu chiến của Trung Quốc không phát huy được hết sức mạnh của bản thân.
 
Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi và là cái cớ để Trung Quốc có thể thanh minh cho chất lượng sản phẩm của mình. Tấm gương cho các nước mua tàu chiến cổ lỗ sĩ của Trung Quốc là Thái Lan.
 
Họ sở hữu 2 tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan và HTMS Taksin thuộc lớp tàu hộ vệ 053H2 (Lớp Giang Hồ III) Trung Quốc xuất khẩu sang Thái Lan. Chiếc HTMS Naresuan được bàn giao tháng 12/1994 và chiếc HTMS Taksin hoàn thành giữa năm 1995.
 
Đây là lớp tàu hộ vệ thế hệ kế tiếp, thậm chí còn hiện đại hơn chiếc F-21 lớp Giang Hồ II (053H1) của Myanmar.
 
Song, Hệ thống điện lực của 053H2 thiết kế phi khoa học đã dẫn đến rất nhiều sự cố, hệ thống động lực thiếu tin cậy, hệ thống kiểm soát rủi ro trên tàu cũng có nhiều hạn chế, thiết kế vỏ tàu không chắc chắn, rất dễ gặp sự cố thủng thân tàu hoặc rò rỉ nước.
 
Thái Lan đã phải nhờ đến sự can thiệp của các công ty Thụy Điển để cứu 2 tàu chiến này thoát khỏi cảnh nghỉ hưu sớm. Đồng thời, hệ thống vũ khí, điện tử, trang thiết bị đi kèm của Trung Quốc cũng bị dỡ bỏ. Có thể nói tàu chiến của Trung Quốc trong quân đội Thái Lan chỉ là cái xác không hồn.

Tiêu điểm - Bài học cay đắng của Thái Lan khi mua tàu chiến Trung Quốc (Hình 2).

Tàu chiến "made in China" của Thái Lan phải "thay máu" toàn bộ

Thái Lan đã duyệt chi 1 tỷ USD để bổ xung tàu chiến, tuy nhiên quân đội nước này đã nghĩ ngay đến vũ khí của Âu, Mỹ thay vì hàng giá rẻ của Trung Quốc. Bài học với 2 tàu hộ vệ tên lửa đã là quá đủ.
 
Trung Quốc đã vươn lên là quốc gia xuất khẩu vũ khí thứ 5 thế giới, và khách hàng chủ yếu của Trung Quốc là những nước nghèo với ngân sách quốc phòng hạn hẹp. Vũ khí của Trung Quốc đáp ứng được yếu tố “rẻ”cho đối tác. Tuy nhiên, rẻ thường đi kèm với kém chất lượng.
 
Các quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu như Nga, Mỹ luôn có một quy chuẩn cho sản phẩm xuất khẩu của mình. Ví dụ như Su-35, S-400 phiên bản xuất khẩu sẽ được rút bớt một số tính năng mang tính độc quyền cho quân đội Nga.
 
Mẫu tàu chiến Giang Hồ II đã khiến nhiều quốc gia có vũ khí Trung Quốc phải giật mình khi đứng trước nguy cơ tiền mất tật mang.

Theo Đất Việt

Ảnh: Tàu chiến Nga - Trung nhả đạn trên biển

Thứ 6, 12/07/2013 | 10:21
Trong cuộc tập trận hải quân chung, các tàu chiến Nga-Trung đã thực hiện khoa mục bắn đạn thật cho kịch bản chống ngầm và phòng thủ.

Trung Quốc đóng mới 100 tàu chiến, châu Á dè chừng

Thứ 2, 08/07/2013 | 13:56
Một tài liệu của Trung tâm Thông tin công nghiệp quân sự Moscow công bố tại Triển lãm Hải quân quốc tế kết thúc hôm 7/7 ở Saint Peterburg (LB Nga) đã đưa ra dự báo đáng lo ngại cho bất cứ quốc gia liên quan nào: Trung Quốc sẽ đóng mới hơn 100 tàu chiến tiên tiến trong 20 năm tới.

Răn đe trên Biển Đông, Trung Quốc lập căn cứ tàu chiến Hongkong

Thứ 3, 02/07/2013 | 07:28
Không phải ngẫu nhiên, ngày 1/7, kỷ niệm 16 năm ngày Anh quốc trao trả Hongkong, Trung Quốc lại tổ chức màn diễn tập quân sự khoe cơ bắp hoành tráng; và chính thức lập căn cứ tàu khu trục tên lửa mới tại đặc khu này.

Tàu chiến Ấn Độ mang tên lửa cập cảng Đà Nẵng

Thứ 3, 04/06/2013 | 16:50
Sáng nay, đội tàu chiến mang theo 1.200 sĩ quan và thủy thủ đoàn của Hải quân Ấn Độ đã cập cảng Tiên Sa bắt đầu chuyến thăm 5 ngày ở Đà Nẵng.

Tàu chiến Philippines có 'sát thủ diệt hạm'?

Chủ nhật, 26/05/2013 | 16:23
Chiến hạm Hamilton thứ 2 của Philippines BRP Ramon Alcaraz (PF-16) có thể trang bị tên lửa hành trình chống tàu Harpoon.

Tàu chiến Trung Quốc lại xâm phạm đảo Trường Sa

Thứ 5, 23/05/2013 | 22:37
Philippines ngày 23/5 ra tuyên bố thề sẽ bảo vệ "những gì thuộc về chúng tôi", như một phần trong chiến lược chống lại việc các tàu chiến Trung Quốc hiện diện tại Bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, nhưng hiện do Philippines kiểm soát trái phép).

Các nước đến Singapore khoe tàu chiến

Thứ 4, 15/05/2013 | 13:26
Tại căn cứ hải quân Changi của Singapore từ vừa xuất hiện hàng loạt tàu chiến hiện đại của các nước Úc, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và chủ nhà Singapore. Đây là những tàu chiến hiện đại, phần lớn đều có tính năng tàng hình hoặc tàng hình nhẹ.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Lộ diện quốc gia có mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Tất cả 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự cao nhất đều tăng chi tiêu trong năm 2023.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.