Bắt bệnh 'những con sâu' của ngành y

Bắt bệnh 'những con sâu' của ngành y

Thứ 2, 06/05/2013 | 14:00
0
Bệnh nhân van lạy bác sỹ cho thở ôxy, hay bệnh nhân ở Nghệ An tử vong sau khi bác sỹ cho về và nói bệnh nhẹ... Tất cả chỉ là giọt nước tràn ly. Thực tế này, đã từng xảy ra ở nhiều nơi khiến người nhà bệnh nhân bức xúc.

Đó là chuyện chẩn đoán, điều trị bệnh nhân không đúng do tay nghề yếu kém cộng với sự thờ ơ, vô cảm trước sự sống chết của người bệnh ở một bộ phận không nhỏ y bác sỹ khiến dư luận vô cùng phẫn nộ...

Chưa có cơ sở  để đánh giá... trách nhiệm?

Dư luận đã được biết đến nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân không chịu đưa xác người thân về nhà, hay đưa quan tài đến bắt đền bệnh viện do thái độ tắc trách của y bác sỹ. Phản ứng tiêu cực cũng đã từng xảy ra khi người nhà bệnh nhân đập phá bệnh viện, hành hung y bác sỹ vì cho rằng, những người có trách nhiệm cứu chữa bệnh nhân đã vô trách nhiệm, chỉ vì chưa có phong bì lót tay. Tất cả những chuyện đó, khiến hình ảnh “lương y như từ mẫu” bị nghi ngờ, người bệnh hoang mang, không tin tưởng vào trình độ chuyên môn, tay nghề của y bác sỹ bệnh viện tuyến dưới. Thậm chí, nhiều trường hợp người nhà bức xúc xin chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị nhưng bác sỹ vẫn giữ lại khiến bệnh nhân bị chết oan.

Trước thực tế này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - cục trưởng cục Quản lý Khám chữa bệnh (bộ Y tế) cho biết: "Phải khẳng định rằng, khi bệnh nhân vào các cơ sở khám, chữa bệnh luôn được các cán bộ y tế hết lòng cứu chữa. Không ai muốn giữ bệnh nhân khi vượt quá khả năng chuyên môn của mình để bệnh nhân chết".

Trước vấn đề đặt ra nguyên nhân từ sự chủ quan, vô cảm, lơ là, thiếu trách nhiệm của đội ngũ y bác sỹ khiến không ít người bệnh bị... chết oan, ông Khuê cho rằng: "Ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình khám bệnh, chữa bệnh đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh. Việt Nam chưa có nghiên cứu hệ thống để xác định mức độ sai sót chuyên môn và sự cố y khoa không may xảy ra trong các cơ sở khám bệnh vì vậy việc nhận định trên là chưa có cơ sở. Bộ Y tế luôn chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh chú trọng tới việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, triển khai các hoạt động giáo dục y đức, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, kỹ năng giao tiếp với người bệnh; Hạn chế tối đa các sai sót chuyên môn xảy ra cho người bệnh và người thầy thuốc".

Xã hội - Bắt bệnh 'những con sâu' của ngành y

Ảnh minh họa

Xử lý chưa đúng người, đúng lỗi...

Ai cũng biết "nhân vô thập toàn", nhưng những sự việc vì tắc trách mà dẫn đến tử vong cho bệnh nhân của các bác sỹ, y tá thì không thể cứ để nó tiếp tục diễn ra. Đã đến lúc cần thiết phải đưa ra những chế tài nghiêm khắc hơn xử lý những trường hợp như vậy để các thầy thuốc ý thức được trách nhiệm của mình, hạn chế rủi ro cho người bệnh. Đại diện bộ Y tế khẳng định: "Theo quy định của bộ Y tế, mỗi trường hợp người bệnh tử vong ở các cơ sở khám chữa bệnh đều phải tiến hành kiểm thảo tử vong, nội dung kiểm thảo tử vong phải ghi rõ diễn biến bệnh, cách xử lý, thời gian và nguyên nhân tử vong. Trong trường hợp có yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám, chữa bệnh khi xảy ra tai biến đối với người bệnh, sẽ thành lập hội đồng chuyên môn để xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật, thực hiện theo đúng quy định của luật Khám bệnh. Kết luận của hội đồng chuyên môn sẽ là cơ sở để giải quyết vụ việc; là căn cứ để cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về y tế, người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh quyết định áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với người hành nghề".

Tuy nhiên, nhiều người dân, trong đó có ý kiến chuyên gia vẫn cho rằng, việc xử lý của ngành y vẫn còn bao che, chưa đúng người, đúng lỗi. Và sự vô cảm xuất phát từ y đức, sự vòi vĩnh của đội ngũ y bác sỹ đối với người bệnh hay người nhà bệnh nhân. Nguyên nhân sâu xa của những sự cố đau lòng này là do sự chủ quan, tắc trách của người thầy thuốc, do năng lực chuyên môn yếu kém. Có ý kiến thậm chí còn cho rằng những “con sâu” này là sản phẩm của một quá trình đào tạo còn nhiều bất cập và chưa đến nơi đến chốn trong ngành y tế.                  

Không thể biện minh!

Dù có biện minh, với đủ lý do thì những vụ "chết oan" như trên cũng bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan của ngành y tế. Vì thế, người dân càng mong muốn những người đã khoác lên mình chiếc áo blus trắng, mang trọng trách cao cả là cứu người đừng vì lợi riêng mà làm mất đi hình ảnh đẹp của người "thầy thuốc như mẹ hiền".  

Minh Khánh

'Ngành Y tế đang nỗ lực không bỏ sót bệnh nhân'

Thứ 6, 26/04/2013 | 16:16
Quan điểm mới của bộ Y tế xung quanh việc đồng chi trả với bệnh nhân KCB vượt tuyến khiến dư luận xôn xao. Phóng viên Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với bà Tống Thị Song Hương, vụ trưởng vụ Bảo hiểm y tế, bộ Y tế về vấn đề này.

Bệnh nhân vượt tuyến gây áp lực cho bệnh viện tuyến trên

Thứ 5, 25/04/2013 | 16:52
Trong 3 năm gần đây, tình trạng khám chữa bệnh (KCB) trái tuyến tăng cao, có năm tăng tới 300%, gây nên tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên trong khi các bệnh viện tuyến dưới vẫn còn sức khám chữa.

Bệnh nhân chết oan vì nhân viên bệnh viện non kinh nghiệm?

Thứ 3, 02/04/2013 | 20:51
Hôm nay, ông Đinh Ngọc Sĩ - Giám đốc bệnh viện Lao Phổi Trung Ương đã trả lời báo chí liên quan đến vụ việc bệnh viện này bị tố tắc trách gây chết người vào ngày 1/4 vừa qua.

Trạm y tế 'lộn xộn', bệnh nhân chết tức tưởi

Thứ 4, 30/01/2013 | 11:05
Không đủ trình độ và cũng không thuộc thẩm quyền của mình, nhưng vì thích thể hiện và cũng một phần do sự dung túng của chính trạm trưởng trạm y tế xã Thụy An (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nữ hộ lý Hà Thị Liễu vẫn thường xuyên tự khám bệnh và tiêm chích cho bệnh nhân.