Bí ẩn xác ướp gần 100 tuổi xinh đẹp nhất thế giới

Bí ẩn xác ướp gần 100 tuổi xinh đẹp nhất thế giới

Thứ 2, 05/08/2013 | 07:56
0
Xác ướp của cô bé 2 tuổi người Italy Rosalia Lombardo (1918 - 6/12/1920) được coi là "xác ướp đẹp nhất thế giới". Nét mặt bé vẫn còn nguyên vẹn, tươi tắn, trông giống như bé đang ngủ một giấc ngon lành.

Lạ & Cười - Bí ẩn xác ướp gần 100 tuổi xinh đẹp nhất thế giới

Bé Rosalia trông rất tươi tắn như đang ngủ say

Sau gần một thế kỷ, thi hài cô bé Rosalia vẫn tươi tắn, đáng yêu như đang ngủ một giấc ngủ rất bình yên. Những sợi tóc vàng vẫn còn lất phất trên gương mặt ngây thơ của bé, trên đầu vẫn còn nguyên chiếc kẹp tóc xinh xinh. Hàng ngày, vẫn có rất nhiều du khách tìm đến đây để ngắm thi hài của cô bé Rosalia xinh xắn.

Công thức ướp xác bé Rosalia

Từ lâu người ta vẫn đặt ra câu hỏi vì sao xác ướp gần 100 tuổi của bé Rosalia vẫn giữ được nét tươi tắn như người sống như vậy?

Lạ & Cười - Bí ẩn xác ướp gần 100 tuổi xinh đẹp nhất thế giới (Hình 2).

Lạ & Cười - Bí ẩn xác ướp gần 100 tuổi xinh đẹp nhất thế giới (Hình 3).

Xác của Rosalia được bảo quản trong hầm mộ Capuchin ở Palermo (Italy)

Nhà khoa học Dario Piombino-Mascali, một chuyên gia nhân chủng học của Viện nghiên cứu xác ướp và người băng ở Bolzano (Italy) đã tìm ra câu trả lời. Ông đã tìm được công thức bí mật giúp xác của bé Rosalia được bảo quản tốt cho đến ngày nay.

Nhà khoa học Piombino-Mascali đã tìm đến những người họ hàng còn sống sót của nhà ướp xác Salafia - người từng ướp xác cho bé Rosalia và qua đời năm 1933. May mắn, ông Mascali đã tìm thấy một bản viết tay của Salafia, trong đó có nên rõ những hóa chất tiêm vào người bé Rosalia để bảo quản xác của bé.

Cụ thể, Salafia đã sử dụng các chất: formalin (dung dịch formaldehyde), các muối kẽm, cồn, axit salicylic và glycerin.

Formalin ngày nay được sử dụng rộng rãi trong việc ướp xác. Đây là dung dịch hỗn hợp của formaldehyde và nước, dung dịch này có tác dụng diệt vi khuẩn. Salafia là một trong những người đầu tiên trên thế giới dùng hỗn hợp này để ướp xác. Cồn cùng với môi trường khô ráo trong hầm mộ sẽ giúp cơ thể Rosalia khô. Glycerin giúp xác của bé không mất nước quá nhiều và salicylic acid giúp ngăn cản sự phát triển của nấm.

Tuy nhiên, theo Melissa Johnson Williams - Giám đốc Hiệp hội ướp xác Mỹ, cho rằng muối kẽm chính là nhân tố giúp xác của bé Rosalia vẫn còn nguyên vẹn, khiến thi thể bé Rosalia hóa đá. Ngày nay tại Mỹ người ta không còn dùng loại muối kẽm này nữa.

Còn nhà khoa học Piombino-Mascali ca ngợi và gọi nhà ướp xác Salafia là một nghệ sĩ và là người nâng ướp xác lên trình độ cao nhất.

Theo Bưu Điện Việt Nam

Xác ướp 500 tuổi nguyên vẹn như người sống

Thứ 4, 31/07/2013 | 08:43
Cơ thể của một cô bé 13 tuổi được bảo quản gần như nguyên vẹn trong một ngôi mộ đá suốt 500 qua đã tiết lộ cho các nhà khoa học về nghi lễ hiến tế trẻ em đáng sợ của người Inca.

Bí ẩn 10 xác ướp cổ nổi tiếng của Việt Nam

Thứ 4, 26/06/2013 | 11:42
“Việc khai quật và nghiên cứu các xác ướp đã khẳng định cách đây nhiều thế kỷ, người Việt Nam đã sở hữu một công nghệ ướp xác mang tầm vóc thế giới..."

Những bí ẩn của xác ướp cổ giữa lòng Sài Gòn

Thứ 4, 19/06/2013 | 07:28
Hơn 200 năm “về với đất”, xác ướp bà vẫn vẹn nguyên bình thản đi vào giấc ngủ ngàn thu giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp.

Đánh thức xác ướp, kinh hoàng lời nguyền bắt đầu ứng nghiệm

Thứ 5, 04/04/2013 | 09:28
Một ngày những xác ướp đã ngủ yên hàng nghìn năm dưới đất sâu bị đánh thức... và những lời nguyền kinh hoàng bắt đầu ứng nghiệm.

Phát hiện xác ướp trong kiện hàng ở sân bay

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
Các hãng truyền thông của Argentina ngày 27/5 đồng loạt đưa tin, hải quan sân bay tại thủ đô Buenos Aires của nước này đã bắt được một bưu kiện vô cùng đặc biệt. Trong bưu kiện này có một xác ướp và 3 chiếc sọ người có niên đại cách đây hơn 3000 năm. Được biết xác ướp và 3 hộp sọ trên được bảo toàn khá nguyên vẹn.

Giải mã về ngôi mộ cổ với xác ướp kỳ bí ở Sài Gòn

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:45
Trong quá trình di dời nghĩa trang trong khu vực trung tâm TP.HCM ra ngoại thành, người ta đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ độc đáo, thu hút giới khảo cổ nói riêng và cộng đồng khoa học nói chung.