Sự phát tích bí ẩn của 'tứ gia vọng tộc' lừng lẫy đất Kinh Bắc (1)

Sự phát tích bí ẩn của 'tứ gia vọng tộc' lừng lẫy đất Kinh Bắc (1)

Thứ 2, 29/07/2013 | 20:05
1
Người Kinh Bắc thường nhắc tới "tứ gia vọng tộc" với gia thế lẫy lừng là họ Nguyễn Đăng làng Bịu, họ Nguyễn làng Viềng, họ Nguyễn làng Kim Đôi và họ Nguyễn làng Tam Sơn.

Dòng họ Nguyễn Đăng làng Bịu (nay thuộc xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) là một dòng họ nổi tiếng về khoa bảng của vùng Kinh Bắc xưa. Dòng họ này có mấy đời ông cha, bác cháu, anh em đều đỗ đạt và làm quan vào hàng quyền cao chức trọng trong triều. Tuy nhiên, quanh dòng họ này cũng tồn tại nhiều huyền tích thú vị. Đó là chuyện "thần linh cho đất học"...

Thực hư chuyện thần linh cho đất đặt mộ

Theo gia phả dòng họ Nguyễn Đăng còn ghi chép lại được thì thủy tổ của dòng họ là cụ Huyền Chiếu Công, vốn mang họ Nguyễn Duy. Cụ Công sinh sống vào thời nhà Trần. Nhà Trần suy, đất nước bắt đầu loạn, cụ cùng vợ con bỏ quê đến đất Tiên Du. Cụ vốn hay chữ lại biết phong thủy, đến đây, thấy phong cảnh hữu tình bèn cùng vợ con lưu lại, sinh cơ lập nghiệp.

Từ đời cụ thủy tổ kéo dài đến đời thứ 7 vẫn mang họ Nguyễn Duy, sang đời thứ 8 là cụ Hằng Sơn thì phải đổi sang họ Nguyễn Đăng (Đăng - tức là đèn, ý muốn sau này dòng họ luôn sáng suốt, đời đời có văn học, có người đăng cơ làm quan), vì để tránh tên húy của một người trong họ Chúa Trịnh.

Miền bắc - Sự phát tích bí ẩn của 'tứ gia vọng tộc' lừng lẫy đất Kinh Bắc (1)

Từ đường "Lưỡng quốc Trạng nguyên" Nguyễn Đăng Đạo tại làng Bịu hiện nay.

Theo ông Nguyễn Đăng Túy, người trông nom từ đường trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo thì: "Dòng họ Nguyễn Đăng bắt đầu phát tích trong thi cử, làm quan từ cụ Hằng Sơn đời thứ 8. Trước đó các cụ vẫn sinh sống bằng nghề dạy học. Thậm chí đến đời cụ Hằng Sơn cũng chỉ sinh sống bằng nghề dạy học chứ chưa ra làm quan như con cháu các đời sau này.

Tương truyền rằng, khi cụ Hằng Sơn dạy học trên chùa Bách Môn (chùa này nằm trên núi Tiên Du, huyện Tiên Du ngày nay), một hôm được một vị thần báo mộng cho một mảnh đất quý, nếu táng hài cốt cha mẹ vào đó thì con cháu đời sau nhất định sẽ hiển vinh, phát lộc. Tuy nhiên, điềm báo vào người cụ Hằng Sơn nhưng vị thần đó lại nói mảnh đất đó dành cho một người học trò họ Đinh (không rõ tên tuổi).

Cụ Hằng Sơn thấy lạ liền đem câu chuyện báo mộng kể với cậu học trò họ Đinh và chỉ chỗ miếng đất quý cho người học trò đó. Cậu này làm theo lời chỉ dẫn, nhưng không hiểu sao, khi táng cốt cha mẹ vào đó thì con cháu sau này không "phát" gì cả. Cụ Hằng Sơn nghĩ rằng, có thể vị thần linh kia cho phúc dòng họ Nguyễn nên cũng đem hài cốt cha mẹ táng vào mảnh đất đó.

Vậy là sau này họ Nguyễn Đăng phát hiển rực rỡ, còn họ Đinh kia không một ai phát lộ đường khoa cử. Khi ấy mới biết, thần linh thử lòng trung thực của cụ Hằng Sơn, chứ lộc là thuộc về phần họ Nguyễn. Giá thử lúc đó, cụ Hằng Sơn nổi lòng tham muốn chiếm mảnh đất đó cho riêng mình thì không biết dòng họ Nguyễn Đăng có được hiển hách như sau này không?".

Thần tích kể lại là thế, nhưng ông Nguyễn Đăng Túy lại không cho như vậy. Ông nói: "Những câu chuyện huyền hoặc như vậy vốn rất khó tin, hơn nữa lại xảy ra cách đây quá lâu rồi nên không ai có thể xác định thực, hư như thế nào. Riêng tôi cho rằng, việc phát tích con đường khoa cử trước hết phải kể đến việc gắng công học hành của các cụ. Theo gia phả chép lại thì cụ Hằng Sơn sinh được hai trai thì một người đỗ thám hoa, một người đỗ tiến sĩ.

Tuy vậy, trước đó mấy đời các cụ đều là người dạy học nên việc học hành của con cháu đều được các cụ hết mực chăm lo, dạy dỗ. Nói vậy nghĩa là trước khi dòng họ Nguyễn Đăng hiển đạt công danh thì trước đó là cả quá trình các cụ tu thân, tích đức, dạy bảo con cháu rất nghiêm cẩn. Đây là sự thành công có quá trình chứ không bộc phát như người ta vẫn truyền tụng".

Mặc dù vậy, ông Túy cũng phải thừa nhận: "Xung quanh một nhân vật nổi tiếng bao giờ cũng tồn tại nhiều huyền tích, chưa nói tới một dòng họ nổi tiếng. Ngay như cụ Nguyễn Đăng Đạo ở dòng họ chúng tôi cũng vậy". Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo là con của tiến sĩ Nguyễn Đăng Minh và là cháu nội cụ Hằng Sơn. Đây là nhân vật nổi tiếng trong lịch sử khoa bảng khi được vua phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" và giữ chức Tể tướng trong triều. Theo ông Túy thì xung quanh sự ra đời của cụ Đạo cũng được thêu dệt nhiều câu chuyện khá li kỳ.

Miền bắc - Sự phát tích bí ẩn của 'tứ gia vọng tộc' lừng lẫy đất Kinh Bắc (1) (Hình 2).

Ông Nguyễn Đăng Túy

Danh gia vọng tộc

Dòng họ có nhiều người đỗ đạt

Theo gia phả dòng họ Nguyễn Đăng ghi chép từ năm 1443 đến năm 1918 (tức là trong khoảng 475 năm), dòng họ có 91 người đỗ đạt. Trong đó có một trạng nguyên, một thám hoa, sáu tiến sĩ, bảy giám sinh, hai mươi lăm hiệu sinh, hai tú tài, năm thiếu khanh, tổng giáo và huyện thừa. Đây là con số không phải dòng họ nào cũng có thể làm được.

Không biết thực, hư việc "thần linh cho đất" thế nào nhưng quả thật, từ đời cụ Hằng Sơn về sau, con cháu dòng họ Nguyễn Đăng bắt đầu phát lộ đường khoa cử. Cụ Hằng Sơn có hai người con trai. Người con cả là cụ Nguyễn Đăng Cảo đỗ thám hoa khoa thi Bính Tuất năm 1646 thời Lê Chân Tông. Do khoa thi này không lấy trạng nguyên và bảng nhãn nên cụ Nguyễn Đăng Cảo đỗ đầu trong số những người thi khoa này.

Cụ Cảo làm quan ở Hàn lâm viện đến chức Đô ngự sử, lại có tài ứng đối bang giao làm cho sứ giả nhà Thanh phải nhiều phen kinh ngạc và thán phục. Sau này cụ được bổ chức Đông các Đại học sĩ, nhưng sau đó bị bãi chức vì tính cụ là người cương trực, không theo thói đời nên bị nhiều người ghen ghét, gièm pha. Người con thứ của cụ Hằng Sơn là cụ Nguyễn Đăng Minh, đỗ tiến sĩ cùng khóa với anh, sau giữ chức Tế Tửu Quốc Tử Giám (tương đương hiệu trưởng), phong tặng hộ bộ tả thị lang.

Cụ Nguyễn Đăng Minh có hai người con trai là Nguyễn Đăng Tuân và Nguyễn Đăng Đạo cùng đỗ tiến sĩ và trạng nguyên cùng một khoa thi năm Chính Hòa thứ 4 (1683) thời Lê Hy Tông. Nguyễn Đăng Tuân làm quan tới chức Phủ doãn phủ Phụng Thiên ở Thăng Long. Riêng Nguyễn Đăng Đạo được coi là kết tinh rực rỡ nhất cho truyền thống hiếu học của gia tộc Nguyễn Đăng, đồng thời là niềm tự hào cho cả một dòng họ.

Cụ Nguyễn Đăng Đạo sau khi đỗ trạng nguyên được đặc cách cử làm tiến Kim tử vinh lộc đại phu. Sau thăng làm Thượng thư bộ lễ kiêm Đông các Đại học sĩ. Sau đó lại chuyển qua làm Thượng thư bộ Lại, bộ Binh kiêm bồi tụng và tới chức Tể tướng cho đến khi nghỉ hưu vào cuối năm 1710, phong tước Thọ Quân Công. Tài năng của ông được cả Thanh triều biết tới, vua nhà Thanh phong cho ông là trạng nguyên của Bắc triều, ban mũ áo võng lọng và cho ông vinh quy về nước. Khi ông mất, vua Lê Dụ Tông tặng ông bốn chữ "Lưỡng quốc Trạng nguyên".

Tuy nhiên quanh nhân vật này cũng có nhiều huyền thoại. Tương truyền khi bà mẹ cụ Đạo - phu nhân Ngọc Nhĩ có thai, một đêm mùa hạ trăng sáng, bà ra giếng lấy nước chợt có “ngôi sao” rơi vào thùng nước, bà bèn lấy khăn bịt lại mang về. Người ta cho rằng đó là sao Văn Khúc (sao này chủ về văn học, khoa bảng) đã ứng vào người cụ Nguyễn Đăng Đạo. Chính bởi vậy cụ mới tài giỏi đến như thế.

Một thuyết khác thì cho rằng đó là do có sự gặp gỡ giữa cụ Đạo và Chuyết công thiền sư (vị sư từng đi thuyền vượt biển chở hơn ba vạn quyển kinh Tam Tạng sang Nam Việt, sau lên núi Lạn Kha trụ trì ở chùa Phật Tích thuộc huyện Tiên Du ngày nay). Nhà sư rất yêu quý Nguyễn Đăng Đạo, mỗi khi ông đi học qua chùa, sư thường lấy trầu cau ra mời, đoán cụ sẽ là trạng nước Nam. Thiền sư còn cho cụ Đạo một quyển sách, dặn đọc kỹ sẽ thành tài, nổi tiếng cả ở Trung Quốc. Bởi thế mà ông mới thành công như vậy. 

Bên cạnh những yếu tố hoang đường trên, sử học và gia phả đều ghi chép rằng, thành công của Nguyễn Đăng Đạo chịu rất nhiều ảnh hưởng từ ông bác ruột là thám hoa Nguyễn Đăng Cảo và người cha là tiến sĩ Nguyễn Đăng Minh. Không hề ngẫu nhiên mà vị "lưỡng quốc trạng nguyên" này có những thành tựu rực rỡ đến vậy. Tất cả mọi chuyện đều có gốc tích và sự kiên trì không mệt mỏi của người đi học như trạng nguyên Nguyễn Đăng Cảo.

Trò chuyện với PV, ông Nguyễn Đăng Túy còn cho biết thêm: "Dòng họ chúng tôi còn có nhiều tiến sĩ không được ghi ở văn bia. Bởi lẽ các cụ sinh vào buổi loạn lạc, nhiều người giữ tiết khí nên treo ấn từ quan, nhiều người không chịu hợp tác với chính quyền mới. Vì vậy công trạng của các cụ chỉ còn được lưu giữ một số cuốn ở gia phả mà thôi".               

Phạm Thiệu

Kỳ 2: Họ Nguyễn làng Viềng và kỳ tích tám cha con làm quan đồng triều

Sưu tầm cổ vật nhắc nhớ thời danh gia vọng tộc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Ông Nguyễn Tường Long không sống ở quê, nhưng đã mua đất về xây dựng nhà thờ tổ họ Nguyễn (gốc Lý) tại đất Du Nội. Nếp nhà được ông xây dựng bằng gỗ mái ngói cổ. Trong nhà, ông sưu tầm nhiều hiện vật liên quan đến dòng họ Nguyễn (gốc Lý) trước đây.

Bí ẩn chưa giải về ngọn tháp nghìn năm tuổi

Thứ 6, 12/07/2013 | 14:49
Khó có thể tìm ở nơi nào trên dải đất hình chữ S một quần thể di tích tháp Chăm còn được nguyên vẹn như tháp Bà Ponagar (TP.Nha Trang, Khánh Hòa). Nơi đây là một trong những điểm đến được nhiều du khách chọn lựa ghé thăm khi đến với thành phố "biển xanh, cát trắng nắng vàng".

Chuyên án 314L và 'tử huyệt' của dòng họ đầu nậu ma tuý

Thứ 5, 06/06/2013 | 15:24
Thời gian gần đây, tình hình tội phạm buôn bán ma túy qua biên giới Việt - Lào có diễn biến hết sức phức tạp bởi thủ đoạn của chúng ngày càng tinh vi và ma mãnh.

Chuyện lạ về dòng họ 3 đời tứ chi chỉ có 1 ngón

Thứ 5, 18/04/2013 | 10:30
Đến xã Tam Ngãi (huyện Cầu Kè) hỏi thăm dòng họ “nhất dương chỉ”, người dân chỉ ngay đến gia đình ông Nguyễn Văn Cộng – hiện đã mất.

Chuyện ít biết về dòng họ lừng danh nhất Tây Nguyên

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Trong một lần trò chuyện với tôi trong ngôi nhà sàn cổ, ông Ama Ghi, người gọi Y Thu Khunjunob bằng ông cố, khẳng định: "Nếu không có Khunjunob thì chắc chắn không có bản Đôn ngày nay".

Cây kèn Pí lè gia truyền dòng họ Phàn vùng biên

Thứ 6, 15/02/2013 | 16:54
Khi già làng Chìu kết thúc giai điệu từ chiếc kèn Pí lè thì bên kia ngọn núi vọng lại âm thanh, giai điệu tương tự. Băng rừng lội suối, già làng quyết tìm bằng được người thổi khèn kia nhưng không ngờ đó chỉ là cậu bé mới 6 tuổi. Nắm chắc đôi bàn tay nhỏ nhắn của đứa bé, già làng Chìu thốt lên rằng: "Đây là con của núi rừng gửi xuống cho bản mình rồi. Sau này, nó sẽ làm nên chuyện đấy". Quả như lời "tiên đoán", khi mới 13 tuổi cậu bé ấy đã trở thành thầy Tạo, tổ chức việc cưới, việc tang, lễ cấp sắc. Từ năm 19 tuổi..., cậu đã "ẵm" hàng chục giải thưởng trong các cuộc thi văn hoá văn nghệ từ trung ương đến địa phương và trở thành nghệ nhân khi chỉ mới ngoài 30 tuổi...
Cùng chuyên mục

Áo ấm vùng cao - Góp yêu thương cho mùa giá lạnh

Thứ 5, 05/12/2013 | 14:36
Vừa qua, các tình nguyện viên của chương trình 'Áo ấm vùng cao' đã có mặt tại xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai để trao tặng những chiếc áo ấm, giúp các em học sinh chống chọi với cái lạnh của mùa đông.

Xe camry tông chết cô gái trẻ

Thứ 6, 29/11/2013 | 10:06
Không làm chủ được tốc độ, chiếc ôtô 4 chỗ đã tông thẳng vào cô gái đang đi trên đường khiến người điều khiển xe máy tử vong, tài xế chấn thương nặng.

Con trai trưởng công an xã tự tử gây rúng động làng quê

Thứ 4, 27/11/2013 | 15:00
Đang có công việc ổn định, gia đình hạnh phúc, bỗng nhiên, anh Nguyễn Mạnh C., ngụ tại xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội lại uống thuốc diệt cỏ tự tử. Cái chết của anh Nguyễn Mạnh C. đang gây xôn xao dư luận địa phương vì nghi có “dính líu” đến xã hội đen.

Xe tải chở nhựa đường bất ngờ bốc cháy

Thứ 3, 26/11/2013 | 15:12
Vào 7 giờ sáng nay 26/11, một vụ cháy xe tải đã xảy ra tại ngã ba Quyết Thắng, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La). Lái xe kịp thời thoát nạn song vụ cháy đã gây ách tắc giao thông.

Nhà báo ép xe, truy bắt cướp trên phố Hà Nội

Thứ 3, 26/11/2013 | 08:04
Một đôi nam nữ đang đi trên đường thì bất ngờ bị nam thanh niên đi xe Exciter lao lên giật túi xách. Đúng lúc này một nhà báo đã dũng cảm đuổi theo ép xe và cùng người dân khống chế tên cướp thì liền bị đối tượng chống trả. Sau đó tên cướp bỏ lại xe máy cùng túi xách của nạn nhân rồi nhanh chóng bỏ trốn.