Bằng đại học song ngữ không chứng thực ở Phường

Bằng đại học song ngữ không chứng thực ở Phường

Thứ 2, 14/10/2013 | 08:29
0
Theo Thông tư 03/2008/TT-BTP, từ ngày 5/3/2012, Phòng Tư pháp cấp quận, huyện là cơ quan duy nhất có thẩm quyền chứng thực các giấy tờ, văn bản song ngữ.

Theo Điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký như sau:

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Phòng Tư pháp cấp huyện) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;

b) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 1 Điều này và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

2. UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 2 Điều này và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã...

Luật sư - Bằng đại học song ngữ không chứng thực ở Phường

Ảnh minh họa

Theo Điều 1 Thông tư 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ, với các giấy tờ, văn bản có tính chất song ngữ (ví dụ: hộ chiếu của công dân Việt Nam, chứng chỉ tốt nghiệp của các trường đại học Việt Nam liên kết với trường đại học của nước ngoài... trong đó có ghi đầy đủ bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) người yêu cầu chứng thực được lựa chọn chứng thực tại Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã.

Như vậy, theo quy định của Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 và Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008, người yêu cầu chứng thực giấy tờ, văn bằng song ngữ được quyền lựa chọn chứng thực tại Phòng Tư pháp cấp quận, huyện hoặc UBND cấp xã, phường.

Tuy nhiên, Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 có hiệu lực từ ngày 05/3/2012 sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định 79/2007/NĐ-CP, Phòng Tư pháp cấp huyện được bổ sung thẩm quyền chứng thực cụ thể như sau:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ.

b) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ.

c) Chứng thực các việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.

Như vậy, kể từ ngày 5/3/2012, Phòng Tư pháp cấp huyện là cơ quan duy nhất có thẩm quyền chứng thực các giấy tờ, văn bản song ngữ. Do đó, trong trường hợp bạn xin chứng thực văn bản song ngữ tại UBND phường sau ngày 5/3/2012, việc từ chối chứng thực của cán bộ tư pháp phường là đúng theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp bạn xin chứng thực văn bản song ngữ tại UBND phường trước ngày Nghị định số 04/2012/NĐ-CP có hiệu lực mà bị cán bộ tư pháp từ chối, bạn có thể khiếu nại hành vi của người đó tới UBND phường trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày bạn bị từ chối chứng thực để được giải quyết.

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình (Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội)

Theo Vnexpress.vn

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam (kỳ cuối)

Thứ 5, 10/10/2013 | 15:44
Trải qua hơn 100 năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, nghề luật sư ở Việt Nam đã sản sinh ra nhiều thế hệ luật sư không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng nhằm giải phóng cho dân tộc trước kia và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân hôm nay.

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam (1)

Thứ 5, 10/10/2013 | 15:41
Nghề luật sư đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, những luật sư hành nghề đầu tiên là người có quốc tịch Pháp hoạt động ở Nam kỳ. Với Sắc lệnh ngày 30/1/1911, nhà cầm quyền Pháp đã mở rộng cho người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm luật sư.

Sẽ có 'hành lang' mới giúp luật sư không bị cản trở?

Thứ 6, 11/10/2013 | 15:11
Nhân dịp giới luật sư Việt Nam chuẩn bị tổ chức kỷ niệm ngày Luật sư Việt Nam 10/10/2013 (theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ), PV báo Nguoiduatin.vn có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Chiến, ủy viên Ban thường vụ, phó tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, phó chủ nhiệm đoàn Luật sư TP.Hà Nội xung quanh những câu chuyện về nghề và đề xuất của ông về việc cần bổ sung một chương mới vào BLTTHS.

Ai bảo vệ luật sư hành nghề?

Thứ 5, 10/10/2013 | 13:57
Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư có vai trò và sứ mệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội, do đó luật sư luôn phải đối mặt với nhiều áp lực, rủi ro từ nhiều phía.

Luật sư tự ý bỏ ra ngoài khi đang tranh tụng

Thứ 3, 08/10/2013 | 09:01
Khi ở phần tranh tụng, lúc luật sư đồng nghiệp bắt đầu trình bày quan điểm bảo vệ, thì luật sư T.C.L.T thuộc Đoàn luật sư TP HCM đã tự ý bỏ ra ngoài bỏ mặc thân chủ của mình với lý do không muốn nghe lời bào chữa của luật sư đồng nghiệp.

Bút ký luật sư: Chỉ vì 'dạy em quá tay'

Thứ 4, 09/10/2013 | 15:54
Nhận Quyết định phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước để tham gia tố tụng bào chữa cho ông Trịnh Văn Tâm (Sóc Sơn, Hà Nội) trong vụ án “Cố ý gây thương tích”, tôi không khỏi băn khoăn. Sự việc có đáng gì để hai anh em họ phải đưa nhau ra chốn công đường (?!).

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam (kỳ cuối)

Thứ 5, 10/10/2013 | 15:44
Trải qua hơn 100 năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, nghề luật sư ở Việt Nam đã sản sinh ra nhiều thế hệ luật sư không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có nhiều đóng góp cho cách mạng nhằm giải phóng cho dân tộc trước kia và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân hôm nay.

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam (1)

Thứ 5, 10/10/2013 | 15:41
Nghề luật sư đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, những luật sư hành nghề đầu tiên là người có quốc tịch Pháp hoạt động ở Nam kỳ. Với Sắc lệnh ngày 30/1/1911, nhà cầm quyền Pháp đã mở rộng cho người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm luật sư.

Sẽ có 'hành lang' mới giúp luật sư không bị cản trở?

Thứ 6, 11/10/2013 | 15:11
Nhân dịp giới luật sư Việt Nam chuẩn bị tổ chức kỷ niệm ngày Luật sư Việt Nam 10/10/2013 (theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ), PV báo Nguoiduatin.vn có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Chiến, ủy viên Ban thường vụ, phó tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, phó chủ nhiệm đoàn Luật sư TP.Hà Nội xung quanh những câu chuyện về nghề và đề xuất của ông về việc cần bổ sung một chương mới vào BLTTHS.

Ai bảo vệ luật sư hành nghề?

Thứ 5, 10/10/2013 | 13:57
Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư có vai trò và sứ mệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội, do đó luật sư luôn phải đối mặt với nhiều áp lực, rủi ro từ nhiều phía.

Luật sư tự ý bỏ ra ngoài khi đang tranh tụng

Thứ 3, 08/10/2013 | 09:01
Khi ở phần tranh tụng, lúc luật sư đồng nghiệp bắt đầu trình bày quan điểm bảo vệ, thì luật sư T.C.L.T thuộc Đoàn luật sư TP HCM đã tự ý bỏ ra ngoài bỏ mặc thân chủ của mình với lý do không muốn nghe lời bào chữa của luật sư đồng nghiệp.

Bút ký luật sư: Chỉ vì 'dạy em quá tay'

Thứ 4, 09/10/2013 | 15:54
Nhận Quyết định phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước để tham gia tố tụng bào chữa cho ông Trịnh Văn Tâm (Sóc Sơn, Hà Nội) trong vụ án “Cố ý gây thương tích”, tôi không khỏi băn khoăn. Sự việc có đáng gì để hai anh em họ phải đưa nhau ra chốn công đường (?!).