Bám biển, bảo vệ ngư trường - truyền thống nghìn đời gìn giữ

Bám biển, bảo vệ ngư trường - truyền thống nghìn đời gìn giữ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:50
0
Không cần phải có kiến thức uyên thâm hay hiểu biết sâu rộng cũng có thể thấy sự vô lý và sai trái trong việc Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông từ ngày 16/5 đến ngày 1/8.

Khi lệnh này hết hiệu lực, sau ngày 1/8, ước có chừng 23.000 tầu cá của Trung Quốc đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về vấn đề này, Hội nghề cá Việt Nam đã ra tuyên bố kịch liệt phản đối...

Những điều tâm huyết với ngư dân

Lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc đơn phương áp đặt tại Biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8, ngay khi Trung Quốc tuyên bố áp đặt lệnh cấm, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối, nói rằng quyết định của Trung Quốc là “đơn phương” và “không có giá trị”. Sau ngày 1/8, khi lệnh này hết hiệu lực, ước chừng có 23.000 tầu cá Trung Quốc sẽ hoạt động tại Biển Đông. Đây là hành vi vi phạm, xâm phạm trực tiếp đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Tiêu điểm - Bám biển, bảo vệ ngư trường - truyền thống nghìn đời gìn giữ

Với người dân Việt, chủ quyền biển đảo đã hiện hữu trong tâm tưởng hàng ngàn năm qua

Về vấn đề này, trao đổi với PV báo Người đưa tin, ông Võ Văn Trác – phó chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam cho biết: “Trước những sựå việc Trung Quốc ngày càng leo thang xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, ngày 3/8 vừa qua, Hội nghề cá Việt Nam đã ra Tuyên bố của Hội nghề cá Việt Nam, phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam”. Được biết, trong Tuyên bố này, Hội nghề cá Việt Nam đã nêu rõ: “Thời gian qua, Trung Quốc đã liên tục có nhiều hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam và gần đây khi lệnh cấm đơn phương của phía Trung Quốc hết hiệu lực (1/8/2012) thì hàng chục nghìn tầu cá của Trung Quốc đồng loạt triển khai hoạt động đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là hành động xâm lược của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Hội nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối Trung Quốc đã vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 và những nội dung trong tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC). Yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt ngay những hành động trên.”

Trao đổi với phóng viên báo Người đưa tin, ông Võ Văn Trác cũng cho biết: “Trong Tuyên bố, Hội nghề cá Việt Nam đã nêu quan điểm của mình. Đồng thời, với vai trò của mình, Hội nghề cá cũng tuyên truyền cho ngư dân cả nước yên tâm bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.”

Được biết, Hội nghề cá Việt Nam có đông đảo hội viên là ngư dân trong cả nước, với mô hình hoạt động từ cấp trung ương đến địa phương và đã có chi hội với hội viên ở cấp xã. Do đó Hội nghề cá Việt Nam đã góp phần hỗ trợ được nhiều hội viên yên tâm bám biển, sản xuất. Việc tuyên truyền để ngư dân hiểu, yên tâm sản xuất được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các chi hội cấp cơ sở đặc biệt ở cấp gần ngư dân, đặc biệt là cấp xã. Trước những diễn biến thực tế trên biển và những động thái của phía Trung Quốc trong việc ào ạt đưa thuyền đánh cá vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đánh cá, ông Trác cho rằng, ngư dân Việt Nam vẫn kiên trì bám biển, nêu cao tinh thần đoàn kết gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau. Cũng theo ông Trác, để hoạt động đánh cá của ngư dân Việt Nam tăng thêm tính hiệu quả, mô hình hoạt động theo các tổ, các đội gồm nhiều thuyền tập trung lại với nhau thành đoàn đi biển thể hiện nhiều ưu điểm và thu được kết quả khả quan. Trước hết đó là tinh thần lao động sản xuất và gìn giữ nghề truyền thống của cha ông ngàn năm để lại. Bên cạnh những tầu đánh bắt cá, có thể có những tầu làm dịch vụ hậu cần phối hợp nhịp nhàng. Mặt khác cần tổ chứ hệ thống, để việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm của ngư dân được hiệu quả cao. Việc ổn định đầu vào và đầu ra cho ngư dân cũng góp phần để ngư dân yên tâm bám biển. Bên cạnh việt ra Tuyên bố, phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Hội nghề cá Việt Nam cũng ra văn bản kiến nghị và cho rằng việc làm của Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của ngư dân. Đồng thời khẳng định, Hội nghề cá Việt Nam luôn tâm huyết, sát cánh với các ngư dân trong cả nước để khai thác trên ngư trường truyền thống mà ông cha ta đã nghìn đời gìn giữ.

Cần chấm dứt hành động này!

Trên thực tế có thể thấy, những vi phạm từ phía Trung Quốc sẽ không làm giảm tinh thần của ngư dân Việt Nam trong việc khai thác nguồn lợi hải sản của đất nước. Các ngư dân Việt Nam cần đoàn kết để đấu tranh với những hành vi vi phạm từ phía Trung Quốc. Họ cần có tiếng nói để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam hỗ trợ và bảo vệ họ bằng nhiều hình thức khác nhau. Trả lời báo chí về vấn đề hàng chục nghìn tầu cá của Trung Quốc xâm phạm vùng nước mà Việt Nam có chủ quyền, ông Nguyễn Việt Thắng – chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam cho biết: “Nếu vì mục đích đánh bắt, hơn 20 nghìn tầu cá đi chắc chắn không hiệu quả. Hành động xua tầu cá xuống Biển Đông chẳng khác nào dùng ngư dân để xâm lược nước khác, uy hiếp, đe dọa các nước khác.”

Đánh giá về việc hàng chục nghìn tầu cá của Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền, luật sư Nguyễn Thế Truyền – chủ tịch HĐTV Công ty luật hợp danh Thiên Thanh cho rằng: “Việc huy động tầu đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông (viết tắt là DOC)”. Đồng thời, luật sư Truyền cũng cho rằng, phía Trung Quốc cần chấm dứt ngay tình trạng này.

Chủ quyền hiển nhiên của Việt Nam, không ai có thể tranh cãi

Một trong những vấn đề cũng thu hút sự quan tâm là vấn đề pháp lý của thềm lục địa. Theo Công ước Luật biển năm 1982, quốc gia ven biển không chỉ có nội thủy, lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng tiếp giáp rộng 12 hải lý mà còn có những vùng biển rộng lớn khác nữa như vùng đặc quyền kinh tế với bề rộng 200 hải lý và thềm lục địa rộng tối thiểu 200 hải lý và tối đa 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m (là đường nối liền các điểm có độ sâu 2.500m)…Theo Công ước, ở khu vực thềm lục địa, quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Các quyền này có tính chất đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển đó...

Theo cách nhìn của Tiến sỹ Trần Công Trục, được in trong cuốn sách nhan đề Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông vừa phát hành, thì các vùng biển và thềm lục địa của quốc gia ven biển không chỉ đặc biệt quan trọng đối với mọi quốc gia ý ven biển mà còn có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ quốc tế nói chung. Trong lịch sử từ trước tới nay, vấn đề xác định phạm vi các vùng biển luôn luôn là vấn đề quan trọng và là đề tài phong phú, phức tạp của nhiều diễn đàn quốc tế. Đồng thời, các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia là bộ phận cấu thành, không thể thiếu được của bất kỳ quốc gia ven biển nào.

Quang Trung


Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.