Bẫy việc làm thời vụ trong dịp Tết

Bẫy việc làm thời vụ trong dịp Tết

Thứ 5, 05/12/2013 | 16:09
0
Thùy My, sinh viên trường ĐH Công nghiệp được Trung tâm giới thiệu vào chạy bàn ở quán cafe trên đường Võ Văn Kiệt nhưng chưa hết buổi sáng, cô phải bỏ việc vì đó là quán cà phê kích dục trá hình.

Thời điểm cận Tết cũng là lúc người lao động (NLĐ) ở các tỉnh thành đổ về TP.HCM để tìm việc làm thời vụ. Bên cạnh đó một số lượng lớn là sinh viên các trường đại học, cao đẳng tìm việc làm trong thời điểm này khi ở lại thành phố ăn Tết. Nắm bắt được nhu cầu này, các trung tâm giới thiệu việc làm (GTVL) lừa đảo, làm ăn chộp giật với chiêu “GTVL miễn phí”, “có việc ngay trong ngày” đang giăng bẫy chờ người tìm việc. Nếu không tỉnh táo và nóng lòng có việc làm thì người tìm việc rất dễ rơi vào bẫy dẫn tới hậu quả khôn lường.

Giới thiệu hấp dẫn

Dạo quanh một số khu vực được xem là “thủ phủ” của các trung tâm môi giới, GTVL, chúng tôi thấy đã có rất nhiều công việc làm thời vụ trong dịp Tết Ngyên đán Giáp Ngọ 2014. Đặc biệt là tại các khu vực như bến xe Miền Đông, Miền Tây, An Sương, ngã tư Ga... nơi vốn đã có nhiều trung tâm GTVL thì nay họ còn trưng ra nhiều bảng bắt mắt người đi đường. Trong vai một người cần tìm việc thời vụ, làm khoảng một tháng (từ ngày 15 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng âm lịch), chúng tôi đến trung tâm H.M. ở bến xe Miền Tây. Tại đây, chúng tôi được một cô nhân viên cho biết, “có rất nhiều việc. Quan trọng là em muốn làm việc gì”. Khi hỏi cụ thể thì cô này nói, hiện nay có các việc như: Chạy bàn quán ăn, phục vụ quán cà phê, quán nhậu, lau dọn nhà cửa...

Chúng tôi ngỏ ý muốn đi làm phục vụ quán cà phê, chị này cho biết, từ ngày 15 – 25 thì trả lương bình thường (theo mức 2,5 triệu đồng tháng, bao ăn ở). Còn từ ngày 26 – 10 Tết thì mỗi ngày sẽ được trả 180 ngàn đồng/tháng. Thế nhưng khi hỏi hồ sơ cần những gì thì cô nhân viên cười khểnh nói: Đơn giản thôi, chỉ cần em đưa giấy CMND gốc là được. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì mục đích của việc giữ CMND của các chủ sử dụng lao động là để “ép” NLĐ khi giải quyết các mâu thuẫn. Đây cũng là chiêu móc nối giữa các trung tâm GTVL và những điểm thường xuyên tuyển dụng. Theo đó, khi NLĐ đến nhận việc thì sẽ không phải trả bất cứ khoản phí nào, kể cả xe ôm chở đến tận nơi. Sau khi thỏa thuận xong, bắt tay vào làm việc thì NLĐ mới ngớ người vì công việc không đúng như cam kết, giới thiệu ban đầu.

Xã hội - Bẫy việc làm thời vụ trong dịp Tết

Các chuyên gia khuyên rằng, người tìm việc thời vụ dịp Tết cần phải tỉnh táo và tìm đến các Trung tâm uy tín để tìm hiểu.

Anh Nguyễn Hồng Sơn, ngụ Tiền Giang lên TP.HCM xin việc làm thời vụ trong dịp Tết này chia sẻ, lúc đầu họ giới thiệu tôi vào làm ở một quán ăn, công việc là phục vụ. Thế nhưng, vào làm mới hay là phải thức dậy từ 4h sáng làm hết tất cả mọi việc và quần quật cho tới 10 giờ tối mới được nghỉ. Dù vậy, mức lương họ cũng chỉ trả 2,5 triệu đồng/tháng, bao ăn ở. Sau 3 ngày chịu không nổi, tôi nói nghỉ việc, lúc đó người ta bắt đầu “đòi” lại số tiền: GTVL 200 ngàn đồng; tiền xe ôm 100 ngàn đồng; tiền phạt hợp đồng (bằng miệng) 100 ngàn đồng và nghiễm nhiên không được trả tiền cho 3 ngày công. Nếu trả đủ số tiền trên thì mới lấy lại được CMND.

Bên cạnh đó, theo ghi nhận của chúng tôi, trong những ngày này, tại các địa điểm như: Bến xe buýt, cổng trường đại học, cao đẳng... những tờ rơi, quảng cáo với nội dung: Tuyển gấp, tuyển nhân viên bán hàng dịp Tết được dán một cách dày đặc với những mức lương hấp dẫn. Cách thức thu hút và hấp dẫn của những tờ rơi “tuyển gấp” đối với sinh viên rất đa dạng, đánh trúng tâm lý của sinh viên. Với nội dung như, thời gian làm việc không kéo dài và hết sức linh động. Sinh viên có thể làm việc theo giờ hành chính, có thể là việc theo ca (2 giờ/ca, 3 giờ/ca), làm việc ngoài giờ, hay thậm chí còn thuận tiện và chủ động hơn khi có những công việc có thể làm tại nhà...

Làm nhân viên phục vụ... kích dục

Rồi đến chế độ lương, thưởng ghi trên các tờ rơi vô cùng hấp dẫn. Với khung thời gian làm việc ít, thoải mái, áp lực công việc lại không nhiều, nhưng lại nhận được mức lương từ: 1,8 triệu/tháng, 2 triệu/tháng, hay lên đến 3 - 4 triệu đồng/tháng... khiến nhiều sinh viên háo hức và mong muốn tìm ngay đến địa chỉ trong tờ rơi để tìm việc. Các sinh viên năm thứ nhất ít có kinh nghiệm đi xin việc thường dễ bị các đối tượng này nhắm đến. Thực tế, đã có không ít sinh viên phải “dở khóc dở cười” khi tìm việc qua những thông tin từ các tờ rơi, tờ quảng cáo như trên.

Gặp Trung, sinh viên trường ĐH Luật TP.HCM cho biết, đã nộp 200 ngàn đồng tiền đặt cọc cho trung tâm GTVL nhưng công việc được giới thiệu không đúng với thực tế. Bởi, khi giới thiệu là giao hàng nhưng khi đến nơi Trung mới “tá hỏa” khi biết công việc chính đó là khuân vác, thậm chí mức lương chỉ được phân nửa so với được giới thiệu. Biết công việc không phù hợp nên Trung xin nghỉ, và đến trung tâm lấy lại tiền cọc nhưng nhân viên tại trung tâm không đồng ý.

Cô nhân viên ở đây nói rằng, “vi phạm hợp đồng nên đã bị phạt cọc”. Trung đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” ra về. Còn với trường hợp của Thùy My, sinh viên trường đại học Công nghiệp 4 thì vẫn còn thấy ám ảnh kể lại, em cũng muốn đi làm thêm dịp Tết để kiếm thêm chút tiền, thấy tuyển nhân viên phục vụ cà phê em tìm đến. Sau khi đóng phí 100 ngàn đồng cho trung tâm GTVL và đến một quán cà phê trên đường Võ Văn Kiệt (quận 8) làm. Làm chưa hết buổi sáng em phải bỏ ngang giữa chừng vì đó là quán cà phê kích dục trá hình. Họ tuyển nữ sinh viên để câu khách”.

Trò chuyện với chúng tôi, Minh Tuấn, sinh viên đại học Mở ấm ức kể về câu chuyện tìm việc cách đây một tuần. Sau khi phải đóng tổng cộng 250 nghìn đồng lệ phí thì bắt đầu công việc phát tờ rơi, Tuấn bức xúc nói: “Sau 3 đợt phát tờ rơi, mỗi đợt 5 ngày cho một công ty đang tuyển dụng lao động em vẫn chưa đủ chỉ tiêu mà họ yêu cầu, nên đành bỏ cuộc. Thế là mất tiền phí lại cả mấy ngày làm không công. Bởi vì, trên tờ rơi ghi là số lượng, thời gian tuyển có hạn nhưng em làm công việc phát tờ rơi để tìm người 15 ngày sau đó mà công ty vẫn nói là chưa đủ chỉ tiêu, đến lúc đó mới biết chỉ là trò lừa đảo”. Trao đổi với chúng tôi, một tiến sỹ ngành xã hội thuộc trường đại học Mở cho rằng, những chiêu thức tuyển dụng việc làm kiểu này của các trung tâm GTVL tung ra vào dịp Tết chính là cái bẫy. Nhiều NLĐ, đặc biệt là sinh viên không tỉnh táo, tìm hiểu kỹ sẽ rất dễ sập bẫy, trở thành mồi ngon cho những trung tâm GTVL lừa đảo này.                     

Nhận biết “trung tâm lừa”

 Nói về công việc thời vụ trong dịp Tết, ông Nguyễn Trọng Hoàng, trưởng phòng Hỗ trợ đời sống sinh viên, trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP.HCM cho biết, việc làm thêm trong dịp Tết rất phù hợp cho những sinh viên muốn làm thêm. Thứ nhất sẽ có nguồn thu nhập, phụ gia đình trang trải việc học khi chưa có điều kiện để về quê. Thứ hai là tạo điều kiện cho sinh viên có thể cọ xát với thực tế sớm. Tuy nhiên, sinh viên và NLĐ tìm việc thời vụ cũng phải chọn lựa những công việc phù hợp và tốt nhất là nên đến những trung tâm GTVL uy tín để tìm hiểu. Tránh đến các điểm hoạt động chui hoặc lừa đảo sẽ vô cùng nguy hiểm. Điều này cũng rất dễ nhận biết, đó là khi giới thiệu, các trung tâm này thường nói rất “dễ nghe”, cộng thêm thủ tục đơn giản, không rõ ràng và không giải thích kỹ cho người tìm việc biết trước nội dung công việc...

Chí Thanh

Những tuyến phố lung linh nhất Hà Nội dịp tết 2012

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Để tạo thêm không khí trong những ngày tết thì UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch trang trí phục vụ tết. Những khu vực, những tuyến phố sẽ được tập trung trang hoàng để đón tết cũng đã được vạch ra cụ thể.

Dân mê tín, ông Táo cũng 'vạ lây' vì bị lừa đảo

Thứ 2, 28/01/2013 | 13:47
Lợi dụng sự mê tín dị đoan của một bộ phận người dân, cứ đến tết ông Công, ông Táo, hàng loạt chiêu lừa được các đối tượng lừa đảo tung ra để trục lợi.

10 điều đề phòng dịp Tết

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Dịp Tết là cơ hội làm ăn “béo bở” của bọn “đạo chích”. Chúng lợi dụng lưu lượng người đi lại nhiều, người dân thường mang theo nhiều tài sản để móc túi, cướp giật; lợi dụng việc vắng nhà dài ngày, sơ hở của gia chủ để đột nhập trộm cắp. Nhiều thủ đoạn, phương thức trộm mới, táo tợn và liều lĩnh đã xuất hiện.

Sự khác biệt giữa 'con gái xinh - ngày ấy, bây giờ'

Thứ 2, 30/09/2013 | 09:58
Con trai bây giờ sẽ chú ý đến một cô nàng trông như thế nào? Tiêu chuẩn "gái xinh" thời 8x và thời hiện tại có gì khác nhau? Chúng ta sẽ điểm qua vài nét tiêu biểu.

Tự sự của một kỹ sư thất nghiệp làm xe ôm

Thứ 6, 24/05/2013 | 10:11
Làm xe ôm nhưng lúc nào tôi cũng ý thức mình là thằng đàn ông, hơn nữa mình cũng may mắn được đi học đàng hoàng nên phải cố gắng sống đàng hoàng. Xe ôm cũng vẫn phải sống đẹp!

Đại gia Việt chi tiền tỷ chơi Tết

Thứ 6, 15/02/2013 | 15:30
Để thể hiện đẳng cấp với túi tiền "siêu dày" của mình, đại gia Việt thường nghĩ cách "đốt" tiền độc đáo dịp năm mới.

'Săn' đặc sản ngày Tết

Thứ 2, 11/02/2013 | 12:17
Theo các thương lái, trước Tết gần 2 tháng người dân Hà thành, các thành phố lớn đã rục rịch "săn" đặc sản làm quà biếu và làm món ăn đặc sắc cho ngày Tết. Khác với mọi năm, năm nay nhiều người "sính" các món đặc sản vùng Đông Nam Á và đặt hàng ở Điện Biên, Lai Châu... Hàng đặt được các thương lái "đánh" về với mức chi phí khá cao nhưng vẫn "cháy" hàng.

Tết xa xứ đầy nước mắt của người Việt

Thứ 4, 06/02/2013 | 08:05
Nhiều người Việt xa xứ tâm sự, họ sợ nhất là khoảnh khắc giao thời giữa năm mới và năm cũ vì đó là giờ khắc họ nhớ quê hương nhất. Vào giây phút thiêng liêng ấy, họ khát thèm vị tết Việt và đắng lòng cho cuộc đời viễn xứ.

Những tuyến phố lung linh nhất Hà Nội dịp tết 2012

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Để tạo thêm không khí trong những ngày tết thì UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch trang trí phục vụ tết. Những khu vực, những tuyến phố sẽ được tập trung trang hoàng để đón tết cũng đã được vạch ra cụ thể.

Dân mê tín, ông Táo cũng 'vạ lây' vì bị lừa đảo

Thứ 2, 28/01/2013 | 13:47
Lợi dụng sự mê tín dị đoan của một bộ phận người dân, cứ đến tết ông Công, ông Táo, hàng loạt chiêu lừa được các đối tượng lừa đảo tung ra để trục lợi.

10 điều đề phòng dịp Tết

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Dịp Tết là cơ hội làm ăn “béo bở” của bọn “đạo chích”. Chúng lợi dụng lưu lượng người đi lại nhiều, người dân thường mang theo nhiều tài sản để móc túi, cướp giật; lợi dụng việc vắng nhà dài ngày, sơ hở của gia chủ để đột nhập trộm cắp. Nhiều thủ đoạn, phương thức trộm mới, táo tợn và liều lĩnh đã xuất hiện.

Sự khác biệt giữa 'con gái xinh - ngày ấy, bây giờ'

Thứ 2, 30/09/2013 | 09:58
Con trai bây giờ sẽ chú ý đến một cô nàng trông như thế nào? Tiêu chuẩn "gái xinh" thời 8x và thời hiện tại có gì khác nhau? Chúng ta sẽ điểm qua vài nét tiêu biểu.

Tự sự của một kỹ sư thất nghiệp làm xe ôm

Thứ 6, 24/05/2013 | 10:11
Làm xe ôm nhưng lúc nào tôi cũng ý thức mình là thằng đàn ông, hơn nữa mình cũng may mắn được đi học đàng hoàng nên phải cố gắng sống đàng hoàng. Xe ôm cũng vẫn phải sống đẹp!

Đại gia Việt chi tiền tỷ chơi Tết

Thứ 6, 15/02/2013 | 15:30
Để thể hiện đẳng cấp với túi tiền "siêu dày" của mình, đại gia Việt thường nghĩ cách "đốt" tiền độc đáo dịp năm mới.

'Săn' đặc sản ngày Tết

Thứ 2, 11/02/2013 | 12:17
Theo các thương lái, trước Tết gần 2 tháng người dân Hà thành, các thành phố lớn đã rục rịch "săn" đặc sản làm quà biếu và làm món ăn đặc sắc cho ngày Tết. Khác với mọi năm, năm nay nhiều người "sính" các món đặc sản vùng Đông Nam Á và đặt hàng ở Điện Biên, Lai Châu... Hàng đặt được các thương lái "đánh" về với mức chi phí khá cao nhưng vẫn "cháy" hàng.

Tết xa xứ đầy nước mắt của người Việt

Thứ 4, 06/02/2013 | 08:05
Nhiều người Việt xa xứ tâm sự, họ sợ nhất là khoảnh khắc giao thời giữa năm mới và năm cũ vì đó là giờ khắc họ nhớ quê hương nhất. Vào giây phút thiêng liêng ấy, họ khát thèm vị tết Việt và đắng lòng cho cuộc đời viễn xứ.