Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở bệnh viện hay ở nhà tốt hơn?

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở bệnh viện hay ở nhà tốt hơn?

Thứ 3, 12/12/2017 | 10:39
0
BS. Phạm Thị Việt Hương, bệnh viện K chia sẻ, nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không nhất thiết phải điều trị tại bệnh viện. Chỉ cần bạn hiểu cách chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, cùng với hướng dẫn của nhân viên y tế thì việc điều trị ở nhà sẽ tốt hơn ở bệnh viện.

Người bệnh ung thư mong được chăm sóc tại nhà

Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới, chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng là phương pháp chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân và gia đình họ trước sự đe dọa của bệnh tật thông qua các biện pháp phòng, giảm nhẹ, điều trị đau và các vấn đề khác về thể chất và tinh thần người bệnh.

Chăm sóc giảm nhẹ có thể triển khai ở tuyến huyện, tuyến xã hoặc tại nhà. Vai trò của bác sĩ, máy móc hiện đại không còn nhiều nữa. Thậm chí, nếu để người bệnh nằm bệnh viện Trung ương đông đúc, xa gia đình không phải là tốt vì người bệnh không được ngủ trên chiếc giường êm, không được nằm ở căn phòng ấm áp, đủ rộng, không được ăn những món ăn ninh nấu chế biến giàu dinh dưỡng như ở nhà, không có nhiều người thân an ủi.

Các bệnh - Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối ở bệnh viện hay ở nhà tốt hơn?

BS. Phạm Thị Việt Hương, bệnh viện K (cơ sở Tân Triều, Hà Nội).

Đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, vai trò của gia đình cực kỳ quan trọng. Đôi khi tiêm truyền nhiều, làm thủ thuật y khoa lại không hẳn tốt cho người bệnh, chưa kể những hệ lụy kéo theo cho người thân trong gia đình như hệ lụy về tiền bạc, về căng thẳng trong cuộc sống...

Chăm sóc giảm nhẹ dành cho bệnh nhân ung thư tại nhà là một mô hình khá phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, đây lại là một lĩnh vực khá mới mẻ. Dù vậy, xu hướng này bắt đầu được triển khai tại Việt Nam, được người bệnh đón nhận.

Nhiều người bệnh ung thư đã qua giai đoạn điều trị đặc hiệu, mong muốn được chăm sóc tại nhà hơn là ở môi trường bệnh viện chật chội, đông đúc. Mặt khác, có những người bệnh, nhà ở quá xa nên họ gặp nhiều khó khăn, cần sự giúp đỡ của người nhà mới có thể di chuyển đến viện.

Chăm sóc bệnh nhân tại nhà mang lại nhiều thuận lợi cho người bệnh. Vì vậy, đa phần người bệnh ung thư sau khi điều trị đều được người thân chăm sóc tại nhà.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư cần có tâm

Tuy nhiên, quá trình chăm sóc không phải lúc nào cũng được duy trì liên tục vì người thân của họ bận rộn với công việc. Nhiều gia đình khắc phục bằng cách thuê người giúp việc đến chăm sóc người nhà. Nhưng đây cũng không phải là giải pháp tối ưu bởi người chăm sóc chỉ đơn thuần là “người giúp việc”, không có tình cảm, không có kỹ năng, không được đào tạo về chăm sóc y khoa. Điều này ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, sức khỏe, quá trình phục hồi của người bệnh.

Ngoài ra, việc thực hiện các thủ thuật y tế như tiêm, truyền dịch, truyền kháng sinh, …tại nhà cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi thể chất của những bệnh nhân ung thư rất yếu dễ xảy ra hiện tượng sốc phản vệ, nhiễm trùng vết thương, hoặc dị ứng thuốc. Để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc người bệnh tại nhà đúng chuyên môn và có kỹ năng toàn diện từ việc thực hiện các thủ thuật y tế như tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, hướng dẫn người bệnh giữ vết thương không bị nhiễm trùng, lở loét, đặt xông tiểu, đặt xông dạ dày,… cho đến hỗ trợ bệnh nhân ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân, đặc biệt là kỹ năng trò chuyện, tâm sự với người bệnh bắt buộc phải là những điều dưỡng được đào tạo bài bản, có chứng chỉ hành nghề và tận tâm với người bệnh.

Tuy nhiên, gia đình người bệnh không dễ tìm được dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà do các bệnh viện công lập cung cấp vì hiện nay nhân lực y tế chăm sóc tại nhà còn rất thiếu. Vì thế, lựa chọn tìm đến các cơ sở y tế tư nhân uy tín, được cấp phép là giải pháp tối ưu nhất, vừa giải quyết được vấn đề có người chăm sóc bệnh nhân ngay tại nhà, lại khiến gia đình tin tưởng bởi người chăm sóc có kiến thức chuyên môn về y học.

Một số gia đình thường lo lắng không đủ điều kiện kinh tế để chi trả cho dịch vụ chăm sóc giai đoạn cuối tại nhà. Không sao vì có thể bạn sẽ được hướng dẫn để tự chăm sóc cho người thân của mình khi họ không may lâm bệnh. Chỉ cần bạn hiểu được cách chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, cùng với hướng dẫn của nhân viên y tế, thì việc điều trị ở nhà sẽ tốt hơn ở bệnh viện.

BS. Phạm Thị Việt Hương, bệnh viện K Trung ương (cơ sở Tân Triều, Hà Nội)  

 

Phát hiện ung thư đại tràng sau khi sút 2kg/tháng

Thứ 6, 08/12/2017 | 05:59
Sút 2kg trong một tháng kèm theo biểu hiện ăn kém ngon, đi ngoài ra máu, nam bệnh nhân 63 tuổi đã đến khám tại bệnh viện K và được chẩn đoán ung thư đại tràng với khối u kích thước 32 x33 mm.
Cùng tác giả

Địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp để giữ lao động giữa làn sóng ồ ạt về quê

Thứ 3, 05/10/2021 | 15:01
Các doanh nghiệp phải thông tin thường xuyên tới người lao động, khuyến khích họ quay về làm việc. Khi đó cần sự liên thông giữa các địa phương, phải mở cửa để không làm khó người lao động trở về nhà máy, xí nghiệp.

Hà Nội phát hiện 7 ca mắc cộng đồng: Chuyên gia cảnh báo điều gì?

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:36
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Hà Nội ghi nhận 7 ca cộng đồng. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố vẫn luôn tiềm ẩn.

Tạm đình chỉ Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn chết người

Thứ 3, 24/11/2020 | 09:26
Ông Vũ Văn Vương, Thanh tra giao thông, sở GTVT tỉnh Hưng Yên bị tạm đình chỉ công tác vì gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong.

Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn khiến nữ lao công tử vong

Thứ 2, 23/11/2020 | 21:27
Công an tỉnh Hưng Yên đang làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết liên quan đến một cán bộ Thanh tra sở Giao thông vận tải tỉnh.

Xin đừng kiếm chác trên nỗi đau của đồng bào

Thứ 5, 22/10/2020 | 07:00
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, cần nhất ở tấm lòng, xin đừng toan tính thiệt hơn, kiếm chác, trục lợi!