Bảo tàng 11 ngàn tỷ: Nghi ngại vỏ

Bảo tàng 11 ngàn tỷ: Nghi ngại vỏ "khủng"mà thiếu ruột

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:47
0
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề nghị thẩm định dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Theo lý giải của "người trong cuộc", đây sẽ là "siêu bảo tàng" lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, giới chuyên gia tỏ ra lo ngại về việc công trình này có thể giẫm vào vết xe đổ của những bảo tàng đi trước.

Theo dự kiến, công trình Bảo tàng Lịch sự quốc gia lớn nhất Việt Nam được xây dựng tại khu đô thị mới Tây Hồ Tây (Từ Liêm, Hà Nội), với diện tích khoảng 10 ha, vốn đầu tư dự kiến khoảng 11.277 tỷ đồng.

Làm bảo tàng theo quy trình ngược

Theo nhìn nhận của giới chuyên gia, chủ trương xây dựng bảo tàng mang tầm cỡ quốc gia là đúng. Nó là tấm gương phản chiếu tương đối trọn vẹn lịch sử dân tộc cho nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Tuy nhiên con số hơn 11.277 tỷ đồng (tương đương hơn 500 triệu USD) là số tiền lớn. Trong khi kinh tế trong nước đang gặp khó khăn thì khoản chi này chưa hợp lý. Hơn nữa, chúng ta đã có những bài học đau xót khi làm theo quy trình ngược, cứ xây xong rồi vận hành còn các cổ vật trưng bày tính sau. Điển hình như sự lãng phí ở Bảo tàng Hà Nội với số tiền hơn 2.300 tỷ đồng hiện vẫn chưa khai thác hết cũng như quản lý hiệu quả.

Bất động sản - Bảo tàng 11 ngàn tỷ: Nghi ngại vỏ 'khủng'mà thiếu ruột

Mô hình Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Trao đổi với PV báo Người đưa tin, ông Chu Đức Tính, giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho rằng: "Tôi được biết, dự án Bảo tàng lịch sử quốc gia được thiết kế rất hoành tráng, bài bản. Bản thân là người làm bảo tàng tôi rất hoan nghênh chủ trương này, tuy nhiên cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Mọi người lo lắng, khoản kinh phí hơn 11 nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng sẽ là tương đối lớn và lãng phí, tuy nhiên tôi nghĩ những người "cầm tiền" quốc gia họ phải biết tính toán, cân đối". Tuy nhiên ông Tính cũng lưu ý tránh giẫm lên "vết xe đổ" mà một số bảo tàng đi trước đã gặp phải như trường hợp Bảo tàng Hà Nội. Là công trình được xây dựng trên vị trí đắc địa, tổng đầu tư 2.300 tỉ đồng...nhưng hiện đang bỏ trống diện tích trưng bày, thưa thớt người lui tới.

"Ở tất cả các nước có hệ thống bảo tàng tiên tiến, phải có một dây chuyền bảo tàng chuyên nghiệp rồi người ta mới tiến hành làm cái vỏ. Hiểu đơn giản là có con người, hiện vật, công nghệ vận hành rồi mới xây nhà bảo tàng. Nội dung phải được chuẩn bị từ nhiều năm trước, làm sao xây nhà xong trong một năm phải trưng bày. Tuy nhiên, chúng ta đang làm ngược lại. Đừng ráo riết đòi nhà trong khi hàng năm sau vẫn chưa có đủ hiện vật trưng bày. Lúc đó chắc chắn dân sẽ có ý kiến, thậm chí bị phàn nàn", ông Tính nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS. KTS Nguyễn Quốc Thông, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia thực tế đã được trưng cầu ý dân về thiết kế từ năm 2007. Việc công bố xây dựng, đề nghị thẩm định chỉ là động thái mang tính nghi lễ cho một dự án rất lớn và thực tế đã được vận hành từ lâu. "Mọi người phàn nàn rằng, kinh phí hơn 11 nghìn tỷ để xây bảo tàng là tốn kém nhưng thực tế, chẳng công trình văn hóa nào mà không tốn tiền, và không có công trình văn hóa nào trực tiếp làm ra tiền cả. Tuy nhiên, cũng vì đụng đến chuyện tiền nên có những vấn đề thiết yếu cần phải được đặt ra, bàn và giám sát đến nơi đến chốn. Đó là bảo tàng sẽ được trang bị như thế nào, sẽ bày những gì trong đó? Đã có kế hoạch đào tạo chuẩn bị nhân tài vật lực vận hành "siêu công trình" ấy chưa?", TS Thông đặt câu hỏi.

Chưa hợp thời điểm

Về chủ trương xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia, giới chuyên gia cho rằng, những người tham mưu đề xuất dự án hoành tráng này cần đắn đo cân nhắc bằng cả con tim và khối óc. Cũng cần một cuộc thăm dò ý kiến người dân có nên đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia vào lúc này hay không? Trong con mắt của bạn bè quốc tế, thêm một bảo tàng lịch sử hoành tráng chưa chắc làm Việt Nam đẹp hơn, văn minh hơn bằng việc bớt đi những lều học tạm bợ do dân tự tạo, bớt đi cảnh ba người bệnh chung một giường hay cảnh trẻ em phải bơi qua dòng nước lũ để đến trường...

Bắt đầu câu chuyện với PV báo Người đưa tin, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội trăn trở: Đầu tư một bệnh viện 1.000 giường với thiết bị hiện đại cũng chỉ cần 1.000 tỷ đồng. Bác sĩ hạnh phúc, bệnh nhân ao ước có thêm nhiều bệnh viện như thế để người nghèo đỡ khổ. Việc xây dựng bảo tàng hơn 11 nghìn tỷ từ nguồn ngân sách Nhà nước trong thời điểm kinh tế đang khó khăn như hiện nay khiến chúng ta phải suy nghĩ. "Đành rằng cần có những công trình tầm cỡ thể hiện bộ mặt đất nước, cần bảo tồn, tôn trọng lịch sử và giữ gìn di vật lịch sử cho muôn đời sau nhưng xét về thời điểm, về nhu cầu thì việc xây dựng này có thực sự bức thiết?", ông Nguyên đặt câu hỏi.

Ông Phạm Xuân Nguyên đề xuất: Cần tiến hành một cuộc khảo sát, rà soát lại toàn bộ hiện trạng bảo tàng đang hoạt động hiện nay. Công trình nào hoạt động hiệu quả, công trình nào nằm "đắp chiếu", gây lãng phí. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ cần thiết có nên xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hay không. Đừng để lặp lại "thảm cảnh" của Bảo tàng Hà Nội xây xong mà lúc nào cũng "vắng như chùa Bà Đanh". "Rõ ràng, tính hiệu quả của việc xây dựng bảo tàng, đặc biệt đối với Bảo tàng Lịch sử quốc gia như tờ trình của Bộ Xây dựng là điều cần quan tâm đặc biệt và thật cẩn trọng trong việc quyết định. Nếu vội vàng trong quyết định sẽ dẫn tới việc loạn bảo tàng và lặp lại bài học vỏ "khủng" nhưng ruột lại chẳng có gì. Cần hiểu rằng lịch sử là do nhân dân viết ra, ở trong lòng nhân dân, đó mới là bảo tàng vĩnh cửu, chứ không phải đổ cả núi tiền ra để xây bảo tàng cho hoành tráng, hay chào mừng cái nọ cái kia", ông Nguyên bình luận.

PGS. TS Bùi Đình Phong, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thẳng thắn: "Nếu có ý tưởng về việc làm bảo tàng quốc gia hoành tráng thì cũng tốt thôi, tuy nhiên cần xem xét kỹ vì không thể làm theo ngẫu hứng, như vậy sẽ không đáp ứng được về mọi mặt. Khi xây dựng không đơn thuần là xây một bảo tàng mà nó phải phục vụ những nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, xã hội. Đặt trong hoàn cảnh hiện tại thì tôi cho rằng chưa phù hợp, có nhiều việc khác cần làm hơn nhiều. Chúng ta cần phải suy nghĩ chín hơn nữa, cần rút kinh nghiệm của những lần trước. Tôi có cảm giác như có nhiều khi chúng ta làm theo kiểu đẽo cày giữa đường, chưa có được một kế hoạch bài bản, chưa có được ý kiến chuyên gia một cách thấu đáo, do đó hiệu quả chưa cao. Quan điểm của tôi là cần tiếp tục suy nghĩ việc này và trong tương lai lâu dài thì nên làm điều này, còn bây giờ thì chưa cần thiết".

Đồng quan điểm, PGS. TS Phạm Hồng Tung, Đại học Quốc gia Hà Nội bày tỏ quan điểm: "Không thể phủ nhận sự cần thiết phải xây dựng một bảo tàng quốc gia mang tầm cỡ quốc tế. Đó là nơi hội tụ những di sản, tinh hoa văn hóa ngàn đời của dân tộc, để lớp trẻ nhìn vào đó tự răn mình. Tuy nhiên, khách quan mà nói, hiện nay các bảo tàng của chúng ta xây dựng đã quá nhiều rồi, chúng ta không hề thiếu bảo tàng. Hơn nữa, khách quan mà nhìn nhận, lượng khách đến thăm bảo tàng vô cùng giới hạn, ngoài khách quốc tế lần đầu đến Việt Nam, khách trong nước chủ yếu là người già hoặc trẻ em bị trường "ép" đi tham quan. Rõ ràng, bảo tàng không đủ sức thu hút được khách tham quan".

TS Phạm Hồng Tung cũng cho rằng, điều quan trọng để giáo dục lịch sử không phải chỉ dừng ở xây dựng bảo tàng mà tuyên truyền ngay trong cuộc sống hàng ngày. Tôi từng thống kê trên truyền hình Việt Nam, lượng phim Hàn Quốc chiếm 35%, phim Trung Quốc khoảng 30%, phim Mỹ, Anh... chiếm 30%, trong khi phim Việt chỉ chiếm 5%. Đó là chưa kể, những bộ phim về lịch sử hầu như chỉ đếm trên đầu ngón tay. "Theo tôi, chúng ta nên nghĩ ra cách làm thế nào để hàng năm, sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp và đại học, sẽ không còn cảnh đau xót, hàng nghìn thí sinh bị điểm "0" môn Lịch sử hơn là xây bảo tàng hàng chục nghìn tỷ", TS Tung nhấn mạnh.

Hơn 500 triệu USD chỉ mới được phần "vỏ"

Theo tờ trình của Bộ Xây dựng, dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có tổng mức đầu tư 11.277 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng và hình thức trưng bày do Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch thực hiện. Diện tích sử dụng đất của bảo tàng là 10ha, trong đó diện tích xây dựng công trình khoảng 30.000m2, diện tích trưng bày ngoài trời khoảng 30.000m2, diện tích dành cho hoạt động văn hóa cộng đồng khoảng 10.000m2, diện tích cây xanh, sân vườn, đường giao thông nội bộ khoảng 30.000m2. Bộ Xây dựng cho biết, mục tiêu của dự án là xây dựng một bảo tàng hiện đại với quy mô đầu tư, diện tích lớn để khắc phục những hạn chế về nội dung, tính chất trưng bày hiện tại. "Siêu bảo tàng" này cũng đáp ứng tốt việc bảo tồn, lưu giữ, sưu tầm, trưng bày hiện vật; phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu khoa học, học tập, giảng dạy, phổ biến tri thức về lịch sử, văn hóa, khoa học của đất nước. Thời gian thực hiện dự án được đề xuất từ tháng 11/2012 đến tháng 5/2016. Tổ chức nghiệm thu và bàn giao cho quản lý sử dụng công trình từ tháng 7/2016.

GS Nguyễn Văn Huy, Ủy viên hội đồng tư vấn khoa học cho ban quản lý xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho rằng: "Muốn làm một bảo tàng đúng nghĩa, bao giờ người ta cũng phải tổng kiểm kê nhân lực và hiện vật, rồi suy nghĩ và xây dựng phương án trưng bày, chiến lược thu hút người xem... Nhưng hiện tại tôi chưa thấy ai làm việc đó cả. Bên xây chỉ lo xây, bên quản lý hiện vật chỉ lo sưu tầm và mua thêm hiện vật. Tòa nhà đồ sộ 13 tầng theo kế hoạch thì năm 2016 mới hoàn thành, nhưng từng chi tiết nhỏ nhất thì phải bắt đầu ngay từ bây giờ rồi. Vậy mà với tư cách ủy viên hội đồng tư vấn khoa học, tôi chưa thấy có hoạt động chuyên môn nào khởi động cả. Nói thật là tôi lo lắng và sốt ruột lắm".

Anh Đức - Quốc Triều


Cùng chuyên mục

Điểm sáng bất động sản công nghiệp và những triển vọng

Thứ 6, 29/03/2024 | 08:00
Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng thời gian tới khi Việt Nam hưởng lợi lớn từ sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tp.HCM: Vướng mắc pháp lý ảnh hưởng nguồn cung dự án bất động sản

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:05
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hải Phòng: Xót xa dự án nhà ở xã hội 320 tỷ bỏ hoang suốt hơn 12 năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:02
Đó là dự án nhà ở dành cho cán bộ, công nhân Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam ở phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, bị bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Những dự án giao thông cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai và tạo đà phục hồi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Tín hiệu tốt từ thị trường văn phòng cho thuê và những triển vọng

Thứ 4, 27/03/2024 | 14:00
Thị trường văn phòng Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng sụt giảm của ngành toàn cầu và duy trì tỷ lệ lấp đầy cao với mức tăng trưởng giá thuê ổn định.
     
Nổi bật trong ngày

Hải Phòng: Xót xa dự án nhà ở xã hội 320 tỷ bỏ hoang suốt hơn 12 năm

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:02
Đó là dự án nhà ở dành cho cán bộ, công nhân Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam ở phường Đông Hải 2, quận Hải An, Tp.Hải Phòng, bị bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.

Trung Quốc chi 270 triệu USD mua sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam

Thứ 6, 29/03/2024 | 07:00
2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 599,93 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, với trị giá 269,71 triệu USD.

Điểm sáng bất động sản công nghiệp và những triển vọng

Thứ 6, 29/03/2024 | 08:00
Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng thời gian tới khi Việt Nam hưởng lợi lớn từ sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bất động sản nghỉ dưỡng nỗ lực lấy đà phục hồi

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Những dự án giao thông cả ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang được đẩy mạnh triển khai và tạo đà phục hồi cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.