Bất ổn giá cả lương thực thế giới

Bất ổn giá cả lương thực thế giới

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
0
Năm 2008, giá cả lương thực toàn thế giới đã gia tăng với mức độ chóng mặt chưa từng có. Giá cả tiếp tục leo thang và duy trì ở mức cao cho tới giữa năm 2011, khi mà giá các mặt hàng vượt xa mức trần của năm 2008.

Nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự bất ổn của giá lương thực, bao gồm cả chính sách năng lượng và nông nghiệp, giá các mặt hàng tiêu dùng và sự đầu cơ thị trường, những sự kiện thời tiết cực đoan, nhu cầu gia tăng trên toàn cầu.

Bên cạnh sự gia tăng sản phẩm nông nghiệp và sự cải tiến trong việc phân loại lương thực, thế giới sẽ gặp phải vấn đề phức tạp trong việc cung cấp lương thực cho lượng dân số đang ngày càng gia tăng trong vòng hai thập kỷ tới.

Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước G20 vào tháng 11 năm nay đang được trông đợi là sẽ tập trung vào các phương thức cải thiện an ninh lương thực và giảm bớt tình trạng bấp bênh về giá cả.

Giá cả lương thực tăng cao dễ dẫn đến tình trạng nghèo đói ở những nước đang phát triển

Một báo cáo mới nhất đưa ra hồi tháng 6 này tới các bộ trưởng nông nghiệp các quốc gia thuộc G20 từ 10 tổ chức Phi chính phủ lớn, bao gồm cả Tổ chức Thương mại Thế giới, Ngân hàng Thế giới và Chương trình lương thực thế giới của Liên Hợp quốc đã cảnh báo rằng tới năm 2050, nhu cầu lương thực sẽ gia tăng khoảng 70% đến 10% để đáp ứng cho số dân đang ngày gia tăng ít nhất khoảng 2,5 tỷ người nữa. “Riêng vấn đề này đã đủ để tạo áp lực làm gia tăng giá cả”, bản báo cáo nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc năm 2009, sự phát triển các sản phẩm nông nghiệp được cho rằng đến từ sự gia tăng hoa lợi của các vụ mùa và sẽ được xác định là diễn ra chủ yếu tại các quốc gia đang phát triển. Các chuyên gia cho rằng có nhiều cơ hội để cải tiến kỹ thuật nông nghiệp trong thế giới đang phát triển. Tuy nhiên, trong bản cáo năm 2011 được OECD đưa ra, sự phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng năm trong thập kỷ tới được dự đoán là sẽ ít hơn 1/3 so với sự tăng trưởng hàng năm của thập kỷ trước. Bản báo cáo ước tính rằng sự tăng lên hoặc giảm đi 5% sản lượng thu hoạch ngũ cốc có thể dẫn đến sự chênh lệch 25% trong giá cả.

Theo tổ chức FAO, sự bất ổn về giá cả hiếm khi xảy ra trong thị trường nông nghiệp, tuy nhiên hệ thống lương thực toàn cầu đang ngày càng dễ bị tổn thương. Bản báo cáo của các tổ chức Phi Chính phủ cho rằng “sự bấp bênh trở thành một vấn đề đáng lo ngại và tạo ra những phản ứng đối với các chính sách khi nó gây ra nguy cơ cho những quyết định đầu tư thiếu hiệu quả”.

Bên cạnh đó cũng phải kể đến một số yếu tố góp phần dẫn tới sự bất ổn về giá cả là: Giá năng lượng và chất đốt sinh học cao, việc dự trữ ngũ cốc ít, chiều hướng gia tăng dân số, thị trường sản phẩm tiêu dùng với sự thay đổi liên tục tỷ giá đồng đô la, sự biến đổi khí hậu mang tính cực đoan và khắc nghiệt.

Giá cả lương thực tăng cao có ảnh hưởng rất lớn trong các quốc gia đang phát triển. Đối với hai tỷ người nghèo khó nhất hành tinh - những người dành 50 – 70% thu nhập của họ vào việc sản xuất lương thực - việc giá cả tăng chóng mặt có thể khiến họ giảm từ hai bữa ăn/ngày xuống còn một bữa ăn/ngày.

Các tổ chức cứu trợ bao gồm cả chương trình lương thực thế giới Liên hợp quốc chỉ ra rằng giá cả lương thực tăng cao đã làm tăng thêm số người thường xuyên trong tình trạng nghèo tính đến tháng 6/2010 là vào khoảng 44 triệu người. Đây quả thực là con số đáng báo động và vô cùng lo ngại.

Chương trình nghị sự của nhóm các nước G20 năm 2011 bao gồm cả những biện pháp nhằm hạn chế với sự bất ổn trong thị trường năng lượng và nông nghiệp, đề xuất nhu cầu cần thiết cho việc điều chỉnh hiệu quả hơn thị trường tài chính và việc quản lý và ngăn cản những cơn khủng hoảng lương thực.

Một nhóm đặc trách của diễn đàn kinh tế thế giới đề xuất nhóm G20 nghiên cứu các phương thức nhằm: phát triển hệ thống toàn cầu đối với việc giám sát thông tin về sản phẩm lương thực và sự tiêu dùng, việc dự trữ và mức độ giá cả; tăng cường khả năng duy trì môi trường nông nghiệp; tập trung vào mục tiêu phân bổ và cải tiến công nghệ; tìm ra các chiến lược cho việc giảm bớt sự ảnh hưởng của sự bất ổn đối với người nghèo; đồng thời gia tăng sự đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Để làm được điều này, mỗi khía cạnh về việc thu hoạch, phân phối sản phẩm phải được cải thiện ngay lập tức. Các quốc gia đang phát triển cần quan tâm đến các khu vực nông thôn xa xôi – nơi mà người nông dân không chỉ nhận ra giá trị hàng hóa của họ mà còn đưa các sản phẩm hàng hóa của mình hòa nhập với “chuỗi mắt xích” lương thực toàn cầu.

Chí Thành

Tag: G20