Bị cách chức vì tố cáo phó giám đốc sở Y tế TP. HCM

Bị cách chức vì tố cáo phó giám đốc sở Y tế TP. HCM

Thứ 7, 07/09/2013 | 10:59
0
Quá bức xúc trước những sai phạm "tày trời" của bà Phó Giám đốc sở Y tế TP.HCM, nhiều đồng nghiệp đã lên tiếng tố cáo và bị cách chức, chuyển công tác...

Bao che vi phạm

Ngày 25/8, báo Người đưa tin tiếp tục lật lại và tìm hiểu nội dung đơn tố cáo của bác sĩ Nguyễn Đức An (nguyên Chánh Thanh tra sở Y tế, Thanh tra TP.HCM) năm 2007 về những khuất tất trong việc sản xuất nước tương có hàm lượng 3-MCPD vượt quá 1mg/1kg cho phép. Trước sự việc sai phạm nghiêm trọng nói trên, ông Lê Trường Giang là người đã ký công văn số 4820/SYT-NVY ngày 17/10/2005 về việc cho gia hạn thời gian công bố hàm lượng 3-MCPD.

Nội dung cụ thể của công văn như sau: "Căn cứ vào tình hình thực tế của các doanh nghiệp sản xuất nước tương, xì dầu, dầu hào cần phải có thời gian chuyển đổi công nghệ để hạ thấp hàm lượng chất 3-MCPD cho phù hợp với quy định về hàm lượng 3-MCPD của bộ Y tế. Sở Y tế chấp nhận gia hạn thời gian công bố hàm lượng 3-MCPD đến 30/02/2006".

Đồng thời, theo nội dung đơn tố cáo của bác sĩ Nguyễn Đức An, ông Lê Trường Giang là người trực tiếp nhận và "ỉm" đi (không đăng ký với bộ phận văn thư của sở Y tế theo quy định, để trình Giám đốc Sở) công văn số 1574/YTDP/VSATTP ngày 28/12/2006 của trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM đề nghị sở Y tế cảnh cáo người dân đối với sản phẩm nước tương có hàm lượng 3-MCPD vượt quá quy định của bộ Y tế.

Xã hội - Bị cách chức vì tố cáo phó giám đốc sở Y tế TP. HCM

Nhà thuốc Thái Vy (đường Nguyễn Thị Tú, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân) mặc dù đạt chuẩn GPP nhưng mở toang cửa, không có cửa kính, máy lạnh bảo quản thuốc. Ảnh Thơ Trịnh.

Trước nội dung tố cáo gay gắt của bác sĩ Nguyễn Đức An, Thanh tra TP.HCM đã tiến hành kiểm tra trách nhiệm công vụ đối với ông Lê Trường Giang - Phó Giám đốc sở Y tế TP.HCM, liên quan tới vụ nước tương có hàm lượng 3-MCPD gây ung thư. Ngày 10/9/2007, UBND TP.HCM đã đưa ra quyết định kỷ luật "khiển trách" đối với ông Lê Trường Giang, đồng thời xử lý kỷ luật "cách chức" đối với bác sĩ Nguyễn Đức An, Chánh Thanh tra sở Y tế (quyết định số 3726/QĐ-UBND ngày 16/08/2007 của UBND TP.HCM).

Quá bức xúc với quyết định kỷ luật, bác sĩ An đã gửi đơn "khiếu nại kết luận thanh tra" cho rằng gây oan sai buộc Thanh tra TP.HCM phải tiếp tục điều tra lại. Tuy nhiên, bản kết luận thanh tra của Thanh tra TP.HCM công bố ngày 16/4/2008 vẫn giữ nguyên mức kỷ luật nói trên và cho rằng, việc kiểm điểm, xử lý kỷ luật (hình thức "cách chức" Chánh Thanh tra sở Y tế - PV) mà UBND TP áp dụng đối với bác sĩ Nguyễn Đức An là có cơ sở.

Trên cơ sở nội dung tố cáo của bác sĩ An, ngày 16/06/2009, bộ Tư pháp có công văn số 1909/BTP-PLHSHC phúc đáp sở Y tế TP.HCM về trách nhiệm của bác sĩ Nguyễn Đức An trong vụ việc “nước tương có 3-MCPD vượt quá quy định của bộ Y tế”. Tuy nhiên, việc  ông Lê Trường Giang chỉ bị kỷ luật khiển trách, sau đó lại tiếp tục yên vị là việc làm bất chấp công luận, coi thường pháp luật.

Yêu cầu thu hồi quyết định cách chức

Hàng loạt người mất chức

Bốn tháng sau khi gửi công văn cho cơ quan CSĐT công an quận 1 (TP.HCM) và bộ Y tế, ngày 01/09/2010, bác sĩ Nguyễn Văn Châu bị mất chức Giám đốc sở Y tế. Không chỉ vậy, các cán bộ chống lại đường lối, chủ trương cấp giấy chứng nhận GPP của sở Y tế cũng lần lượt rời khỏi chức vụ như bác sĩ Nguyễn Minh Hùng (Chánh Thanh tra Sở), luật sư Chu Văn Tần (Chánh Văn phòng sở Y tế TP.HCM),... Tất cả các cán bộ này sau khi bị kỷ luật cách chức đều được chuyển đi công tác ở các đơn vị khác.

Ngày 26/12/2008, bộ Nội vụ ký quyết định số 1713/QĐ-BNV về việc giải quyết  khiếu nại quyết định kỷ luật của ông Nguyễn Đức An (nguyên Chánh Thanh tra sở Y tế TP.HCM). Trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác minh về những nội dung khiếu nại, bộ Nội vụ đi đến quyết định: "Chủ tịch UBND TP.HCM thu hồi quyết định số 3726/QĐ-UBND ngày 16/08/2007 về thi hành kỷ luật cán bộ, công chức; chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền tổ chức lại việc xem xét kỷ luật đối với ông Nguyễn Đức An theo quy định".

Ngày 15/1/2009, Chủ tịch UBND TP.HCM ký quyết định số 189/QĐ-UBND "thu hồi Quyết định số 3726/QĐ-UBND ngày 16/08/2007 của UBND TP về việc thi hành kỷ luật với hình thức cách chức đối với ông Nguyễn Đức An, Chánh Thanh tra sở Y tế và quyết định số 3760/QĐ-UBND ngày 01/09/2008 của UBND TP về việc giải quyết khiếu nại quyết định thi hành kỷ luật đối với cán bộ, công chức".

Xã hội - Bị cách chức vì tố cáo phó giám đốc sở Y tế TP. HCM (Hình 2).

Công văn chuyển Cơ quan điều tra quận 1 của bác sĩ Nguyễn Văn Châu.(Giám Đốc Sở Y tế TP.HCM)

Trấn áp, đe dọa người tố cáo

Liên quan đến những sai phạm của bà Lan trong việc cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn GPP, dược sĩ Lê Tuấn Anh (nguyên là thanh tra viên của Thanh tra sở Y tế TP.HCM) bày tỏ những bức xúc của mình trong bản tường trình "về việc phê bình cán bộ công chức" ngày 27/01/2010.

Cụ thể: "Vào lúc 16h30 ngày 26/01/2010, tại cổng sở Y tế (khu vực nhà bảo vệ), bà Lan có gọi tôi đến và nói với tôi trước mặt mọi người, đặc biệt, lúc đó cũng có mặt bác sĩ Lê Trường Giang - Phó Giám đốc sở với nội dung sau: “Lúc này, nghe nói hăng đi kiểm tra nhà thuốc GPP lắm hả, trong khi đó không tập trung vụ nhà thuốc Mỹ Châu, thuốc giả để họ phàn nàn chị hoài. Chị cảnh cáo tụi em nếu chị biết được đứa nào chống lại đường lối chủ trương, bây giờ chị nhiều việc sau này thì chị sẽ xử từng đứa”, dược sĩ Anh giải trình.

Trước sự bức xúc của dược sĩ Anh, ông Nguyễn Minh Hùng, Chánh thanh tra sở Y tế TP.HCM xác nhận: "Ngày 1/2/2010, tôi nhận được tờ tường trình của dược sĩ Anh phản ánh bà Lan có ý kiến phê bình dược sĩ Anh thực hiện công tác thanh tra các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP theo sự phân công của lãnh đạo thanh tra. Sau khi xem xét nội dung tờ trình và xác minh thực tế, tôi xác nhận sự việc dược sĩ Anh phản ánh là có thực. Qua đó, tôi nhận thấy những lời phát biểu của bà Lan có tính chất đe dọa gây hoang mang, bức xúc, tạo tâm lý bất an cho cán bộ công chức Thanh tra sở Y tế, đặc biệt đối với cán bộ công chức làm công tác thanh tra về dược, làm ảnh hưởng đến công việc của Thanh tra sở Y tế".

Để giải quyết những bức xúc, ngày 28/05/2010, bác sĩ Nguyễn Văn Châu, Giám đốc sở Y tế TP.HCM ký công văn số 2645/SYT-TTra gửi cơ quan CSĐT công an quận 1 (TP.HCM) và công văn số 2646/SYT.TTra gửi bộ Y tế. Trong công văn, bác sĩ Châu viết: "Xác định DS.Phạm Khánh Phong Lan (trích nguyên văn công văn - PV) có ký khống trước mắt 271 giấy chứng nhận về "Thực hành tốt nhà thuốc (GPP)" và có ký 79 giấy chứng nhận giả "Giấy chứng nhận khóa đào tạo "chuyên viên tư vấn thực hành tốt nhà thuốc (GPP)" (không có lớp tập huấn về "thực hành tư vấn tốt nhà thuốc"). Bà Lan chỉ đạo sử dụng con dấu của cơ quan sở Y tế, quản lý thu chi nguồn kinh phí tài trợ không đúng quy định. Do không có nghiệp vụ, sở Y tế kính chuyển vụ việc đến Quý cơ quan để làm rõ các  nội dung nêu trên".  

Phóng sự điều tra của THƠ TRỊNH

Những sai phạm nghiêm trọng của Sở Y tế TP.HCM (2)

Thứ 4, 28/08/2013 | 19:38
Việc vi phạm đạt chuẩn GPP tại các nhà thuốc ở TP.HCM đã xảy ra từ nhiều năm nay mà vẫn không bị xử lý. Câu hỏi được đặt ra là vì sao các nhà thuốc đạt chuẩn GPP giả này vẫn sống một cách “đàng hoàng”, ai là người đã ra quyết định cấp GPP...

Thân nhân mặc áo tang 'náo loạn' Sở Y tế TP.HCM

Thứ 7, 26/01/2013 | 09:28
Ngày 25/1, người nhà của bệnh nhân Đ.V.T (nam, 49 tuổi, ngụ Tôn Đản, Q.4, TP.HCM), tử vong sau khi được điều trị tại Bệnh viện Bình dân TP.HCM tiếp tục mặc áo tang đến Sở Y tế TP.HCM khiếu nại sự việc.

Những sai phạm nghiêm trọng của Sở Y tế TP.HCM (1)

Thứ 4, 28/08/2013 | 10:28
Từ năm 2008 đến ngày 3/6/2013, Sở Y tế TP.HCM đã hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận “thực hành tốt phân phối thuốc” (GDP) cho 390 công ty dược phẩm và cấp giấy chứng nhận “thực hành tốt nhà thuốc” (GPP) cho 3.941 nhà thuốc theo quy định của Bộ Y tế...

'ĐH Y Dược TP.HCM tuyển thẳng sinh viên, sai quy chế tuyển sinh'

Thứ 6, 05/04/2013 | 09:15
Chi hội phụ huynh cùng học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia cho biết: Trường ĐH Y Dược TP.HCM ra quy định về tuyển thẳng vào ĐH, CĐ năm 2013 là sai với Qui chế tuyển sinh.

Bộ Y tế kết luận về chữa TCM bằng nước Ozone

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:00
Việc sử dụng nước ozone cùng với chanh, muối... chỉ mang tính hỗ trợ cho bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng giai đoạn 1 và giai đoạn 2a về ngoài da chứ không có tác dụng chữa bệnh, không được sử dụng cho bệnh nhân uống.