Sự phát tích 'tứ gia vọng tộc' lừng lẫy đất Kinh Bắc xưa

Sự phát tích 'tứ gia vọng tộc' lừng lẫy đất Kinh Bắc xưa

Thứ 6, 16/08/2013 | 10:16
0
Trong số "tứ gia vọng tộc" đất Kinh Bắc xưa, dòng họ Nguyễn làng Tam Sơn không được tạo dựng bằng những huyền tích mang đậm tính liêu trai, cũng không phát triển một chiều như những dòng họ khác. Con đường khoa cử của dòng họ này trải qua những thử thách và chặng đường khá phức tạp.

Nghi vấn quanh họ Nguyễn làng Tam Sơn

Người xưa vẫn coi dòng họ Nguyễn làng Tam Sơn là một trong những dòng họ có nhiều người đỗ đạt, làm quan bậc nhất đất Kinh Bắc xưa. Theo thống kê thì làng Tam Sơn có 17 người đỗ đạt khoa từ phó bảng cho đến trạng nguyên. Trong số đó có 8 người họ Nguyễn và 9 người họ Ngô. Nếu dựa trên số liệu trên thì họ Ngô rõ ràng có nhiều người đỗ đạt hơn họ Nguyễn. Câu hỏi đặt ra là tại sao người xưa lại ca tụng họ Nguyễn đến như vậy? Thậm chí theo tìm hiểu của chúng tôi, trong số 8 người đỗ đạt khoa họ Nguyễn thì đa phần không cùng huyết tộc như các dòng họ danh giá mà chúng tôi đề cập các kỳ trước. Vậy họ Nguyễn làng Tam Sơn là dòng họ nào?

Cho đến nay chúng tôi vẫn không có chứng cứ cụ thể để khẳng định chắc chắn dòng họ Nguyễn nổi tiếng làng Tam Sơn là dòng họ nào cả. Tuy nhiên qua quá trình tìm hiểu về lịch sử dòng họ của làng, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều câu chuyện thú vị. Tại ngôi làng này có dòng họ Ngô Nguyễn vốn gốc họ Nguyễn di cư từ làng Nghĩa Lập (nay thuộc xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) xuống sinh sống và cũng là dòng họ có nhiều người đỗ đạt. Theo ông Ngô Sách Viện, người trông nom nhà thờ dòng họ Ngô Nguyễn làng Tam Sơn thì: "Tính về số lượng người đỗ tiến sĩ tại làng, dòng họ chúng tôi quả là có nhiều người đỗ đạt nhất". Nhiều khả năng dòng họ Nguyễn nổi tiếng làng Tam Sơn được nhắc tới trong lời truyền tụng chính là dòng họ Ngô Nguyễn này chăng?

Khởi thủy dòng họ Ngô Nguyễn là họ Nguyễn, sinh sống tại làng Nghĩa Lập (nay thuộc xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Từ cụ tổ Nguyễn Quý Công sinh cơ lập nghiệp vào thời hậu Lê (thế kỷ XV) cho đến đời thứ tư, gia tộc có cụ Nguyễn Hữu Thường (1520-1590) đỗ tiến sĩ dưới triều Mạc Phúc Nguyên, làm quan đến chức Tả thị lang Bộ Binh. Đến đời thứ năm, có cụ Nguyễn Gia Mưu đỗ tiến sĩ dưới triều Mạc Phúc Nguyên. Cụ Nguyễn Gia Mưu chính là thủy tổ dòng họ Nguyễn làng Tam Sơn sau này.

Xã hội - Sự phát tích 'tứ gia vọng tộc' lừng lẫy đất Kinh Bắc xưa

 Nhà thờ tổ họ Nguyễn tại làng Nghĩa Lập (xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh).

Tương truyền rằng, khi quan nghè Nguyễn Hữu Thường vinh quy về làng đã bắt người cháu ruột là Nguyễn Gia Mưu ra đường cái quan cáng võng bà quan nghè về quê bái tổ. Uất ức vì sự đối xử của người chú ruột, Nguyễn Gia Mưu cáng võng người thím ruột - vợ quan nghè Nguyễn Hữu Thường về đến đầu làng, sau đó bỏ quê về Tam Sơn, xin làm học trò trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu.

Nhờ sự giúp đỡ âm thầm của người chú ruột là Nguyễn Hữu Thường và sự chỉ bảo tận tình của trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu, cụ Nguyễn Gia Mưu học hành ngày càng tiến bộ và chiếm được tình cảm của thầy dạy. Chính trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu vì quý tài đức của cụ nên đã gả con gái yêu cho làm vợ, ngày ngày chăm sóc lo việc đèn sách cho chồng. Sau những năm tháng dùi mài kinh sử, năm 37 tuổi, Nguyễn Gia Mưu đã đỗ tiến sĩ dưới triều Mạc Phúc Nguyên.

Ngày vinh quy bái tổ, Nguyễn Gia Mưu đã không về nơi sinh quán là làng Nghĩa Lập, mà về quê vợ - làng Tam Sơn để sinh sống. Cũng bắt đầu từ đó nảy sinh một dòng họ nối đời khoa bảng, mà ngoại tổ chính là trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu, thủy tổ là tiến sĩ Nguyễn Gia Mưu. Cũng để nhớ ơn công lao của người bố vợ - trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu, nên con cháu dòng họ Nguyễn sau này đều đổi sang họ Ngô và có hai nhánh lớn là Ngô Nguyễn và Ngô Sách. Riêng tại quê gốc làng Nghĩa Lập, để thể hiện sự hướng tổ, con cháu họ Nguyễn lấy thêm tên đệm là Ngô và tạo lập ra dòng họ Nguyễn Ngô. Cùng với dòng dõi họ Ngô của trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu, họ Nguyễn làng Tam Sơn chính là hai dòng họ nối đời khoa bảng, có nhiều người giữ chức vụ quan trọng trong triều đình. Tuy nhiên tất cả những vị tiến sĩ này cũng đều mang họ Ngô. Chính bởi vậy, nếu không tìm hiểu kĩ tư liệu lịch sử cũng như gia phả dòng họ, chúng ta rất khó tách bạch được đâu là họ Ngô, đâu là họ Nguyễn.

Dòng họ phát cả văn lẫn võ

Ngôi làng hiếm có của Việt Nam

Trong lịch sử khoa bảng phong kiến Việt Nam, làng Tam Sơn có tổng cộng 17 người đỗ đạt khoa từ phó bảng cho đến trạng nguyên trong các kỳ thi nho học. Đây là làng khoa bảng lớn thứ 4 ở Việt Nam thời xưa, chỉ đứng sau các làng Mộ Trạch (Hải Dương), Kim Đôi (Bắc Ninh) và Đông Ngạc (Hà Nội). Đặc biệt hơn cả, đây là ngôi làng có đủ tam khôi với hai trạng nguyên, một thám hoa, một bảng nhãn. Thành tích này quả là điều vô cùng hiếm thấy.

Họ Nguyễn làng Tam Sơn được tính từ cụ thủy tổ là tiến sĩ Nguyễn Gia Mưu đến thế hệ sau này liên tục có người làm quan và giữ những trọng trách quan trọng trong triều đình. Bản thân cụ Nguyễn Gia Mưu đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân triều Mạc Phúc Nguyên, làm quan đến chức Tham chính. Những người con trai của cụ Mưu đều rất thành đạt. Người con trưởng là Nguyễn Khiêm hiệu Văn Phong phủ quân, làm quan Tri huyện huyện Phù Khang. Người con thứ là cụ Nguyễn Cường Nghị, làm quan tới chức Phụ quốc Thượng tướng quân cẩm y vệ đô chỉ huy sứ ty (cụ sau này về sống ở làng Tam Sơn ngày nay). Bà á thất của cụ Nguyễn Gia Mưu sinh được một người con trai tên tự là Dũng Lược, hiệu Phúc Xuyên phủ quân, làm quan đến chức Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, cẩm y vệ đô chỉ huy sứ.

Riêng cụ Cường Nghị sinh ra người con trai là Ngô tướng công tự Tính Thiện. Cụ Tính Thiện sinh ra Ngô Sách Thí, đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Hợi năm 1659 đời Lê Thần Tông, làm quan tới chức sát sứ. Chính vị tiến sĩ này là ông tổ khoa bảng dòng họ Ngô Sách (mà gốc là họ Nguyễn) ở Tam Sơn, đồng thời cũng là người đặt nền móng cho sự hiển đạt thần kỳ của dòng họ Ngô nơi đây. Ngô Sách Thí lại có hai người con trai đều đỗ đạt là Ngô Sách Dụ và Ngô Sách Tuân. Ngô Sách Dụ đỗ tiến sĩ khoa Giáp Thìn năm 1664 đời Lê Huyền Tông khi mới 25 tuổi. Ông làm quan đến chức Phụng thiên Phủ doãn. Ngô Sách Tuân đỗ tiến sĩ năm Bính Thìn 1676 đời Lê Hy Tông. Ông làm quan tới chức Lại bộ Hữu thị lang. Sử sách chép rằng khi làm giám thị trường thi Thanh Hóa, ông phạm lỗi báo bài thi của con tham tụng Lê Hi cho giám khảo để tăng điểm. Việc bị phát giác ông bị triều đình khép vào tội chết.

Ngô Sách Tuân vốn có một người con trai đặc biệt thông minh, ham học từ nhỏ là Ngô Sách Tố (tên khác là Sách Hân). Ông chính là người đỗ thám hoa khoa Tân Sửu năm 1721 đời Lê Dụ Tông khi 32 tuổi. Sau khi thi đỗ Ngô Sách Thí được bổ làm Đông các hiệu thư, thắng bổ Đốc đồng Sơn Nam, đổi làm Đốc đồng An Quảng. Khoảng đầu niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) được thăng chức Hộ bộ Thị lang. Khi Ân vương Trịnh Doanh chấp chính, ông được thăng chức Hành tham tụng, sau đổi sang võ chức làm tới Binh bộ thượng thư, Nhập thị Tham tụng, hàm Thiếu bảo, tước Huy quận công. Năm 65 tuổi, ông xin về trí sĩ và mở lớp dạy học. Nhiều học trò các nơi đến xin theo học và đỗ đạt làm quan. Sau khi mất, ông được truy tặng hàm Thiếu Bảo.

Ông Ngô Sách Viện, người trông nom nhà thờ dòng họ Ngô Nguyễn làng Tam Sơn cho biết: "Con cháu dòng họ nhiều đời sau luôn phát huy truyền thống hiếu học khoa bảng và đỗ đạt thành danh, làm công thần của các triều Lê-Nguyễn, có nhiều công lao với dân với nước. Con cháu chúng tôi ngày nay luôn cố gắng phát huy thành tích của cha ông nhằm làm vẻ vang hơn nữa bảng vàng của gia tộc. Nhiều người trong dòng họ học hành thành đạt, làm việc ở nhiều lĩnh vực xã hội, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên chúng tôi phải thừa nhận rằng, thế hệ con cháu sau này không thể sánh bằng các cụ ngày trước. Đây là điều đáng để cho chúng tôi suy nghĩ".                                            

Phạm Thiệu

Sự phát tích bí ẩn của 'tứ gia vọng tộc' lừng lẫy đất Kinh Bắc (1)

Thứ 2, 29/07/2013 | 20:05
Người Kinh Bắc thường nhắc tới "tứ gia vọng tộc" với gia thế lẫy lừng là họ Nguyễn Đăng làng Bịu, họ Nguyễn làng Viềng, họ Nguyễn làng Kim Đôi và họ Nguyễn làng Tam Sơn.

Sưu tầm cổ vật nhắc nhớ thời danh gia vọng tộc

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Ông Nguyễn Tường Long không sống ở quê, nhưng đã mua đất về xây dựng nhà thờ tổ họ Nguyễn (gốc Lý) tại đất Du Nội. Nếp nhà được ông xây dựng bằng gỗ mái ngói cổ. Trong nhà, ông sưu tầm nhiều hiện vật liên quan đến dòng họ Nguyễn (gốc Lý) trước đây.

Giáp mặt 'cò' phù phép giấy tờ giả siêu tốc

Thứ 2, 17/06/2013 | 16:26
Theo quan sát và tìm hiểu của phóng viên, “công nghệ” làm giấy tờ giả này hết sức thô sơ, chứ không “tinh vi” như những gì các “tay cò” đã quảng cáo.

Hoàng tử yêu tiền giàu có nhất Trung Đông

Thứ 3, 23/04/2013 | 11:29
Được mệnh danh là Warren Buffett của Trung Đông, tỷ phú giàu nhất vùng Vịnh, hoàng tử Alwaleed Bin Talal của đất nước Ả Rập Xê Út luôn khiến tất cả phải tò mò bởi vẻ bí ẩn và những “truyền thuyết” rất lạ lùng về cách tiêu tiền như nước của mình.

Em gái Dương Chí Dũng trải lòng sau bi kịch gia đình

Thứ 7, 30/03/2013 | 17:40
Tôi và chị, cả hai đều có những lý do riêng để không dành cho nhau được nhiều thời gian như mong đợi. Tôi xa xôi cách trở, chị thì bận rộn liên miên, lại buồn bã giữa bộn bề sự cố.

Mâu thuẫn gia đình, mẹ ôm con nhảy cầu tự tử

Thứ 2, 04/03/2013 | 08:45
Chỉ vì những suy nghĩ nông cạn trong phút "cả giận mất khôn" mà người phụ nữ xinh đẹp, có học thức, có công việc ổn định mà nhiều người thèm muốn tại sở Tài chính (tỉnh Thái Bình), đã bồng đứa con 4 tuổi lên cây cầu Hòa Bình (thuộc địa bàn giáp ranh hai xã Tân Bình và Đông Hòa- TP. Thái Bình) gieo mình xuống sông tự vẫn kết liễu đời mình ở tuổi 44.

Bi kịch gia đình mang tên Dương Chí Dũng

Thứ 2, 25/02/2013 | 11:03
Năm nay đã gần 90 tuổi, vị cựu đại tá - nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng Dương Khắc Thụ không còn minh mẫn để thường xuyên theo dõi thông tin trên báo chí.