Bí mật người Trung Quốc nhan nhản ở Israel

Bí mật người Trung Quốc nhan nhản ở Israel

Thứ 7, 03/08/2013 | 11:05
0
Đây là một bài viết mới của tác giả Zakhar Gelman gửi về từ Jerusalem cho báo "Bình luận quân sự độc lập" (Nga) với tiêu đề "Người Trung Quốc học tiếng Do Thái". Xin được lược dịch để bạn đọc tham khảo.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nước có số lượng nhân viên ngoại giao ở Israel đông thứ năm trong số các nước có các cơ quan đại diện ngoại giao tại nước này.

Israel có quan hệ ngoại giao với 159 nước trên thế giới. Nhưng trong số đó chỉ có Mỹ, Anh, Đức và Ấn Độ là các nước có số lượng cán bộ nhân viên ngoại giao ở các đại sứ quán và cơ quan lãnh sự đông hơn so với Trung Quốc.

Thế nhưng, 4 nước kể trên là đồng minh chiến lược thân cận bậc nhất của quốc gia Do Thái, còn Trung Quốc chưa được xếp vào danh sách đó. Ít nhất thì cho đến thời điểm hiện tại đang là như vậy.

Vậy tại sao các nhân viên ngoại giao Trung Quốc lại "tràn ngập lãnh thổ" của đất nước của những bức tường bê tông? Hay là "thiên triều" đột nhiên quan tâm tới lịch sử Kinh thánh?

Ai cũng biết là đại đa số người Trung Quốc tuyệt nhiên không liên quan gì đến các đạo Abraham (Đạo Hồi, Đạo Do Thái, Đạo Thiên Chúa - đều có chung nguồn gốc xuất xứ từ Trung Cận Đông). Chỉ khoảng vài trăm nghìn người Trung Quốc coi mình là người theo đạo Thiên chúa.

Cũng chừng ấy người theo Đạo Hồi, có rất ít người theo đạo Do thái. Nhân tiện đây cũng xin nói thêm là Tư lệnh Hải quân Israel, Đô đốc Eliezer Merom thường được cấp dưới gọi với biệt danh là "Người Tàu".

Quả thực là nhân vật này có ngoại hình rất giống người Trung Quốc vì ông (không biết ông nội hay ông ngoại) của viên đô đốc chính là người Trung Quốc. Không nhẽ các nhân viên ngoại giao Trung Quốc có mặt tại vùng đất thánh Israel đông đến thế chỉ để làm mỗi một việc là đưa viên đô đốc Israel này quay trở về với hàng ngũ những tín đồ đạo Khổng?

Tiêu điểm - Bí mật người Trung Quốc nhan nhản ở IsraelTừ Vạn lý trường thành tới Bức tường Than khóc chỉ một tầm tay với. Ảnh và chú thích Reuters.

Tiếp cận

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Israel được đánh giá là không quá nồng ấm nhưng cũng không đến nỗi quá lạnh nhạt. Hoàn toàn có thể đồng ý với một chuyên gia bình luận có uy tín của tờ báo tiếng Do thái "Gaares" Yosi Melman trong bài báo "Các nhà ngoại giao Trung Quốc đang làm gì ở Israel" mới được đăng trên tờ báo tiếng Anh "The Jerusalem Post":

"Mối quan hệ giữa hai nước (Israel- Trung Quốc) đang ở mức hợp lý, chúng ta có thể thỏa thuận được với nhau - và chỉ có thế - không hơn". Israel không có bất kỳ một công cụ nào để gây sức ép đối với Trung Quốc. Tât cả mọi cố gắng của Israel từ trước đến nay nhằm thuyết phục Trung Quốc tham gia chính sách cấm vận chống lại một nước Iran đang tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân đều kết thúc thất bại.

Tuy vậy, ở một số các lĩnh vực khác, có thể nói quan hệ hai nước phát triển khá thành công. Một ví dụ cụ thể, kim ngạch thương mại giữa hai nước đang ở mức 8 tỷ USD, còn trong vòng 3 năm tới sẽ tăng lên mức 10 tỷ USD. Để so sánh: kim ngạch thương mại Israel-Nga chỉ có 3 tỷ USD.

Trung Quốc và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992. Nhưng ngay từ giữa những năm 1970 Israel đã là nước duy nhất trong số các nước công nghệ phát triển cung cấp cho Trung Quốc các loại vũ khí hiện đại. Người làm trung gian cho các hợp động thương mại nói trên là thương gia có 2 quốc tịch Israel và Áo Shaul Aizenberg (nay đã qua đời).

Chính nhờ sự tác động của ông này mà các nhà sản xuất vũ khí Israel như các tập đoàn "Công nghiệp hàng không", "Tadiran", "Raphael" đã có thể ký với Trung Quốc các hợp đồng béo bở trị giá hàng tỷ USD.

Nổi bật nhất trong các phi vụ kể trên là dự án "Falcon" lắp đặt hệ thống radar cảnh báo sớm do Israel sản xuất cho các máy bay vận tải Il-76 của Trung Quốc do Nga sản xuất.

Sau khi được lắp đặt hệ thống này, các máy bay chuyên vận tải Il-76 đã trở thành loại máy bay tác chiến thực sự của Không quân Trung Quốc.

Cũng chính một trong số các tập đoàn của Israel đã ký với Trung Quốc một hợp đồng khác về việc hiện đại hóa các máy bay Harpy mà Bắc Kinh đã mua trước đó. Tuy nhiên người Mỹ đã gây sức ép buộc phía Israel phải hủy hợp đồng vì lúc đó Mỹ đã coi Trung Quốc là quốc gia đang có tham vọng trở thành siêu cường, có nghĩa sẽ trở thành đối thủ của Mỹ trong tương lai.

Tổng thống Mỹ lúc đó là B. Clinton đã ra tối hậu thư cho Israel - hoặc là ngay lập tức hủy các hợp đồng quân sự với Bắc Kinh, hoặc là Mỹ sẽ chấm dứt mối quan hệ hợp tác chiến lược với người Do thái.

Lẽ dĩ nhiên là Israel không thể "hy sinh" mối quan hệ chiến lược với một siêu cường mạnh nhất thế giới hiện nay để đổi lấy hợp đồng trên với Trung Quốc trong khi chính Israel đang bị bao vây bới các quốc gia láng giềng không mấy hữu nghị.

Bên cạnh đó, cũng còn phải tính đến một thực tế là công nghiệp quốc phòng của Israel phụ thuộc nhiều vào nền công nghiệp quốc phòng Mỹ. Kết quả là, Israel dưới sức ép của Mỹ đã không chỉ đánh mất một cơ hội tăng cường sự hiện diện của mình tại một trong những thị trường lớn nhất thế giới, mà ở một khía cạnh nào đó còn thể hiện sự lệ thuộc của mình vào Mỹ.

Trong vụ này Israel đã phải bồi thường cho Trung Quốc hơn một nửa tỷ USD vì đã đơn phương hủy hợp đồng.

Không nản chí

Thất bại trong hợp tác thương mại quân sự với người Israel không làm cho Trung Quốc nản chí. Bắc Kinh đã quyết định sử dụng nhà nước Do thái như là một "cái cổng" để thâm nhập vào thế giới công nghệ cao Phương Tây.

Cũng trong bài báo vừa nói ở trên, Melman tiếp tục đặt vấn đề: "Tại sao Trung Quốc lại triển khai một đội quân ngoại giao hùng hậu và sử dụng rất nhiều nhân viên tại Đại sứ quán của minh ở Tel- Aviv?".

"Tại sao người Trung Quốc lại có mặt ở Israel nhiều như vậy- nhan nhản các quan chức chính trị và giáo dục, tùy viên khoa học, quân sự và các sỹ quan tình báo?" và cũng chính ông đưa ra kết luận: "Câu trả lời chỉ có một- đó là để hoạt động gián điệp".

Nhà bình luận Israel này cho rằng người Trung Quốc ở Israel đang "tìm mọi cách để thu thập mọi thông tin có thể về quốc gia Israel, đặc biệt là khả năng công nghệ hiện đại".

Dĩ nhiên, sẽ là không đúng nếu nghĩ rằng Trung Quốc chỉ tiến hành hoạt động gián điệp ở Israel. Đã có nhiều nhân viên tình báo của Trung Quốc bị phát hiện ở Mỹ khi đang tìm cách tiếp cận các tài liệu về dự án máy bay đa năng thế hệ mới nhất F-35 và các phiên bản mới nhất của hệ thống tên lửa Patriot.

Các nhân viên của Cơ quan an ninh Israel khi thực hiện các nhiệm vụ phản gián đã đặc biệt lưu tâm đến việc người Trung Quốc đang cố tìm cách tiếp cận các tổ chức của nhà nước Do Thái có liên quan đến các hợp đồng đã ký với Mỹ về việc cung cấp cho Quân đội Israel chính các máy bay F-35 và các tổ hợp Patriot như đã nói ở trên.

Còn tại Australia, mạng lưới điệp viên Trung Quốc đã xâm nhập được vào mạng máy tính của Cơ quan tình báo nước này và ăn cắp được nhiều thông tin quan trọng.

Tờ báo có uy tín của Đức "Frankfuter Allgemaine" đã lưu ý độc giả đến "những nỗ lực" của các nhân viên tình báo từ Bộ an ninh quốc gia Trung Quốc. Tờ báo Đức nhận xét: "Mối quan tâm hàng đầu của các gián điệp Trung Quốc là các nghiên cứu công nghệ và khoa học mới, cũng như các thông tin liên quan đến quân sự".

Để có thể tiếp cận các công nghệ Phương Tây, Bắc Kinh đã xây dựng cả một "Chương trình thu thập thông tin", sử dụng cả phương pháp hợp tác hợp pháp lẫn các phương thức bất hợp pháp. Trong chương trình này, các nhân viên tình báo có bình phong ngoại giao hợp pháp giữ một vai trò đặc biệt quan trọng.

Tuy trên thực tế là như vậy, nhưng Trung Quốc luôn khăng khăng phủ nhận việc các nhân viên ngoại giao của mình có những hoạt động không phù hợp với quy chế ngoại giao.

Yosi Melman đã rất có lý khi nhận xét rằng "trong cuộc đua vì mục tiêu chủ yếu - trở thành siêu cường quân sự và kinh tế lớn nhất trên thế giới, người Trung Quốc sẵn sàng sử dụng bất kỳ thông tin nào từ bất kỳ quốc gia phát triển nào, nếu nó chứa đựng dù ít dù nhiều những nội dung công nghệ phức tạp".

Israel hấp dẫn Trung Quỗc bởi vì, một mặt, nước này được coi là nước công nghệ phát triển cao, mặt khác - nó có mối quan hệ lâu dài và chặt chẽ với tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ và các nước Phương Tây khác.

Các nhân viên Cơ quan an ninh Israel đã nhiều lần phát hiện được các nhân viên tình báo Trung Quốc tìm cách tuyển mộ những nhân vật quan trọng của nền công nghiệp quốc phòng và các sỹ quan quân đội Israel làm điệp viên cho tình báo Trung Quốc.

Tấn công

Rất có thể, Đại sứ quán Trung Quốc ở Tel-Aviv, cũng giống như đại sứ quán một số quốc gia khác đã biến thành sào huyệt cho SIGINT (signal intelligence- tình báo điện tử, hay nói cách khác, gián điệp kỹ thuật vô tuyến) ngay bên trong lãnh thổ Israel.

Cơ quan an ninh Israel cho rằng các phương tiện siêu hiện đại trong Đại sứ quán nước này đã có một thời kỳ giúp người Trung Quốc xâm nhập được vào các phương tiện viễn thông của Israel và giải mã được các thông tin đã mã hóa.

Một trong những chuyên gia hàng đầu của Israel trong lĩnh vực an ninh vũ trụ, mạng và công nghệ là giáo sư, Thiếu tướng nghỉ hưu Isaac Ben-Israel, tác giả các cuốn sách "Đối thoại về tình báo" (1989) và "Triết học tình báo" (1990) mới đây đã tuyên bố rằng quốc gia Do Thái hàng ngày phải đối mặt với hàng trăm cuộc tấn công mạng.

Tất nhiên, vị giáo sư đáng kính này (được thủ tướng B. Netanyahu bổ nhiệm làm Giám đốc Cục an ninh mạng cách đây 2 năm), do nhiều lý do khác nhau không thể chỉ đích danh thế lực nào đứng đằng sau các cuộc tấn công mạng đó.

Tuy nhiên, theo nhiều nguồn thông tin có liên quan trực tiếp với Cơ quan an ninh Israel thì trong số các tin tặc tấn công các mạng điện tử của Israel có không ít các nhân viên cơ quan đặc biệt Trung Quốc.

Cũng liên quan đến vấn đề này, mới đây một phóng viên điều tra nổi tiếng của tờ báo Ý "Stampa" là Maurisio Molinari đã tiến hành một cuộc điều tra. Nếu tin vào những kết quả điều tra của ông này thì trụ sở của các tin tặc Trung Quốc chính là đơn vị số 61389 đóng tại Thượng Hải. Cũng theo Molinari thì từ đơn vị này các nhân viên đặc biệt Trung Quốc có thể tấn công không gian mạng trên toàn thế giới.

Để chống lại các cuộc tấn công mạng (không chỉ từ phía Trung Quốc), Cơ quan an ninh Israel đã thành lập 2 phân đội kỹ thuật đặc biệt. Phân đội thứ nhất có nhiệm vụ bảo vệ mạng máy tính và các máy tính có lưu giữ các thông tin mật. Ví dụ như về lò phản ứng hạt nhân ở thị trấn Dimon tại sa mạc Negev.

Phân đội thứ hai hoạt động theo các phương pháp truyền thống "săn gián điệp". Nói cách khác là theo dõi, nghe trộm các cuộc điện thoại và xâm nhập vào các tòa nhà của các cơ quan đại diện ngoại giao. Tuy nhiên, để tiến hành các công việc như trên đối với người Trung Quốc, đòi hỏi phải có sự huấn luyện đặc biệt và phải cực kỳ cẩn thận.

Cũng không mấy khó hiểu về vấn đề này. Yosi Melman đã giải thích như sau: "Chống lại các hoạt động gián điệp của các nước không phải là kẻ thù công khai của Israel là một công việc rất tế nhị, đặc biệt là nếu để chống lại một siêu cường đầy kiêu hãnh" (ám chỉ Trung Quốc).

Hoạt động gián điệp "nhộn nhịp" của Trung Quốc ở Israel tuyệt đối không có nghĩa là nước này không quan tâm đến sự hợp tác công khai với Bộ quốc phòng và các cơ quan đặc biệt Israel. Các đoàn đại biểu quân sự hai nước thường định kỳ tiến hành các cuộc thăm viếng lẫn nhau.

Cách đây không lâu tại Jerusalem đã diễn ra các cuộc Hội đàm giữa Tướng Phòng Phong Huy, Tổng Tham mưu trưởng PLA với người đồng cấp Israel Beni Gans. Các quan chức quân sự cao cấp hai nước đã thảo luận nhiều nội dung, trong đó có cả việc mở các khóa huấn luyện tại Israel cho lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc để trấn áp các phong trào Hồi giáo cực đoan ở Tân Cương.

Trong buổi họp báo sau Hội đàm, Tướng Phòng Phong Huy đã nhấn mạnh: "Phía Trung Quốc rất quan tâm đến việc phát triển các mối quan hệ với Quân đội Israel. Mục tiêu của chúng tôi là làm sâu sắc hơn sự hợp tác thực tế và cùng có lợi giữa quân đội hai nước trong tất cả các lĩnh vực".

Thay lời kết

Người ta cho rằng người đặt nền móng cho truyền thống hoạt động của tình báo Trung Quốc chính là nhà chiến lược Tôn Tử sống vào khoảng thế kỷ thứ IV hoặc thứ VI trước công nguyên. Ông đã đề cập đến nội dung này trong cuốn "Nghệ thuật chiến tranh" (hay còn gọi là "Binh pháp Tôn Tử").

Một điều thú vị là ngay cả một sỹ quan tình báo CIA kỳ cựu - Allen Dalles trong cuốn sách "Nghệ thuật tình báo" của mình cũng đã trích dẫn một số nội dung trong Binh pháp của Tôn Tử tại một chương của cuốn sách có tiêu đề "Sử dụng các điệp viên mật" - những nội dung liên quan đến phương thức hoạt động gián điệp.

Người Trung Quốc đã áp dụng các phương thức đó từ những năm 400 trước công nguyên cho đến tận ngày nay. Theo quan điểm của Dalles thì chính Tôn Tử là người đầu tiên đưa ra các khái niệm về phương pháp hoạt động gián điệp và phân tích chi tiết các phương pháp đó.

Cuốn "Nghệ thuật chiến tranh" này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Đức, Pháp, Nga, Nhật, Việt Nam và nhiều thứ tiếng khác.

"Bản chất của chiến tranh là lừa dối" - biết nhưng phải làm ra vẻ như không biết" - Tôn Tử viết. Không còn nghi ngờ gì nữa, các gián điệp Trung Quốc đã thực hiện một cách xuất sắc những lời di huấn của bậc tiền bối từ hơn 2.000 năm trước.

Theo Báo Đất Việt

Trung Quốc bí mật xây căn cứ trên Biển Đông?

Thứ 2, 10/06/2013 | 21:04
Trong khi Mỹ cử tàu hỗ trợ Philippines thì Trung Quốc tiến hành xây dựng căn cứ quân sự trên bãi cạn Scarborough trên Biển Đông, theo tờ Want China Times.

Nghi vấn The New York Times bị hacker Trung Quốc tấn công

Thứ 7, 02/02/2013 | 08:01
Ngoài The New York Times, Wall Street Journal cũng đã lên tiếng cáo buộc các hacker Trung Quốc đang tiến hành nhiều vụ tấn công nhằm vào mình.

Động đất Trung Quốc, 300 người thương vong

Thứ 2, 22/07/2013 | 16:03
Theo Tân Hoa Xã, trận động đất xảy ra sáng nay (22/7) giờ địa phương với cường độ 6.6 độ richter tại địa phận tỉnh Cam Túc. Thống kê ban đầu cho thấy ít nhất 19 người chết và 270 người khác bị thương do động đất.

Những bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ không Hoàng Sa, Trường Sa

Thứ 5, 28/03/2013 | 07:21
Trong cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng phát hành, một loạt các bản đồ cổ của Trung Quốc, do chính người Trung Quốc vẽ năm 1909 trở về trước đều chứng minh Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) không thuộc về Trung Quốc.

Tội ác của tàu tuần tra Trung Quốc tại Hoàng Sa

Thứ 4, 27/03/2013 | 14:18
Tàu QNg 96382 TS do anh Bùi Văn Phải ở huyện đảo Lý Sơn làm thuyền trưởng. Tàu đã bị Trung Quốc đuổi bắn tại Hoàng Sa gây cháy tàu. Những hình ảnh này cho thấy tội ác của lính Trung Quốc với ngư dân Việt Nam.

Ngư dân lại tố bị tàu Trung Quốc tấn công

Thứ 5, 21/03/2013 | 23:04
Ngày 21/3, ông Bùi Văn Lâm, ở xã Bình Châu huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng và các ngư dân của tàu QNG: 509.49 TS đã báo cáo với Đồn Biên phòng Bình Hải về việc chiếc tàu của các ngư dân này bị một lực lượng của Trung Quốc đập phá tài sản.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Trong nỗ lực tấn công xuyên biên giới, trực thăng Ukraine bị 9K333 Verba Nga bắn hạ

Thứ 2, 18/03/2024 | 10:55
Quân đội Nga đã bắn hạ một máy bay trực thăng của lực lượng Kiev ở khu định cư Lukashevka thuộc vùng Sumy của Ukraine.

“Dấu giày” của quân NATO ở Ukraine và “vùng đệm” bảo vệ nước Nga

Thứ 2, 18/03/2024 | 10:35
Phát biểu trước những người ủng hộ và phóng viên, ông Putin cho biết ông muốn Tổng thống Pháp Macron ngừng tìm cách làm trầm trọng thêm cuộc chiến ở Ukraine.

Đoàn xe quân sự Ukraine bị tấn công, xe bọc thép nổ tung, chìm trong lửa

Thứ 2, 18/03/2024 | 14:45
Theo hướng Zaporozhye, quân đội Nga đã tiến hành cuộc tấn công nhằm vào một đoàn xe quân sự Ukraine.

Hàn Quốc dự báo thiếu 900.000 lao động trong 8 năm tới

Thứ 3, 19/03/2024 | 07:00
Phân tích từ Dịch vụ Thông tin Việc làm Hàn Quốc cho thấy thị trường lao động nước này sẽ thiếu hụt nhân lực lên tới gần 900.000 người trong 8 năm tới.

Hé lộ ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Nga Putin trong nhiệm kỳ 5

Thứ 3, 19/03/2024 | 12:01
Tổng thống Putin dự kiến sẽ nhậm chức và bắt đầu nhiệm kỳ thứ 5 của mình vào tháng 5. Khi đó, nhà lãnh đạo Nga sẽ có bài phát biểu đề ra tầm nhìn cho 6 năm tới.