Bán nước nhiễm dầu cho dân vì… trình độ có hạn (?!)

Trong vụ việc nhóm đối tượng xả dầu thải ở Hòa Bình “đầu độc” nguồn nước, sau đó Công ty Nước sạch Sông Đà xử lý qua loa rồi cứ thế bán nước “sạch” nhiễm dầu cho dân, dư luận bức xúc hơn cả vì những phát ngôn loanh quanh, vô trách nhiệm đến mức hài hước của các bên liên quan.

Đến giờ, vụ xả thải trái phép làm ô nhiễm nguồn nước sông Đà - khiến hàng triệu người dân Thủ đô phải ăn nước nhiễm dầu, phải cầm xô chậu chai lọ xếp hàng chờ nước sạch như thời bao cấp - đã có kết luận ban đầu.

Ngày 17/10, Công an huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình) đã khởi tố vụ án hình sự về tội Gây ô nhiễm môi trường theo Điều 235, Bộ luật Hình sự 2015.

Hôm 23/10, Công an tỉnh Hòa Bình cũng đã khởi tố, tạm giam 3 đối tượng có hành vi vận chuyển, đổ gần 9 tấn dầu thải xuống nguồn nước sông Đà.

Các bị can Lý Đình Vũ (37 tuổi) Nguyễn Chương Đại (25 tuổi, cùng quê Bắc Ninh) và Hoàng Văn Thám (33 tuổi, quê Lạng Sơn) bị cáo buộc phạm tội Gây ô nhiễm môi trường, theo khoản 2 điều 235 Bộ luật Hình sự 2015.

Như vậy, những đối tượng trực tiếp gây nên sự cố trên đã rõ. Dư luận trông chờ vào sự nghiêm minh của pháp luật, bởi tội phạm môi trường là loại tội phạm gây hậu quả đối với rất nhiều người.

Vấn đề còn lại khiến nhiều người băn khoăn nhất hiện nay là những đối tượng gián tiếp gây nên sự cố sẽ bị xử lý như thế nào? Người dân có được đền bù không? Làm thế nào để ngăn chặn điều tương tự trong tương lai?...

Và, thật đáng thất vọng bởi cũng giống như nhiều vụ ô nhiễm môi trường hay thực phẩm bẩn khác khi bị phát giác, các đơn vị, nhóm người liên quan luôn luôn chậm trễ trong việc thông tin chính thức cho người dân, tiếp đó là loanh quanh, đổ vấy trách nhiệm và bao biện rất buồn cười.

Đầu tiên là bà Nguyễn Thị Huyền Trang (31 tuổi) - con gái Chủ tịch Công ty Gốm sứ Thanh Hà – phủ nhận chuyện quen biết đối tượng Lý Đình Vũ. Trong khi đối tượng Vũ lại khai là thỏa thuận với bà Trang về việc nhận 9 tấn dầu thải từ Công ty Thanh Hà mang đi xả thải với mức tiền công 7 triệu đồng.

Thiết nghĩ việc giao dịch một khối lượng chất thải lớn đến 9 tấn mà không được lãnh đạo công ty Thanh Hà cho phép thì bản thân Vũ không thể tự ý làm với nhân viên vật tư của công ty này được.

Phát ngôn với báo chí, ông Nguyễn Đức Truyền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thanh Hà xác nhận rằng, đúng là 9 tấn dầu thải này của công ty Thanh Hà.

“Người bán dầu thải cho các đối tượng là Trần Thành Trung (SN 1975) làm ở bộ phận kho. Có thể vì lòng tham nên Trung mới làm vậy…” – ông Truyền cho hay, nhưng không giải thích được vì sao lượng dầu lớn như vậy ra khỏi công ty mà lãnh đạo không biết.

Hơn nữa. dù khẳng định không liên quan tới hành vi xả thải dầu xuống sông Đà của nhóm Lý Đình Vũ nhưng người đại diện truyền thông của công ty Thanh Hà lại gửi thông cáo báo chí cho các cơ quan truyền thông, trong đó có nội dung khẳng định sẽ trích số tiền 500 triệu đồng để hỗ trợ người dân khắc phục sự cố ban đầu.

Tuy nhiên, khi phóng viên báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi: "Nếu không liên quan thì vì sao phía công ty lại hỗ trợ 500 triệu?" thì ông Truyền nhanh chóng phủ nhận: "Không có chuyện ủng hộ từ công ty. Công ty tôi cũng không có tiền để ủng hộ. Thông tin này là sai sự thật”.

Tất cả cho thấy sự tiền hậu bất nhất trong ban lãnh đạo công ty Thanh Hà khi công bố thông tin cho người dân, nếu không muốn nói là có nhiều dấu hiệu mập mờ, khuất tất.

Về phía Công ty CP Đầu tư Nước sạch Sông Đà (Viwasupco), một công ty lớn đang cung cấp nước sạch cho hàng triệu người dân Thủ đô, với mức doanh thu và lợi nhuận khủng hàng năm, người dân càng thất vọng hơn.

Số liệu 9 tháng đầu năm 2019 cho hay, Viwasupco có mức doanh thu 401 tỷ đồng, lợi nhuận 199 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa là nhờ bán nước “sạch” cho dân, họ kiếm được gần 1,5 tỷ đồng doanh thu và xấp xỉ 740 triệu đồng lợi nhuận mỗi ngày.

Điều đó cũng có nghĩa rằng nhờ cam kết bán nước “sạch” mà họ cứ bán ra 2 đồng thì hưởng lãi 1 đồng. Có loại hàng hóa thiết yếu nào mà tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu cao đến mức vậy không?

Thế mà, hãy xem họ trả lời ra sao sau khi đã “cưỡng chế” khách hàng sử dụng sản phẩm của họ kèm dẩu thải?

Chúng ta biết hành vi xả dầu thải của nhóm Vũ, Đại, Thám diễn ra từ ngày 8/10. Ngay lập tức, người dân phát hiện vì mùi khét kinh khủng. Nhà máy nước sạch Sông Đà cũng đã cử toàn bộ nhân viên vớt dầu thải.

Vậy nhưng, thay vì ngừng cấp nước khẩn cấp và báo cáo cấp trên thì ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng Giám đốc Viwasupco lại chỉ đạo tiếp tục cấp nước vì các chỉ số đều bình thường.

Và phải đến khi những khách hàng trung thành, tận tụy – những người ngày ngày đóng góp vào nguồn doanh thu và lợi nhuận khủng của Viwasupco – phải ăn nước nhiễm dầu vài ngày và lên tiếng thì sự việc mới bị vỡ lở.

Nhưng, thay vì nhận lỗi thì ông Tốn lại hồn nhiên phát biểu: "Bản thân tôi cũng là Tổng giám đốc làm thuê thôi. Cho nên thực ra bảo mình suy nghĩ về vấn đề cấp nước hay không cấp nước, nếu giờ dừng cấp nước thì tôi quá an toàn và quá hay, nhưng tôi có một cái tâm duy nhất là phục vụ người dân, vì người dân, không vì cái gì hết".

Vâng, thưa ông Tốn, thà bị ông cắt nước vài ngày và được nghe sự thật, chúng tôi sẵn sàng cắt giảm nhu cầu dùng nước, mua nước tinh khiết về dùng còn hơn là bị ông nhân danh “cái tâm duy nhất là phục vụ người dân” mà bắt chúng tôi ăn dầu thải.

Từ ngày 8/10 đến 16/10 Viwasupco mới tạm ngừng cấp nước cho Hà Nội để thau rửa đường ống, trong 8 ngày đó bao nhiêu người dân đã ăn dầu thải, hậu quả thế nào không ai đo lường được, thì sự “vì người dân” của ông ở đâu?

Đáng nói hơn, sau gần 2 tuần xảy ra sự việc, ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Cty Thiết bị điện GELEX, chủ sở hữu 65% của Nhà máy nước sạch Sông Đà mới có những phát ngôn chính thức về sự việc này.

Nói về phát ngôn của ông Nguyễn Văn Tốn, ông Tuấn nhận định: “Anh Tốn xuất phát từ dân kỹ thuật, nên khi thấy sự cố ngoài sức tưởng tượng, do trình độ cũng có hạn nên anh ấy hoảng hốt luống cuống trong việc xử lý”.

Thừa nhận việc chậm trễ trong phát ngôn để trấn an dư luận, ông Tuấn cho rằng sự cố quá khủng khiếp nên việc cần làm ngay là tập trung để xử lý nước cho sạch, đồng thời chậm phát ngôn còn vì: “…không biết phát ngôn như thế nào, vì hướng dư luận lúc đó hết sức bất lợi cho mình”.

Thật hài hước!

Bây giờ cứ để chất thải của công ty mình tự có chân chạy ra ngoài, phá hoại môi trường rồi bảo là không biết, cứ bán hàng hóa kém chất lượng rồi đổ tại “trình độ có hạn” và “không biết phát ngôn thế nào” là xong ư??

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Mất tiền tỷ vì chơi hụi: Sự ngây thơ của những “con gà” lắm tiền

Thứ 5, 24/10/2019 | 16:24
Mới đây, vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng rúng động cả một vùng quê ở tỉnh Thanh Hóa khiến hàng trăm hộ dân đứng trước nguy cơ mất hết tiền.

Vụ nước sạch sông Đà nhiễm dầu: Người dân có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình

Thứ 4, 23/10/2019 | 18:09
Theo luật sư Phạm Hồng Kiên, người dân cần chủ động và quyết tâm khởi kiện Công ty CP kinh doanh nước sạch sông Đà để yêu cầu bồi thường những thiệt hại mà người dân phải gánh chịu do sử dụng nước ô nhiễm gây ra.

Công nhân xin làm thêm giờ: Tiền làm thêm có đủ mua giường bệnh?

Thứ 4, 23/10/2019 | 13:01
Nếu đề xuất mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ (dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp Quốc hội thứ 8, điều gì sẽ xảy ra khi công nhân tiếp tục bán sức lao động thêm 100 giờ làm thêm mỗi năm??

Phát ngôn của Tổng giám đốc nước sạch Sông Đà là do "trình độ có hạn"

Thứ 4, 23/10/2019 | 11:45
"Việc phát ngôn của anh Tốn tôi cũng đã trao đổi rất kỹ với anh ấy. Anh Tốn xuất phát từ dân kỹ thuật, nên khi thấy sự cố ngoài sức tưởng tượng, do trình độ cũng có hạn nên anh ấy hoảng hốt luống cuống trong việc xử lý", ông chủ thực sự đứng sau công ty nước sạch Sông Đà lần đầu nói về việc xử lý sự cố nước nhiễm dầu.

Hành hung ông bố tát con lia lịa ở Tiền Giang: Cộng đồng mạng – anh là ai?

Thứ 3, 22/10/2019 | 07:30
Kéo đến nhà ông Linh “nựng” để viết chữ “ấu dâm” sau đó chụp ảnh check in, truy tìm FB cá nhân, số điện thoại của đại úy Lê Hiền rồi nhắn tin chửi bới thóa mạ, và mới đây là đột nhập vào nhà ông bố trẻ tát con lia lịa ở Tiền Giang để hành xử côn đồ. Nhiều người giật mình đặt câu hỏi: Cái gọi là “cộng đồng mạng” thực chất là ai, đại diện cho thế lực nào mà lại tự cho mình cái quyền ngang nhiên “thay luật hành đạo” như vậy?

Nước sạch sông Đà nhiễm dầu thải: Hội Bảo vệ người tiêu dùng “hữu danh vô thực”

Thứ 2, 21/10/2019 | 06:31
Vụ nước sạch sông Đà nhiễm váng dầu vẫn được cung cấp đến các hộ dân, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, nhưng hội Bảo vệ người tiêu dùng vì sao vẫn “im hơi lặng tiếng”?

Đàm Vĩnh Hưng đại diện cho thế lực nào?

Thứ 7, 19/10/2019 | 15:59
Dùng sự nổi tiếng, tầm ảnh hưởng và tiền để công khai kêu gọi fan hâm hộ truy lùng, tát vào mặt người cha tát liên tiếp vào mặt con, Đàm Vĩnh Hưng đang đứng trên pháp luật.

Nước sạch Hà Nội nhiễm dầu thải: Những kẻ tua ngược lịch sử

Thứ 5, 17/10/2019 | 14:15
Người dân xếp hàng đi xin nước như hình ảnh thời bao cấp của thế kỷ trước. Ai đó đã làm nên điều thần kỳ như vậy?

Xoá xếp loại trên bằng đại học: Câu chuyện vàng-thau cần được nhìn nhận lại

Chủ nhật, 13/10/2019 | 09:44
Việc ghi đánh giá xếp loại năng lực học tập không phải hạ thấp hay làm tổn thương ai mà đó chính là thước đo đánh giá năng lực và ý thức học tập của sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu không có thước đo, chuyện gì sẽ xảy ra?

Phẫn nộ chứng kiến cảnh giáo viên chủ nhiệm bạt tai, đánh đập hàng loạt học sinh lớp 2

Chủ nhật, 06/10/2019 | 05:55
Ngỡ ngàng, sốc rồi bức xúc là trạng thái cảm xúc mà các phụ huynh học sinh lớp 2/11 trường tiểu học Phan Chu Trinh khi nghe con em mình kể về buổi học nhuốm màu bạo lực của cô giáo chủ nhiệm và tận mắt chứng kiến hình ảnh được ghi lại từ chiếc camera quay lén đặt ở góc lớp.