Bí mật về Từ Cung Hoàng Thái hậu qua lời kể cung nữ

Bí mật về Từ Cung Hoàng Thái hậu qua lời kể cung nữ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
0
Bà Lê Thị Dinh (91 tuổi, Huế), người cung nữ triều Nguyễn kể lại quãng thời gian làm cung nữ cho Từ Cung Hoàng Thái hậu (mẹ của vua Bảo Đại) và những ký ức một thời về cuộc sống gác tía son vàng.

Cả đời làm cung nữ

Bà Lê Thị Dinh cho biết, thân mẫu của bà là em chú bác với vua Khải Định. Lúc 9 tuổi, khi đang là học sinh trường Đồng Khánh (nay là trường Hai Bà Trưng) thì bà được lệnh vào cung để làm cung nữ. Theo lời kể của mệ Dinh, sau 3 năm được sự kì công huấn luyện, đào tạo của các cung nữ lớn tuổi và thái giám trong hậu cung, bà được đưa về cung Diên Thọ để hầu hạ Từ Cung Hoàng Thái hậu.

Trong kí ức của bà, Thái hậu là một người nhân từ, đức độ nhưng cũng rất nghiêm khắc, thưởng phạt rất phân minh. Ban đầu chúng tôi đều rất sợ hãi, phần vì chưa quen, phần vì áp lực công việc nhưng một thời gian sau dần quen và hiểu người hơn nên công việc không mấy khó khăn. "Tôi được giao làm rất nhiều công việc, nhưng do được huấn luyện từ trước nên công việc chính là trang điểm và làm đẹp cho Thái hậu, đó là vinh dự cho tôi bởi chỉ những người mà Thái hậu tin tưởng và yêu mến mới được làm, bà cho biết. Riêng ở cung Diên Thọ, hầu hạ Thái hậu hết thảy có 8 người cung nữ và được chia thành 2 ca trực vào ban đêm khi Thái hậu ngủ", mệ Dinh kể.

Cuộc sống của bà và một số cung nữ khác theo thời gian cứ thế chậm trôi qua trong chốn cung cấm. Vì là người nhanh nhẹn và làm được nhiều việc, nên bà Dinh được Thái hậu xem là người hầu thân cận và tin tưởng nhất của mình. Trong khi nhiều cung nữ khác có nguyện vọng xin về quê để lập gia đình và được Thái hậu đồng ý thì bà vẫn một lòng hy sinh tuổi thanh xuân của mình để hầu hạ cho Thái hậu. Năm 1945, khi vua Bảo Đại thoái vị và trao ấn kiếm lại cho Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chế độ phong kiến Việt Nam chấm dứt, bà Từ Cung rời khỏi cung Diên Thọ để ra bên ngoài sinh sống.

Xã hội - Bí mật về Từ Cung Hoàng Thái hậu qua lời kể cung nữ

Mệ Lê Thị Dinh.

Trong khi nhiều cung nữ khác rời xa Thái hậu để lập gia đình thì bà Lê Thị Dinh với tấm lòng trung trinh, son sắt vẫn đi theo để chăm sóc cho đức bà. Chính mệ Dinh là người chứng kiến Thái hậu trút hơi thở cuối cùng vào năm 1981. Sau khi lo xong hậu sự cho Thái hậu, bà trở về sống êm đềm bên cháu. Thời gian trôi qua trên tóc bà in hằn những điểm nhấn kỷ niệm, huy hoàng có, buồn đau có và trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, thi thoảng bà kéo vạt áo lên để lau nước mắt.

Ký ức không phai

Mệ Dinh cho biết, n

gày ấy mọi lễ nghi phép tắc trong cung đều rất nghiêm ngặt, từ đi đứng, sinh hoạt cho đến công việc thường nhật đều nhất nhất tuân thủ những quy tắc hoàng gia, nếu ai làm sai, sẽ bị phạt nặng.

Có rất ít tài liệu về cung nữ triều Nguyễn

Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, cung nữ trong cung cấm có hai loại danh phận nhưng đều là những người hầu hạ vua và gia đình nhà vua. Thứ nhất, đó là những người con gái còn trinh, được vua tuyển vào để có quan hệ hôn nhân với vua. Thứ hai là được tuyển vào để hầu hạ cho gia đình vua, được gọi là cung nữ hay thị nữ, phục vụ việc thường ngày. Do họ là những người không có địa vị trong xã hội phong kiến ngày xưa nên rất ít tài liệu ghi chép về những cung nữ này.

Trang phục chính của thời đó là áo dài năm thân chít eo, vạt dài dưới đầu gối, bốn vạt bằng nhau, bên trong có một vạt dài. Khi có lễ, hoặc tiếp khách thì đức Từ Cung sẽ vận thêm áo choàng được thêu kim tuyến, đội mão. Còn thường ngày, Thái hậu mặc áo dài năm thân và búi tóc gọn sau đầu.

Đối với cung nữ, cũng mặc áo dài năm thân, áo được cấp hoặc tự cung nữ đặt may. Vải may áo có thể là xuất phát từ bất cứ đâu trên khắp nơi trên cả nước, nhưng loại vải lụa được ưa chuộng hơn cả vẫn là lụa Hà Đông. Áo dài của cung nữ là áo dài trơn, được in họa tiết, đủ các màu sắc nhưng tuyệt nhiên không có màu vàng vì đây là màu đại diện cho người của hoàng thất và chỉ ngư

ời trong hoàng thất mới được phép được dùng.

Thường ngày Thái hậu dậy từ rất sớm, sau khi rửa mặt, thưởng trà, ăn hàng mai xong, khoảng 8h, Thái hậu ngồi vào bàn để trang điểm. Công việc trang điểm cho Thái hậu cũng lắm công phu và đòi hỏi sự đầu tư kĩ lưỡng. Đầu tiên, bà Lê Thị Dinh phải dùng phấn nụ đánh đều khắp mặt Thái hậu hai lần, sau đó dùng viết chì sáp kẻ chân mày một cách tỷ mỷ, thoa son môi cho bóng láng. Thái hậu là người rất kỹ lưỡng nên khi trang điểm cũng phải rất cẩn thận, không được làm lem son phấn, hay kẻ chân mày không quá đậm hoặc quá nhạt. Những dụng cụ như phấn, son và viết chì được mua từ Hà Nội hoặc được nhập ở Trung Quốc hay từ Pháp...

Sau khi trang điểm hoàn tất khuôn mặt, bà Dinh sẽ xõa tóc của Thái hậu ra chải thật thẳng búi sau đầu và cố định tóc bằng cây trâm cài bằng vàng. Khi búi tóc tuyệt đối không được để tóc con nhô ra bên ngoài, búi tóc không được cao hoặc thấp quá, không được lệch trái hay lệch phải.

Khoảng vài ngày, bà cùng một người cung nữ khác nấu bồ kết với lá dứa để gội đầu cho Thái hậu. Một người chải tóc, gội, một người múc từng gáo nước dội đều lên tóc. Sau khi gội xong nước có bồ kết, xả lại thật sạch bằng nước và dùng khăn lông để lau khô. Dăm ba tuần, mệ dùng kéo cắt móng tay, sau khi cắt xong dùng lá dây diều trên núi để chùi cho thật láng...

Trung Nguyên

Đọc báo trên mạng di động của Viettel. Những bí ẩn y khoa chưa có lời giải mà bất kỳ ai cũng cần quan tâm, soạn: DK YK gửi 9222, những khoảnh khắc thay đổi số phận con người, soạn DK KK gửi 9222.