Bi hài chuyện ô sin nữ chăm bệnh nhân nam

Bi hài chuyện ô sin nữ chăm bệnh nhân nam

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
0
“Khổ nhất là chăm các cụ ông, dã mang bệnh rồi lại có máu dê, cứ động đến là “hàng họ” dựng hết cả lên, làm chị em chúng tôi ngượng chín cả mặt. Thậm chí có cụ ông đi lại được, đêm đêm mò hẳn ra ghế ô sin sờ mó, nắn bóp…”

Phát hoảng vì bị sờ mó lúc nửa đêm

Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội là đầu mối của vô vàn những “đường dây” môi giới ô sin. Phần vì bệnh nhân vào đây đều có điều kiện kinh tế khá giả, phần vì con cái của họ rất bận rộn nên lực lượng ô sin cũng hình thành như một lẽ tự nhiên.

“Thôi thì đã mang tiếng là đi làm thuê, lại đi chăm sóc những người không quen biết, những cụ già gần đất xa trời nên chúng em cũng phải chấp nhận khổ cực. Tất cả cũng chỉ vì miếng cơm manh áo, Chị Phú (Phú Thọ), một ô sin tâm sự. Nhưng đâu chỉ có nỗi cực nhọc mà còn nhiều tình huống oái oăm dù muốn tránh cũng không được.

Chị Phú là người có 5 năm kinh nghiệm trong nghề ô sin bệnh viện. Những bệnh nhân qua tay chị chăm sóc lên tới con số hàng trăm, phần vì chị được tiếng “mát tay” lại có tính sạch sẽ, cẩn thận. Theo chị Phú, khó khăn lớn nhất ban đầu của những người mới vào nghề là phản ứng không nhanh nhẹn, hay nói đúng hơn là không lường trước được những tình huống khi gặp phải bệnh nhân mà trong người “hừng hực khí thế đàn ông”.

Chị Phú nhớ lại trường hợp chăm sóc một người đàn ông mới hơn 50 tuổi. Chị được thuê với mức lương 150.000 đồng/ngày. Bệnh nhân vẫn đi lại được nhưng ngại vận động. Chiều hôm ấy bệnh nhân đòi chị Phú cho đi tắm và nhất quyết chị phải vào tắm cho ông. Dù chưa làm lần nào nhưng không còn cách nào khác chị vui vẻ dìu bệnh nhân vào phòng tắm. “Ông bắt mình cởi quần áo cho nữa, chưa kịp cởi xong thì “của quý” của ông cụ cứ hết dựng lên rồi hạ xuống…” chị Phú vừa thoáng đỏ mặt, vừa cười gượng gạo.

Ảnh minh họa

Đâu chỉ có thế, lúc tắm, ông bệnh nhân cứ dùng tay ra hiệu, chỉ vào chỗ ấy và còn yêu cầu chị rửa ráy cho. Chị Phú vừa ngượng vừa bực mình vì chị thừa biết ông vẫn di lại được, chỉ vì cái máu dê nên mới hành chị thế. Từ đó chị cũng đề phòng hơn và hạn chế những công việc tương tự.

Một lần, chị vừa phải trông bệnh nhân của mình, vừa phải giúp đồng nghiệp chăm một cụ bà. Cả ngày chạy đi chạy lại làm chị mệt rũ người. Tối hôm đó, sau khi mọi việc xong xuôi chị vội trở ra chiếc ghế gấp kê ngoài hành lang ngả lưng. “Tầm nửa đên, tự nhiên chị cảm thấy như có bàn tay lần mò trên người mình. Chị ngồi bật dậy thì phát hiện ra thủ phạm chính là ông bệnh nhân chị đang chăm…”. Sau hôm đó chị Phú nghỉ việc chăm sóc cho ông cụ đó luôn.

Dở khóc dở cười với bệnh nhân có máu “dê”

Chị Phượng có dáng người nhỏ nhắn, làn da hơi cháy nắng. Lập gia đình từ sớm nhưng chồng chị qua đời sớm. Mọi khoản chi tiêu trong gia đình và chăm sóc hai đứa con thơ một tay chị phải gánh vác. Vì thế sau mỗi vụ đồng ánh chị lại khăn gói lên Hà Nội làm ô sin bệnh viện.

Ngày mới vào nghề, chị Phượng nhận hợp đồng đầu tiên là chăm sóc một cụ ông bị bênh tiểu đường gần 60 tuổi. Được mọi người rỉ tai trước những kinh nghiệm trong nghề, nhưng chị vẫn có phần lo ngại. “Mới 30 tuổi đầu, đến chồng mình ở nhà cũng chưa một lần mình phải dẫn đi vệ sinh mà nay phải phục vụ từ A đến Z cho người lạ”, chị chia sẻ.

Ngay ngày đầu tiên chăm cụ, chị đã bị ông cụ làm cho một phen đỏ chín mặt. Hôm ấy cụ kêu đau người, đòi chị xoa bóp cho đỡ mỏi. Chị vui vẻ xắn tay áo ngồi bóp chân cho ông cụ. Được một lúc, “hàng họ” của ông cụ cứ dựng ngược lên. “Mình đã biết ý, chỉ dám bóp chân cho cụ lên quá đầu gối một tí, ấy thế mà…”, chị Phượng kể lại.

Sang ngày thứ hai, chị còn hoảng hồn hơn khi biết ông cụ thực sự có “máu dê xồm”. Rõ ràng ông cụ còn đi lại được, chân tay cũng chỉ hơi mỏi nhưng lúc nào cũng vịn cớ để được chị cho ra ngoài bằng xe lăn. Mỗi lần bế xốc cụ vào xe lăn là một lần chị Phượng khiếp đảm. “Cụ ra sức dùng đôi bàn tay gân guốc quàng thật chặt qua cổ mình, mặt áp sát vào ngực, còn mắt cứ nhìn chằm chằm”, chị Phượng rùng mình kể lại.

Tuy những trường hợp như chị Phương, chị Phú gặp không phải nhiều nhưng nó cho thấy nghề ô sin bệnh viện không hề đơn giản chỉ chăm sóc bệnh nhân. Đấy là còn chưa kể đến việc bị gia đình bệnh nhân khó tính mắng chửi. Nhưng dù thế nào họ vẫn chăm sóc người bệnh bằng cả tấm lòng, bằng cái Tâm của con người với nhau.

Mai Ly