Bị cắt đứt nguồn cung cấp nhiên liệu, 'cơn ác mộng' với Bình Nhưỡng?

Bị cắt đứt nguồn cung cấp nhiên liệu, 'cơn ác mộng' với Bình Nhưỡng?

Thứ 4, 03/05/2017 | 19:41
0
Nếu Bắc Kinh cấm vận dầu mỏ với Bình Nhưỡng, khả năng sẽ làm tê liệt tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Nhưng liệu như thế đã có thể thực sự làm khó quốc gia đặc biệt này?

 Liệu có làm khó, hay chẳng hề hấn gì?

Theo Korea Times, nếu Trung Quốc tạm dừng nguồn cung cấp dầu mỏ của Trung Quốc sẽ gây ra cú sốc lớn đối với kinh tế Triều Tiên. Giới phân tích cho rằng, đây sẽ là biện pháp cứng rắn hơn bất kỳ biện pháp trừng phạt hiện hành và thậm chí có thể làm tê liệt chính quyền hiện tại.

Tiêu điểm - Bị cắt đứt nguồn cung cấp nhiên liệu, 'cơn ác mộng' với Bình Nhưỡng?

  Các nhà phân tích cho rằng, nếu thực thi lệnh cấm vận dầu có thể làm tê liệt Chính phủ của Kim Jong-un.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng, hiện tại Bắc Kinh không muốn áp đặt thêm các lệnh trừng phạt nữa đối với Bình Nhưỡng, nếu không có sự ủy quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trước đó, cơ quan này đã cho phép Trung Quốc cấm nhập khẩu than từ Triều Tiên kể từ tháng 2/2017.

Mặc dù hiện tại, những số liệu về phát triển kinh tế Bình Nhưỡng khá sơ sài và không có sự kiểm chứng, nhưng các chuyên gia cho rằng, Triều Tiên gần như hoàn toàn dựa vào nguồn cung cấp dầu mỏ từ Trung Quốc. Bắc Kinh cũng là đối tác thương mại và nhà cung cấp viện trợ kinh tế hàng đầu của Bình Nhưỡng.

Trong tuần trước, những tin đồn về lệnh cấm vận dầu mỏ của Trung Quốc đã khiến cho giá nhiên liệu ở Bình Nhưỡng tăng hơn 80%. Thậm chí, các cây xăng tại Thủ đô nước này cũng ra thông báo lệnh giới hạn mua xăng dầu.

Sun Xingjie, chuyên gia phân tích về tình hình Triều Tiên của đại học Cát Lâm cho rằng: "Nếu Liên Hiệp Quốc ban hành một lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Bình Nhưỡng thì lệnh cấm đó phải có giá trị trong một thời gian dài. Trong trường hợp cấm vận dầu chỉ kéo dài trong 1 hoặc 2 tháng, điều này không có tác động lớn đến dự trữ dầu chiến lược của Triều Tiên. Việc ngừng cung cấp dầu thô của Trung Quốc phải kéo dài  ít nhất 6 tháng thì mới tác động lên Chính phủ Triều Tiên”.

Theo SCMP, trước khi diễn ra cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề Triều Tiên hôm thứ Bảy (29/4), Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói với Fox News rằng: "Trung Quốc sẽ có hành động trừng phạt riêng của họ nếu Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân nữa”.

Cuối tuần trước, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng thừa nhận rằng, Triều Tiên là thách thức toàn cầu lớn nhất đối với ông. “Mỹ đang nhen nhóm các biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Triều Tiên. Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Washington để kiềm chế Bình Nhưỡng”, ông chủ Nhà Trắng cho hay.

Tại Bắc Kinh, những tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Rex Tillerson được coi là một cách để gây áp lực đối với Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Triều Tiên.

Tiêu điểm - Bị cắt đứt nguồn cung cấp nhiên liệu, 'cơn ác mộng' với Bình Nhưỡng? (Hình 2).

 Triều Tiên có thể nhờ sự giúp đỡ của Nga để tiếp tục tham vọng phát triển hạt nhân của mình.

 

"Dầu thô có thể được đưa vào như một phần của các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc, nếu Bình Nhưỡng tiếp tục khiêu khích thử hạt nhân. Nhiều động thái cho thấy Bắc Kinh gần như chắc chắn sẽ ủng hộ nỗ lực này. Nhưng nếu Bắc Triều Tiên không tiến hành một cuộc thử hạt nhân nữa thì Liên Hiệp Quốc không đưa ra một nghị quyết mới. Trong tình huống này thì không có lý do nào để Bắc Kinh tiếp tục một biện pháp trừng phạt mới”, chuyên gia Sun Xingjie dự báo.

Xem thêm >>> Quốc gia nào đang nắm 'tử huyệt' của Triều Tiên?

Liệu Trung Quốc đã sẵn sàng hay chưa?

Đưa ra một góc nhìn riêng, Giáo sư Lee Jung-nam, nhà phân tích về Trung Quốc tại đại học Triều Tiên ở Seoul cho rằng: “Chúng ta thừa nhận thực tế rằng, bao lâu này, Bắc Kinh đã có những hành động "bao che" cho Bình Nhưỡng. Mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào việc liệu Bắc Kinh có muốn làm hay không. Hoặc thẳng thắn ra, liệu Bắc Kinh đã sẵn sàng lật đổ Kim Jong-un hay không”.

Chuyên gia Lee phân tích, trước những dấu hiệu hợp tác chặt gần đây giữa Mỹ - Trung trong việc kiềm chế các chương trình hạt nhân của Triều Tiên, Bình Nhưỡng dường như đã kiềm chế, ôn hòa hơn.

"Không thể phủ nhận, lệnh cấm vận dầu mỏ chắc chắn là lệnh trừng phạt kinh tế hiệu quả nhất đối với Triều Tiên, nhưng dường như nó không có khả năng buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ tham vọng hạt nhân-tên lửa. Chúng ta cần lưu ý thêm một khả năng, Bình Nhưỡng vẫn có thể nhờ sự giúp đỡ của Nga trong việc tìm lối thoát này", Giáo sư Lee Jung-nam quan ngại

Hôm 28/4, tờ Global Times của Trung Quốc cảnh báo Bắc Kinh phải chuẩn bị cho mối quan hệ xấu đi với Bình Nhưỡng và "sẵn sàng trước các hoạt động không thân thiện của Triều Tiên".

“Nếu Bình Nhưỡng tiếp tục thử hạt nhân gây đe dọa an ninh khu vực thì Trung Quốc sẽ cân nhắc việc tăng cường các biện pháp trừng phạt cứng rắn, hà khắc hơn”, tờ báo Trung Quốc cho hay.

Xem thêm >>> Nguy cơ thảm họa núi lửa xảy ra, nếu Triều Tiên thử hạt nhân lần 6

Phương Anh

 

Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

“Điểm nóng” Chasov Yar: Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao, tình thế trên mặt trận thế nào?

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:55
Bên cạnh pháo binh, không quân Nga cũng tăng cường hoạt động tại "điểm nóng" Chasov Yar. Điều này đã tạo lợi thế cho quân đội Nga.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.