Bị 'khủng bố' vì không dạy nghề cho trộm

Bị 'khủng bố' vì không dạy nghề cho trộm

Thứ 6, 01/11/2013 | 16:58
0
Tốt nghiệp đại học Thương mại nhưng anh Lưu Đức Mỹ (trú tại số nhà 1, ngõ 118, đường Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) lại gắn gó với nghề truyền thống của gia đình - sửa chữa khóa trong sự ngỡ ngàng khó hiểu của người thân và bạn bè.

Anh có thể nhớ được hơn 800 rãnh khóa và được mệnh danh là "vua khóa Hà thành"... Không ít lần anh bị đe dọa khi từ chối hợp tác với những tay trộm khét tiếng.

Đừng gọi tôi là "vua khóa"

Anh Lưu Đức Mỹ được làm quen với nghề sửa khóa từ năm 5 tuổi. Bố anh trước đây cũng là một thợ sửa khóa có tiếng ở Hà thành. Thừa hưởng nghề truyền thống của gia đình, chỉ cần nhìn khóa là anh Mỹ có thể nhận biết được đó là loại khóa nào, của hãng nào. Đặc biệt, anh có thể nhớ được đến hơn 800 loại rãnh khóa khác nhau. Từ khoảng nhiều năm trước, anh đã được nhiều người quen gọi là "vua khóa Hà thành". Tuy nhiên anh không thích với cái tên đó và luôn bảo rằng: "Đừng gọi tôi là vua khóa, bởi tôi là một thợ sửa khóa và muốn được phục vụ khách hàng tốt nhất".

Anh Mỹ chia sẻ: "Tôi bắt đầu làm quen với khóa từ hồi 5 tuổi, ban đầu tôi còn cảm thấy buồn vì không được đi chơi như các bạn mà suốt ngày phải trông cửa hàng. Sau thành quen tôi đã giúp bố một vài công việc đơn giản và dần dần học hỏi thêm".

Từ tình yêu với các rãnh khóa anh đã quyết tâm học nghề từ ngày đó. Bố anh Mỹ năm nay đã 80 tuổi nhưng vẫn cặm cụi với nghề làm khóa, vừa chỉ bảo cho con trai, vừa phụ giúp làm vui tuổi già. Ông chính là người thầy đầu tiên của anh, dạy con từ những bước đơn giản nhất là mài giũa cho đến những chi tiết phức tạp hơn là khe rãnh. Anh nói: "Ngày xưa, để làm ra chiếc khóa phải mất gần một ngày vì mọi công đoạn đều làm thủ công. Bây giờ với chiếc máy phay và phôi mẫu là có thể làm ra 2000 chiếc/ngày".

Anh Mỹ nói: "Sửa khóa hay làm khóa cũng giống như việc vận động một cỗ máy đó là phải nắm vững nguyên tắc hoạt động của nó. Nhưng điều khác biệt lớn nhất là phải luôn chăm chỉ và cẩn thận ở từng công đoạn".

Xã hội - Bị 'khủng bố' vì không dạy nghề cho trộm

Anh Mỹ đang trao đổi với khách hàng.

Phát hiện ra con chip để chống phá khóa

Đam mê học hỏi và sáng tạo, anh Mỹ đã đi đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người thợ làm khóa để trao đổi kinh nghiệm. Ban đầu nhiều thợ còn giấu nghề, nhưng sự kiên trì cùng với tinh thần nghiêm khắc với công việc, anh đã chinh phục được cả những người thợ khó tính nhất. Vì thế, không chỉ am hiểu sâu sắc nhiều loại khóa mà anh còn tìm ra được những loại khóa mới tinh vi hơn.

Theo anh Mỹ, muốn sửa một loại khóa bất kỳ nào đó; trước đây anh phải cưa đôi khóa ra để xem cấu trúc và cơ chế hoạt động bên trong như thế nào sau đó mới có giải pháp phá khóa đơn giản, hiệu quả nhất. Nhưng cái khó của thợ sửa khóa không phải là việc bổ đôi khóa xem trong đó có gì mà ở chỗ phải "chạy" theo công nghệ ngày càng hiện đại, tinh vi và phải đối mặt với những loại khóa mà trước đó người thợ chưa từng gặp phải. Kinh nghiệm giải quyết chuyện này đó là phải dùng sợi dây thép luồn vào lỗ khóa và tìm ra cấu trúc tương thích với ổ khóa...

Vì yêu cầu công việc ngày một cao đòi hỏi những kiến thức mới nên năm 2009 anh đã sang Trung Quốc, tìm thầy dạy cho mình. Cũng vào năm này, anh tình cờ phát hiện ra con chip điện tử, một vật nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng. Anh kể lại "Hồi đó tôi rất ngạc nhiên, tại sao chìa khóa được tra vào ổ rồi mà vẫn không mở được. Sau đó, tôi mới phát hiện ra trong chìa khóa đó có con chip điện tử. Nếu không có con chip nhận dạng đó thì không có cách nào mở khóa được. Và thế là, tôi bắt đầu nghiên cứu về nó và đem về phát triển tại Việt Nam".

Từ chối hợp tác với trộm

Chế tạo thêm nhiều phôi khóa

Bước ngoặt lớn nhất trong nghề của anh Mỹ là mở được 3 cơ sở sản xuất ở Bắc Ninh. Tại đây, anh cho sản xuất là phôi khóa - khâu khó nhất trong việc làm khóa. Anh mong muốn chế tạo nhiều loại phôi khóa làm mẫu để các thợ làm việc đỡ vất vả hơn, đồng thời nhân rộng được khóa do anh chế tạo ra nhiều tỉnh thành khác. 

Anh Mỹ kể, không ít lần anh gặp phải những tên trộm ngỏ ý nhờ anh phá khóa hay có nhiều người tìm đến xin học nghề, nhưng thực chất là muốn học để tìm được chiếc "chìa khóa vạn năng". Tuy nhiên anh luôn từ chối và chưa từng nhận lời hợp tác của họ. Không ít lần gặp phải trường hợp như thế mà thậm chí còn bị đe dọa nhưng anh vẫn kiên quyết không nghe. Có một lần, công an Hà Nội còn đến nhà anh để hỏi về việc phá khóa ở khu chung cư xảy ra đêm hôm trước. Tuy anh không liên quan đến vụ việc nhưng vẫn chia sẻ với công an cách để nhận biết nhóm đối tượng phá khóa. Để đề phòng kẻ trộm lợi dụng làm việc xấu, anh đều yêu cầu khách hàng để lại số chứng minh thư, biển số xe, hay số đăng ký xe… thì mới tiến hành mở khóa để tránh những việc không hay có thể xảy ra.

Anh nói: "Bài học đầu tiên bố tôi dạy làm nghề khóa là cần cái đức, cái tâm. Tôi biết sửa khóa, dĩ nhiên tôi biết cách phá khóa nhưng tôi không bao giờ cho phép lương tâm mình làm thế. Nếu chăm chỉ, cố gắng bằng khả năng của mình thì cũng đủ sống".

Khi được hỏi bí quyết để trở thành một thợ sửa khóa nổi danh, anh Mỹ chia sẻ: "Cái quan trọng nhất của người làm nghề này là không bị khuất phục trước bất kỳ loại khóa nào dù cổ hay hiện đại. Bên cạnh đó phải cố gắng nhớ được càng nhiều kiểu cấu trúc khóa càng tốt. Khi đưa vam mở khóa hoặc sợi dây thép vào lỗ thì ngón tay phải đưa nhẹ nhàng để cảm nhận được rãnh khóa đó như thế nào, đầu dây thép đi đến đâu và quan trọng là phải rất chính xác. Việc này phụ thuộc rất nhiều vào cảm giác của người thợ khóa. Người giỏi là khi đưa dây thép vào trong là biết ngay rãnh khóa thuộc loại nào và công việc còn lại là làm lại một chiếc chìa đúng theo rãnh khóa vừa cảm nhận được".

Anh Toàn, một người thợ làm khóa ở chợ Mơ (quận Hoàng Mai) cho biết: "Anh Mỹ là anh em cùng nghề với chúng tôi nhưng không bao giờ giấu nghề, thậm chí còn chia sẻ kinh nghiệm của mấy tháng trời ròng rã ở nước ngoài qua mạng. Quả thật anh ấy ít tuổi nhưng là thợ khóa giỏi và tâm huyết với nghề".                               

Quỳnh Nguyên

Quán bánh mỳ không tên nổi tiếng Hà thành

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Dù không biển hiệu, không quảng cáo nhưng quán bánh mỳ trong ngõ nhỏ vẫn nườm nượp khách ra vào.

Người vá thuê cuối cùng ở Hà thành

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Mỗi chiếc áo mà bà Hồng mạng gắn với những kỷ niệm không thể nào quên của chủ nhân.

Hà thành đệ nhất đánh giày

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Ôm hộp đồ nghề từ năm 12 tuổi, đến khi chắt đã lớn, ông Đinh Văn Bảng vẫn mải mê đánh giày cho khách. Con cháu khuyên về quê an hưởng tuổi già, nhưng ông không chịu vì nhớ nghề, nhớ phố phường Hà Nội.

‘Thần đồng’ 67 ngày tuổi biết nói ở Hà Nam?

Thứ 7, 19/10/2013 | 07:01
Nhiều ngày nay người dân quanh huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam xôn xao chuyện một bé gái chưa đầy 3 tháng tuổi đã biết gọi “bà ơi, mẹ ơi, bố ơi” mỗi khi đói đòi ăn. Bé gái được đồn thổi được người dân ví là “thần đồng”, “kỳ nhân”, “người trời”.

'Thiêu thân' Hà thành tan chảy trong khói shisha

Thứ 2, 25/03/2013 | 14:07
Địa chỉ mà các con "thiêu thân" tụ tập là những quán cà phê có không gian thoáng, tiện cho sự tưởng tượng, mơ mộng. Lúc đó, khói thuốc mới ngọt ngào, tan chảy, hoà quyện, một con "thiêu thân" shisha Hà thành nói vậy. Và cái giá để trả cho thú chơi đó cũng rất đắt.

Người sửa dương cầm còn sót lại của Hà thành

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:40
Đằng sau thành công của mỗi buổi biểu diễn của các nghệ sỹ, đằng sau ánh hào quang sân khấu, chẳng ai nhắc, chẳng ai nhớ và có lẽ cũng chẳng ai biết đến nghề của những người sửa và lên dây đàn dương cầm.

Quán bánh mỳ không tên nổi tiếng Hà thành

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Dù không biển hiệu, không quảng cáo nhưng quán bánh mỳ trong ngõ nhỏ vẫn nườm nượp khách ra vào.

Người vá thuê cuối cùng ở Hà thành

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:46
Mỗi chiếc áo mà bà Hồng mạng gắn với những kỷ niệm không thể nào quên của chủ nhân.

Hà thành đệ nhất đánh giày

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Ôm hộp đồ nghề từ năm 12 tuổi, đến khi chắt đã lớn, ông Đinh Văn Bảng vẫn mải mê đánh giày cho khách. Con cháu khuyên về quê an hưởng tuổi già, nhưng ông không chịu vì nhớ nghề, nhớ phố phường Hà Nội.

‘Thần đồng’ 67 ngày tuổi biết nói ở Hà Nam?

Thứ 7, 19/10/2013 | 07:01
Nhiều ngày nay người dân quanh huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam xôn xao chuyện một bé gái chưa đầy 3 tháng tuổi đã biết gọi “bà ơi, mẹ ơi, bố ơi” mỗi khi đói đòi ăn. Bé gái được đồn thổi được người dân ví là “thần đồng”, “kỳ nhân”, “người trời”.

'Thiêu thân' Hà thành tan chảy trong khói shisha

Thứ 2, 25/03/2013 | 14:07
Địa chỉ mà các con "thiêu thân" tụ tập là những quán cà phê có không gian thoáng, tiện cho sự tưởng tượng, mơ mộng. Lúc đó, khói thuốc mới ngọt ngào, tan chảy, hoà quyện, một con "thiêu thân" shisha Hà thành nói vậy. Và cái giá để trả cho thú chơi đó cũng rất đắt.

Người sửa dương cầm còn sót lại của Hà thành

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:40
Đằng sau thành công của mỗi buổi biểu diễn của các nghệ sỹ, đằng sau ánh hào quang sân khấu, chẳng ai nhắc, chẳng ai nhớ và có lẽ cũng chẳng ai biết đến nghề của những người sửa và lên dây đàn dương cầm.