Bi kịch của môn Lịch sử trong trường học

Bi kịch của môn Lịch sử trong trường học

Thứ 2, 15/07/2019 | 07:26
4
Năm 2019, Lịch sử tiếp tục là môn có điểm trung bình thấp nhất trong số các môn thi của kỳ thi THPT quốc gia, thậm chí có đến 70% số bài không đạt nổi 5 điểm. Để trả lời câu hỏi tại sao và làm thế nào, tất nhiên không dễ nhưng cũng không quá khó - điều quan trọng là nhìn thẳng vào vấn đề và dám thoát ra khỏi tư duy cũ kỹ.

Nếu có một cuộc khảo sát các em học sinh trước khi bước vào buổi thi tốt nghiệp môn Sử, với câu hỏi “Học Sử để làm gì?”, thì sẽ có kết quả mà chắc nhiều người đồng ý rằng không dưới 90% học sinh trả lời một cách trung thực: “Học Sử để đi thi tốt nghiệp”.

Xi nhan Trái Phải - Bi kịch của môn Lịch sử trong trường học

Hàng trăm học sinh xé đề cương Lịch sử vì môn này không thi tốt nghiệp vào năm 2013, tại trường Nguyễn Hiền, Q.11 Tp.HCM 


Bởi có một thực tế không thể phủ nhận được là: Ở thời đại mà công nghệ thông tin đã “mò” đến tận đầu giường của các em thì hầu hết các “kiến thức” lịch sử đang được dạy và học ở trường, đều ở dạng tin tức, số liệu có thể tìm thấy rất dễ dàng thông qua một tác vụ “Search Google” đơn giản.
Internet, mạng xã hội từ nhiều năm nay đã là công cụ không thể tốt hơn để trả lời những câu hỏi kiểu như: "Chiến dịch Biên giới diễn ra khi nào và quân ta tiêu diệt được bao nhiêu tên địch"...

Chứ với cách dạy, cách “học để thi” kiểu như hiện nay, học sinh sẽ quên ngay lập tức các thông tin bị ép nhồi vào đầu ngay sau khi hoàn thành bài thi tốt nghiệp và thậm chí 70% thí sinh năm nay còn chẳng nhớ những thông tin đó ngay cả khi bước vào phòng thi.

Đó là một bi kịch trong giáo dục.

Chừng nào mà chính chúng ta, những bậc cha mẹ và các nhà quản lý giáo dục còn chưa trả lời được 2 câu hỏi cơ bản nhất: “Môn Lịch sử là gì?” & “Học Lịch sử để làm gì?” - thì dễ hiểu khi 3 năm trước, có những “người lớn” thản nhiên trình đề án gộp môn Lịch sử vào cùng các môn Giáo dục Công dân và Quốc phòng an ninh, còn “trẻ nhỏ vẫn tiếp tục chỉ đạt trung bình có 4,3 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp.

Vậy môn Lịch sử là gì?

Theo một định nghĩa kinh điển mà rất nhiều người biết và thuộc, thì: "Lịch sử là Bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người".

Vậy nhưng, có những nhà quản lý giáo dục Việt Nam lại cố tình "quân sự" hoá môn Lịch sử mà quên đi phần "dân sự" không kém phần hấp dẫn; khi các ông, bà kể lể về 50 cuộc khởi nghĩa cùng 50 vị tướng đánh trận cừ khôi thì cũng là lúc ông, bà quên 50 phát kiến và 50 nhà khoa học vĩ đại. Chẳng nhẽ làm vẻ vang xứ này chỉ có Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt mà không cần đến những Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo, Ngô Bảo Châu hay Bạch Thái Bưởi? Chính tư duy ấu trĩ và quán tính một thời chiến chinh là làm bộ môn lịch sử xơ cứng, chỉ lo dạy "giữ nước" mà quên hẳn phần "dựng nước", biến đất nước này cũng như toàn thế giới trong mắt các em học sinh, là chỉ có chiến tranh mà không có hoà bình, chỉ có chinh phạt, chiến đấu giữ nước mà không dựng xây.

Điều đó không thể hiện bản chất đầy đủ bản chất của bộ môn khoa học này.

Học Lịch sử để làm gì?

Tất nhiên học sử không phải chỉ để đi thi và lấy chứng chỉ. Nhưng học để làm gì, thì với tư duy như hiện nay, chính các nhà hoạch định chính sách cũng không trả lời nổi, nên học sinh học vẹt, học đối phó mới là xu thế và việc trượt tủ, điểm kém là tất yếu. Nếu các vị hiểu lịch sử như bao bộ môn khoa học khác, học để biết cách nghiên cứu một vấn đề và học để hướng nghiệp, thì đã không có những bi kịch “tháng 6 hằng năm” về môn Sử như thế.

Học Lịch sử để hướng nghiệp.

Nghe có vẻ lạ, nhưng bản chất lịch sử có cái đặc sắc mà không bộ môn nào có. Nếu yêu thích toán, các cháu sẽ có thiên hướng là nhà toán học, hay lập trình; yêu Hoá, các cháu có thể là nhà Hoá học, Dược sĩ? Thì yêu thích lịch sử, ngoài các cháu muốn làm nhà Sử học; được học về Lê Văn Thiêm, Ngô Bảo Châu, các cháu có thể là nhà Toán học trong tương lai, ngưỡng mộ cụ Bạch Thái Bưởi, các cháu có thể sẽ trở thành những doanh nhân mai sau, thay vì chỉ đóng khung trong các chiến hào cùng Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót...

Học Sử là học cách nghiên cứu.

Bên cạnh đó, học cách nghiên cứu, đánh giá một vấn đề là mục tiêu thứ 2 của việc học Lịch sử. Không giống môn Địa lý, Sinh vật hay các môn tự nhiên khác, thì môn Lịch sử có ranh giới đúng - sai, tốt - xấu không phải lúc nào cũng rõ ràng, mọi sự kiện và hành động trong quá khứ đều có thể được phân tích từ nhiều góc độ khác nhau để đưa ra các đánh giá không giống nhau.

Nghiên cứu, là phương pháp khoa học để tìm ra cách đánh giá đúng và đủ nhất.

Vậy hãy để bọn trẻ học cách thức "nghiên cứu" một sự việc, một hiện tượng trong lịch sử thay vì học thuộc nó. Cụ thể, thay vì bắt các em phải nhớ ngày tháng diễn ra các trận đánh hay "đếm xác chết" tại đó, hãy dạy cho các em kỹ năng "nghiên cứu lịch sử". Ví dụ như, nghiên cứu các yếu tố bên ngoài, bên trong tác động đến kết quả trận đánh, thay đổi yếu tố nào để 1 bên lẽ ra sẽ không thua? Hay thậm chí làm thế nào để trận đánh (hay cuộc chiến) đó không diễn ra v.v. Tóm lại, nhìn nhận khách quan, nhiều chiều và cởi mở chấp nhận phản biện, sẽ trau dồi sự sáng tạo và niềm đam mê, ngược lại, đi theo lối mòn sẽ chỉ đào tạo được những con vẹt biết quay cóp mà thôi.

Hãy thay đổi cách dạy và học sử!

Cả một thời chúng ta đánh đồng Lịch sử với lịch sử chiến tranh giữ nước, đánh đồng thông tin, ý nghĩa sự kiện, thứ nhan nhản trên internet bây giờ - là kiến thức phải nắm, phải học. Chúng ta rời xa điều cốt lõi là học phương pháp nghiên cứu, cách thức suy luận, phản biện một cách logic và nhất là chúng ta đã xa rời thực tế: học sử xây đắp ước mơ, để hướng nghiệp.

Việc không trả lời được 2 câu hỏi cơ bản: “Môn Sử là gì? Học Sử làm gì?” - Thì chẳng ngạc nhiên khi các học sinh đã bị biến thành những cỗ máy học thuộc không cảm xúc, và như những con ngựa kéo bị bịt mắt, phải chạy bất định trên con đường tri thức, được các nhà quản lý giáo dục vạch sẵn.

Trung Sĩ

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Hà Nội thi tuyển lớp 10 có môn Lịch sử là tín hiệu tốt

Thứ 5, 14/03/2019 | 09:00
Trước thông tin sở GD&ĐT TP.Hà Nội công bố môn thứ 4 trong kỳ thi tuyển lớp 10 là Lịch sử, nhiều giáo viên đã bày tỏ vui mừng, ủng hộ.

Clip: Giáo sư Sử học lý giải nguyên nhân điểm Sử thấp kỷ lục

Thứ 7, 14/07/2018 | 12:59
Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc điểm Sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 thấp kỷ lục một phần là do xã hội đã không có cái nhìn đúng về môn học này.

Giám đốc sở GD&ĐT Đà Nẵng: Môn Lịch sử quá hàn lâm

Thứ 4, 11/07/2018 | 17:43
Ông Nguyễn Đình Vĩnh thẳng thắn nhận định, chương trình sách giáo khoa môn Lịch sử hiện nay quá hàn lâm, phù hợp với các nhà nghiên cứu hơn là học sinh.

Có nên dạy lịch sử qua tên phố?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:51
Những bất cập phát sinh trong quá trình phổ biến kiến thức lịch sử qua tên phố lại khiến dư luận thêm một lần dậy sóng về thực trạng đáng buồn của môn học này.
Cùng tác giả

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Luật sư của bị can Nguyễn Bích Quy lên tiếng về quyết định khởi tố và việc bà Quy chưa có hợp đồng với trường Gateway

Thứ 4, 28/08/2019 | 13:45
Bà Nguyễn Bích Quy đã nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội), và bị bắt tạm giam sau đó. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự người bảo vệ cho bà Quy.

Ca sĩ Ngọc Anh: “Rời Tam ca 3A, tôi vừa khóc nức nở vừa hát bài cuối cùng”

Thứ 2, 26/08/2019 | 14:00
Tại quán cà phê nằm sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, trong một buổi sáng mang tiết trời rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội - ca sĩ Ngọc Anh kể cho phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin về những kỷ niệm thời còn hát nhóm, với một phong cách tự nhiên, thẳng thắn.

PCT Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Đừng tự “trói” mình bởi quy định giờ làm thêm quá thấp”

Thứ 3, 20/08/2019 | 07:00
Vấn đề “quy định về giờ làm thêm tối đa” cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau, đã được tranh cãi và tranh luận từ nhiều năm nay, có nhiều ý kiến xuôi ngược.

Điều chỉnh nguyện vọng đại học 2019: “Ngành yêu thích nên đặt lên trên…”

Thứ 2, 29/07/2019 | 15:50
PGS.TS Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa HN) đã đưa ra lời khuyên cho các thí sinh: “Điều quan trọng nhất đối với sinh viên sau khi ra trường là phải giỏi nghề. Mà vừa giỏi vừa tinh những nghề có vẻ không “hot” thì lương còn có thể còn cao hơn người theo ngành “hot” nhưng học hành lại không ra đâu và ra đâu”.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.