Bầu cử Tổng thống Pháp: Cuộc đua thay đổi lịch sử EU?

Bầu cử Tổng thống Pháp: Cuộc đua thay đổi lịch sử EU?

Thứ 2, 01/05/2017 | 10:24
0
Trong nhiều thập kỷ qua, chưa khi nào cuộc bầu cử Tổng thống Pháp lại thu hút sự chú ý của thế giới như năm nay. Cuộc đua được cho là sẽ thay đổi lịch sử liên minh châu Âu EU

Câu hỏi lớn về châu Á

Sau vòng bầu cử đầu tiên hôm 23/4 với chiến thắng dành cho hai ứng viên, Emmanuel Macron từ đảng En Marche và Marine Le Pen từ đảng Mặt trận Dân tộc, những tín hiệu phản ứng từ thị trường châu Á đang cho thấy, sự kỳ vọng rất lớn vào nhà lãnh đạo mới của nước Pháp cũng như mối quan tâm về sự bền vững của Liên minh châu Âu trong tương lai.

Tiêu điểm - Bầu cử Tổng thống Pháp: Cuộc đua thay đổi lịch sử EU?

 Poster tranh cử của hai ứng viên Tổng thống Pháp trên đường phố Paris. Ảnh AP.

Tuy nhiên, theo The Diplomat, cả Le Pen và Macron đều có một điểm chung đó là sự thiếu hiểu biết hay thiếu đi sự quan tâm rõ ràng với châu lục này.

Châu Á hiện đang chiếm 1/3 tỷ trọng thương mại thế giới. Tăng trưởng kinh tế của khu vực đã kém hơn so với trước đây, nhưng vẫn là nguồn động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.

Trong trường hợp Trung Quốc suy thoái bất ngờ, toàn bộ nền kinh tế thế giới, bao gồm cả Pháp, sẽ bị ảnh hưởng, chuyên gia Valerie Niquet - người đứng đầu chương trình châu Á tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược nêu quan điểm.

Cũng ở châu Á, đằng sau sự yên bình thường thấy, trong khu vực đang có những căng thẳng âm ỉ trên bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, eo biển Đài Loan, giữa Ấn Độ với Trung Quốc hay Ấn Độ và Pakistan, có thể nhanh chóng dẫn đến các cuộc xung đột lớn.

Hậu quả tổng thể của bất kỳ cuộc xung đột nào liên quan đến các cường quốc lớn trong khu vực, tất nhiên sẽ rất lớn. Đối với Pháp - một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mang trong mình những trọng trách đặc biệt - sẽ không thể thờ ơ.

Với cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên, vị tổng thống kế tiếp của Pháp được cho là sẽ phải khẩn trương xây dựng chương trình nghị sự về châu Á một cách nghiêm túc.

Nhắc đến châu Á, Trung Quốc là cái tên xuất hiện nhiều nhất với những mối đe dọa về thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, mỗi ứng viên Tổng thống đều đang có những quan điểm khác nhau về quốc gia này.

Đối với Macron, ông cho rằng, điều cần thiết nhất là phải hợp tác với Trung Quốc về an ninh, thương mại, môi trường và nhấn mạnh sự cần thiết phải "cân bằng" mối quan hệ với Bắc Kinh.

Trong khi bà Le Pen lại có cái nhìn giống với Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi chỉ rõ Trung Quốc phải  chịu trách nhiệm những hành động làm tổn hại đến nền công nghiệp và gây ảnh hưởng xấu đến tính ổn định xã hội của Pháp. 

Tương lai nào cho nước Pháp?

Macron là nhân vật thể hiện một sự quan tâm khá lớn đến khu vực. Ứng viên trẻ tuổi từ đảng En Marche coi trọng việc xây dựng hình ảnh tích cực ở châu Á, cũng như tầm quan trọng của việc chào bán vũ khí tại nơi đây.

Ông cũng chào đón mối quan hệ với Ấn Độ khi gọi quốc gia này là "đối tác chiến lược đầu tiên của Pháp ở châu Á", đồng thời củng cố quan hệ với Australia và theo sát căng thẳng ở Biển Đông.

Trái lại, trong chương trình tranh cử của Le Pen, quan điểm của bà về các vấn đề chiến lược trong khu vực là hoàn toàn không tồn tại.

Mặc dù vậy, chuyên gia Valerie Niquet cho rằng, đối với mối quan tâm của cả hai ứng cử viên, sự thiếu vắng Nhật Bản là "một điều đáng ngại". Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Quan trọng hơn, nước này vẫn là nhà đầu tư châu Á dẫn đầu ở Pháp.

Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với những thách thức chiến lược và mong muốn rất nhiều sự trợ giúp từ Pháp trong vai trò một cường quốc toàn cầu.

Theo các phương tiện truyền thông Nhật Bản, các cuộc bầu cử của Pháp đang rất được quan tâm tại quốc gia này và đã tạo những ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán sau kết quả của vòng đầu tiên.

Macron được cho là ứng cử viên yêu thích nhất tại nơi đây. Sau Brexit của nước Anh, các thành phần kinh tế của Nhật Bản không ủng hộ một Frexit (Pháp trưng cầu rời EU) có thể dẫn tới một sự tan rã hoàn toàn khối Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, không chỉ với Nhật Bản, các quốc gia đang phát triển khác ở châu Á cũng đều không nằm trong hồ sơ ưu tiên của hai ứng cử viên.

Đọc thêm>>> Tiếp tục thử tên lửa, Triều Tiên gửi thông điệp quá khó hiểu?

Quốc Vinh

Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.