Bên trong Bình Nhưỡng: Nơi không thiếu Versace, Gucci...

Bên trong Bình Nhưỡng: Nơi không thiếu Versace, Gucci...

Thứ 7, 04/03/2017 | 19:44
0
Trái ngược với hình ảnh "đói kém" như các phương tiện truyền thông mô tả, người ta có thể tìm thấy những món đồ hàng hiệu hay thưởng thức một tách cafe mocha thời thượng ngay giữa thủ đô Bình Nhưỡng.

Trong chuyến đi lần thứ 10 tới Triều Tiên – nơi vẫn được biết đến là một trong những đất nước bí ẩn nhất thế giới – phóng viên Will Ripley của CNN đã lần đầu tiên được tiếp cận một cách chân thực nhất với cuộc sống của người dân bình thường nơi đây.

CNN cũng lần đầu tiên phát trực tiếp hình ảnh đời sống ở Bình Nhưỡng trong 20 phút livestream trên mạng xã hội Facebook – điều chưa từng có trong những chuyến thăm hạn hẹp trước đó của một số phóng viên từ các tờ báo khác.

Tiêu điểm - Bên trong Bình Nhưỡng: Nơi không thiếu Versace, Gucci...

Một góc thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.

Chính phủ Triều Tiên cho phép Will Ripley cùng ê kíp của mình được ghi hình bằng máy quay thực tế ảo tại nhiều địa điểm, trong đó có quảng trường Kim Nhật Thành, triển lãm hoa Kimjongilia, một trường trung học cho trẻ mồ côi và một bệnh viện mắt mới thành lập.

Những hình ảnh thực tế ảo này sẽ được CNN phát hành trong vài tuần tới, cho phép người dùng trải nghiệm cảm giác được sống giữa quốc gia châu Á vốn rất khó đặt chân đến.

Will Ripley cũng được phép đăng tải mọi thứ mà anh chụp lại lên mạng xã hội Facebook hay Instagram dưới sự cho phép của chính quyền Bình Nhưỡng – một động thái cởi mở hơn rất nhiều so với những tiêu chuẩn trước đây khi các hình ảnh luôn bị kiểm duyệt nghiêm ngặt.

Tiêu điểm - Bên trong Bình Nhưỡng: Nơi không thiếu Versace, Gucci... (Hình 2).

Một người lính Triều Tiên lái chiếc Mercedes Benz trên đường phố.

Ripley đặc biệt ấn tượng khi có cuộc phỏng vấn với nhà kinh tế học Ri Gi Song mà phóng viên này cho biết đã được “khai sáng” rất nhiều điều về Triều Tiên.

Ri tiết lộ một điều đặc biệt ở Bình Nhưỡng đó là các công việc chân tay thường được trả lương gấp đôi so với công việc văn phòng, mặc dù vị giáo sư này không tiết lộ con số thực tế.

Tuy nhiên Ri cũng thừa nhận khó ai có thể trở nên giàu có hơn hẳn những người khác. Nếu chiếu theo tiêu chuẩn phương Tây, GDP đầu người của quốc gia này chỉ hơn 1000 USD mỗi năm – mức xếp hạng dành cho những nước nghèo trên thế giới.

Thế nhưng quốc gia Đông Bắc Á này không đến mức lạc hậu như trong trí tưởng tượng của nhiều người. Những cửa hàng bách hóa ở Triều Tiên bán đủ quần áo và phụ kiện từ các nhà thiết kế thời trang hàng đầu trên thế giới như Hermes, Versace, Gucci. Khách tham quan cũng dễ dàng tìm được một cốc cafe mocha sành điệu giá 8 USD tại một quán cafe nơi đây.

Ở những góc khác tại cửa hàng tạp hóa bày bán đa dạng các loại thiết bị điện tử cao cấp. Thậm chí có hẳn một khu ẩm thực trên tầng cao nhất bán tất cả mọi thứ, từ thực phẩm truyền thống Hàn Quốc cho đến các món ăn phương Tây như bánh kẹp thịt (hamburger) hay khoai tây chiên.

Tiêu điểm - Bên trong Bình Nhưỡng: Nơi không thiếu Versace, Gucci... (Hình 3).

Hamburger và bia được phục vụ trên máy bay của hãng hàng không Triều Tiên.

“Tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy hàng trăm người chất đầy đồ ăn lên đĩa của họ - trái ngược hoàn toàn với hình ảnh một Triều Tiên “đói kém” ăn sâu vào tâm trí nhiều người khi nghe về nạn đói 2 năm trước”, Ripley kể lại.

Tất nhiên, Ripley cho rằng không thể bao hàm điều kiện sống ở Bình Nhưỡng cũng giống như phần còn lại của đất nước. Có một điều rõ ràng rằng thủ đô vẫn là thành phố được ưu tiên tập trung nguồn lực của cả đất nước, mặc dù vậy, sự phát triển ở nơi đây vẫn khiến phóng viên của CNN cảm thấy bất ngờ.

Những cá nhân được chính quyền Triều Tiên cho phép nhập cảnh sẽ chỉ được sống và làm việc ngay tại thủ đô. Không ai được phép tiếp cận các khu vực khác, những nơi mà Liên Hợp Quốc mô tả là có cuộc sống ảm đạm hơn rất nhiều so với Bình Nhưỡng.

Tiêu điểm - Bên trong Bình Nhưỡng: Nơi không thiếu Versace, Gucci... (Hình 4).

Những thương hiệu nổi tiếng bên trong các cửa hàng bách hóa ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Cũng giống như các chuyến đi trước đó, phóng viên của CNN vẫn được chính phủ sắp xếp "các chuyến tham quan".

Mặc dù không mong đợi những chuyến đi lặp lại như vậy, ê kíp của Ripley vẫn tin rằng sau mỗi hành trình họ sẽ có được cái nhìn bao quát hơn về bức tranh xã hội Triều Tiên.

Trong chuyến thăm đến một trường trung học dành cho trẻ mồ côi ở Bình Nhưỡng, Ripley biết được rằng, nhiều trẻ em nơi đây đều mất cha mẹ trong các mỏ than, nhà máy và các xí nghiệp nhà nước.

“Có khoảng 70 em đã tham gia trình diễn văn nghệ cho chúng tôi xem, trong khi tôi cảm nhận nỗi buồn mất cha mẹ của các em vẫn phảng phất đâu đó”, Ripley hồi tưởng.

Một số học sinh tỏ ra nhút nhát và kín tiếng, nhưng một số khác nở những nụ cười rực rỡ và dường như rất thích thú khi có người nước ngoài xa lạ đến thăm trường. Các em cũng được yêu cầu học tiếng Anh và một số thậm chí còn đủ dũng cảm để nói được một vài từ.

Tiêu điểm - Bên trong Bình Nhưỡng: Nơi không thiếu Versace, Gucci... (Hình 5).

Điều kiện học tập và sinh hoạt cho các em học sinh rất được Triều Tiên rất coi trọng.

Ripley nhận ra rằng điều kiện sống của học sinh ở Triều Tiên được coi trọng hơn rất nhiều so với những nhóm người khác trong xã hội.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ra một quy chuẩn bắt buộc thi hành đối với mọi trường học, trong đó phải đảm bảo có hồ bơi, phòng máy tính và thậm chí cả máy phát điện riêng để đảm bảo học sinh luôn có nguồn điện sử dụng cũng như sưởi ấm.

Với điều kiện học tập tốt cùng với việc được đào tạo những kỹ năng như lái xe, nấu ăn, khoa học máy tính,… Ripley hy vọng rằng chính phủ sẽ khuyến khích người dân phát triển những kỹ năng mình có được, trở thành nghề cơ bản phục vụ cho đời sống của chính họ.

Tiêu điểm - Bên trong Bình Nhưỡng: Nơi không thiếu Versace, Gucci... (Hình 6).

Các em bé Triều Tiên được tiếp cận với các hoạt động ca múa ngay từ khi còn ít tuổi.

Phóng viên của CNN cho biết anh đến với Triều Tiên với mong muốn ghi lại những trải nghiệm và chia sẻ cho độc giả trên khắp thế giới biết về những câu chuyện sống động đến từ quốc gia bí ẩn này thay vì đi theo những lời tuyên truyền không đúng sự thật.

“Chính phủ có thể mời chúng tôi đến vì mục đích tuyên truyền. Nhưng bản thân chúng tôi sẽ thể hiện mọi thứ một cách chân thực nhất”, Ripley chia sẻ.

Triều Tiên là thách thức lớn nhất trong sự nghiệp làm báo 17 năm của Will Ripley. Anh cho rằng không có điều gì ở đất nước này biểu hiện một sự đơn giản hay nắm bắt được một cách dễ dàng: “Bạn phải luôn luôn hoài nghi về những gì bạn nhìn thấy và trải nghiệm”.

Ripley có mặt ở Bình Nhưỡng hai ngày sau khi nước này tuyên bố thử tên lửa đạn đạo tầm xa mới. Động thái thử tên lửa của Triều Tiên trở nên “quen thuộc” trong suốt ba năm qua, nhưng lần này nó đặc biệt hơn khi là lần thử đầu tiên trong giai đoạn ông Trump lên làm tổng thống Mỹ.

Tiêu điểm - Bên trong Bình Nhưỡng: Nơi không thiếu Versace, Gucci... (Hình 7).

Một căn hộ điển hình ở Bình Nhưỡng.

Dù phần lớn thế giới đã biết về vụ thử chỉ sau đó vài giờ, nhưng người dân Bình Nhưỡng chỉ biết về việc này khi họ nhận được thông báo chính thức trên truyền hình vài ngày sau. 

“Mọi thông tin nghe và nhìn đều được sàng lọc cẩn thận và phải được chấp thuận trước khi được phát sóng đến 24 triệu dân của quốc gia (hay ít nhất là những người có điều kiện xem TV hoặc nghe radio). Họ không có đường truyền internet quốc tế”, Ripley cho hay.

Khi được hỏi về sự cô lập về kinh tế, những khó khăn mà Triều Tiên đang gặp phải, cùng quan điểm của họ về Tổng thống Donald Trump, đa phần những câu trả lời của người dân đều rất hạn hẹp khi mọi thông tin chính thống đều đến từ truyền thông nhà nước.

Từ nhiều năm trước, Bình Nhưỡng đã nói với người dân rằng họ sống dưới sự “đe dọa xâm lược” của người Mỹ và chính phủ đang dành tất cả nguồn lực để đảm bảo cho sự an toàn cho tất cả mọi người.

“Dù đã nắm quyền suốt nhiều thập kỷ qua nhưng không thể phủ nhận rằng ba thế hệ lãnh đạo nhà họ Kim là những người giữ gìn trật tự và đưa đất nước vào khuôn khổ tốt hơn bất kỳ chính phủ nào trên thế giới”, Ripley thừa nhận.

Đọc thêm>>> Trung Quốc hoãn 'chuyến thăm tỷ đô' vì phát biểu của ông Yasay?

Quốc Vinh

Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.